Kỹ thuật trồng cà tím trong nhà kính đạt hiểu quả

icon-caledar.svg Kỹ thuật trồng cà tím trong nhà kính đạt hiểu quả

icon-man-user.svg Được đăng bởi thuong

Cây cà tím là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao và loại cây này còn cho thu hoạch trong thời gian dài. Tuy nhiên, vì thời gian kéo dài nên dễ bị nấm bệnh xâm nhập ảnh hưởng đến năng suất. Do đó, cần phải nắm vững những kỹ thuật trồng cà tím nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Vậy hãy cùng Apon tìm hiểu qua bài viết sau.

Kỹ thuật trồng cà tím trong nhà kính

1. Thời vụ trồng cà tím

Kỹ thuật trồng cà tím trong nhà kính

Cây cà tím có thể được trồng được quanh năm, tuy nhiên, có hai mùa vụ thích hợp nhất để trồng nên vào thời vụ Hè – Thu khoảng tháng 4 – tháng 7 và thời vụ Đông – Xuân khoảng tháng 9 – tháng 3 năm sau. Lưu ý, đối với các tỉnh Nam Bộ thì bà con không nên trồng cà tím vào tháng 5 và tháng 6, còn đối với các tỉnh phía Bắc thì không nên tiến hành trồng cà tím vào tháng 12 và tháng 1. Bởi cây cà tím rất dễ bị sâu đục quả gây hại vào thời điểm cây cho thu hoạch, ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất.  Nhưng nếu trồng cà tím trong màng nhà kính, các yếu tố về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, côn trùng sẽ được kiểm soát dễ dàng hơn.

2. Chuẩn bị đất

Đối với cây cà tím, chúng có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng nền đất trồng cà tím đó cần phải có khả năng thoát nước tốt, đảm bảo cà tím không bị ngập úng khi tưới tiêu. Ngoài ra, đất trồng cà tím cần phải được cày xới thật kỹ, loại bỏ tàn dư trồng của vụ trước và nhặt sạch cỏ dại. Nếu có thời gian, bà con nên tiến hành đảo đất và phơi ải khoảng 20 – 30 ngày để đất được khử trùng và thông thoáng. Việc làm này còn giúp hạn chế sự tấn công của sâu bệnh cư trú trong đất trồng cà tím và giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh. Bà con có thể sử dụng vôi và tro để xử lý đất trước 20 ngày rồi mới canh tác.

3. Lựa chọn giống cà tím

Lựa chọn giống cà tím

Hiện nay trên thị trường có 3 loại giống cà tím phổ biến là: cà tím dáng dài có thân nhỏ, phần đầu quả thuôn nhỏ về phía dưới; cà tím tròn có thân hình như một cái nắm tay; cà tím dạng củ có độ dài vừa phải, phần đầu thuôn nhỏ còn phần đuôi thì phình to tròn. Vì vậy, bạn nên chọn giống để trồng cà tím phù hợp với điều kiện môi trường, mục đích và nhu cầu sử dụng để tiến hành canh tác.

4. Cách trồng cà tím trong nhà kính

Cách trồng cà tím trong nhà kính

Trước khi bắt đầu gieo ươm cây cà tím, bà con cần phải chọn được giống cà tím thích hợp rồi tiến hành xử lý hạt giống trước khi gieo ươm bằng thuốc trừ bệnh. Trước tiên, bạn nên ngâm hạt giống từ 24 – 30 giờ, vớt ra và tiếp tục ngâm với nước ấm khoảng 500C trong một giờ theo tỉ lệ 2 sôi + 3 lạnh nhằm kích thích cho hạt nảy mầm nhanh và diệt nấm bệnh. Hoặc bạn có thể ủ trong vải ẩm bằng các loại thuốc như Zineb, Rovral, Aliette,… cho nhanh nứt rồi đem đi ươm trong túi bầu hoặc trên liếp. Lúc này bạn cần sử dụng lưới che nắng để hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình lên mọc cây của hạt giống.  Lưu ý, bạn nên gieo đều và thưa và cần phải tưới giữ ẩm cho đất ít nhất 4 – 5 lần và tỉa bỏ bớt những cây mọc yếu hoặc chỗ quá dày. Khi cây con bắt đầu có khoảng 4 – 5 lá thật, thân mập và khỏe mạnh thì bạn có thể đem đi trồng trong nhà kính. Khi tiến hành trồng bạn cần đào hố sâu khoảng 12 – 15cm, sau đó đặt cây con vào hố rồi phủ đất lên và nén chặt đất để cố định cây cà tím. Ngoài ra, bạn cần chú ý đến khoảng cách, cụ thể mỗi hàng cách nhau khoảng 60cm và mỗi cây cách nhau khoảng 30cm.

Cách chăm sóc cà tím

Cách chăm sóc cà tím

1. Bón phân

Sau khi trồng cây cà tím con được khoảng 1 tuần thì bạn nên sử dụng dung dịch trùn quế pha loãng để tưới cho cây nhằm giúp cây phát triển nhanh và khoẻ. Sau đó, bạn cần bổ sung định kỳ chất dinh dưỡng cho cây khoảng 10 – 15 ngày/ lần bằng các loại phân hữu cơ như phân trùn quế, phân đạm cá, phân bò hoai mục,… Đến giai đoạn cây cà tím bắt đầu trổ bông và đậu quả thì cây cà tím cần nguồn dinh dưỡng nhiều hơn, vì vậy bạn cần sử dụng thêm dung dịch chuối để bổ sung cho cà tím. Điều này sẽ giúp cung cấp thêm kali cho cây đậu quả và năng suất cũng sẽ cao hơn.

2. Tưới nước

Bên cạnh bước bón phân bạn cũng cần chú ý đến việc tưới tiêu thường xuyên mỗi ngày cho cây. Ngoài ra, bà con có thể sử dụng rơm rạ, gỗ vụn,… để tạo thành một lớp che phủ và giữ ẩm cho cây cà tím. Lưu ý, không nên để đất bị ngập úng sẽ làm thối rễ cây cà tím và chết dần. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo cây được chiếu sáng liên tục ít nhất 6 giờ/ ngày nhằm đảm bảo cho cây quang hợp.

3. Cắt tỉa

Cắt tỉa

Thường xuyên cắt tỉa và loại bỏ các lá ở phía dưới gốc, các cành lá bị héo vàng để tạo không gian thông thoáng cho cây và giúp cây hạn chế bị sâu bệnh trong giai đoạn trồng cà tím. Đồng thời, trong giai đoạn đậu quả, việc cắt tỉa bớt quả sẽ giúp cây tập trung nuôi trái đạt hiệu quả hơn nhiều lần so với để quả bình thường.

4. Phòng ngừa sâu bệnh hại

Phòng ngừa sâu bệnh hại

Tuy rằng cà tím được bảo vệ trong nhà kính nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan chúng vẫn bị sâu bệnh tấn công, nhất là các loài côn trùng chích hút, bệnh tuyến trùng rễ, bệnh phấn trắng và tuyến trùng rễ,… Với mục đích hướng tới mô hình trồng cà tím hữu cơ, cung cấp thực phẩm sạch thì bà con không nên dùng các loại thuốc hóa học, thay vì thế hãy sử dụng biện pháp phòng bệnh ngay từ đầu bằng cách dùng các loại chế phẩm sinh học phun định kỳ hoặc lưới chống côn trùng nhằm giúp phòng sâu bệnh, côn trùng tốt hơn và an toàn hơn..

Thu hoạch

Thông thường thì sau khi trồng khoảng 60 – 70 ngày thì bà con có thể thu hoạch đợt cà tím đầu tiên và cứ 3 – 4 ngày sẽ thu hoạch một lần. Thời gian thu hoạch quả cà tím sẽ tùy thuộc vào quá trình chăm sóc cây. Lưu ý không nên thu hoạch khi quả quá già bởi khi ăn sẽ không còn ngon. Ngoài ra, sau mỗi mùa vụ ba con nên bổ sung thêm phân bón hữu cơ và đất trồng để cây có đủ dinh dưỡng phát triển và cho ra quả ở đợt tiếp theo.

Những lưu ý thường gặp phải khi trồng cà tím

Những lưu ý thường gặp phải khi trồng cà tím

  • Mặc dù cà tím có thể trồng quanh năm, tuy nhiên bà con nên hạn chế trồng vào mùa lạnh. Nếu trồng vào mùa đông thì để cây sinh trưởng và phát triển bình thường, bạn nên chuẩn bị sẵn đèn sưởi và duy trì nhiệt độ phù hợp với điều kiện sống của cây cà tím.
  • Nếu bạn không có đủ thời gian để gieo ươm hạt và muốn đẩy nhanh các giai đoạn trồng thì bạn có thể mua cây con ươm sẵn tại các cửa hàng, đơn vị bán vật tư nông sản. Lưu ý, bạn phải lựa chọn những cây con khỏe mạnh, cứng cáp, không nhiễm bệnh để thuận tiện cho quá trình chăm sóc.
  • Dấu hiệu để nhận biết cà tím đã có thể thu hoạch là lớp vỏ căng đều và vỏ bắt đầu chuyển sang tím nhạt. Đừng để quả quá già vì sẽ làm cho cây bị “tốn sức” và giảm độ ngon.
  • Không nên trồng nhiều mùa vụ cà tím liên tục trên một nền đất. Và không trồng trên đất đã trồng các cây như thuốc lá, cà chua, ớt,…. bởi chúng rất dễ nhiễm cùng một bệnh. Vì vậy, bà con luân canh với những cây khác họ như tỏi hoặc các loại cây ngắn ngày,…

Xem thêm: Kinh nghiệm trồng cải kale trong nhà kính

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật trồng cà tím, hy vọng với những chia sẻ này của chúng tôi bạn có thể thực hiện thành công mùa vụ cà tím đạt năng suất cao.

TAGS: APONhsiachenvnluoidailoanluoichongcontrungmangnhakinhluoichenangbatphudatchongcoluoichancontrungmangpenhakinhmangphunhakinhluoichelanbattrainennhakinhbatdiachongco

Bài viết nổi bật

Cách làm nhà lưới nông nghiệp trồng rau sạch 10 June, 2022

Làm nhà lưới trồng rau đang là xu thế của bà con nông dân từ nông thôn đến thành thị hiện nay. Xây dựng nhà lưới nông nghiệp đơn giản, không tốn quá nhiều chi phí so với những mô hình trồng rau khác. Mô hình nhà lưới trồng rau giúp nông dân đảm bảo […]

Liên kết mạng xã hội:

error: Content is protected !!