Kinh nghiệm trồng cải kale trong nhà kính và cách chăm sóc hiệu quả

icon-caledar.svg Kinh nghiệm trồng cải kale trong nhà kính và cách chăm sóc hiệu quả

icon-man-user.svg Được đăng bởi thuong

Cải kale là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng nên ngày càng được nhiều người tin dùng. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường cải kale được phân phối và bán rất ít. Chính vì vậy, đây là cơ hội cho nhà nông gia tăng nguồn thu nhập và trở thành nhà cung cấp độc quyền. Vậy hãy cùng Apon tìm hiểu bí quyết trồng cải kale trong nhà kính  và cách chăm sóc đạt hiệu quả nhất nhé!

Cải kale là gì?

Cải kale là gì?

Cải kale hay còn gọi là cải xoăn, là loại rau thân thảo, thuộc họ nhà cải bắp và có thể cao đến 1,5m. Lá của loại rau này xoăn và nhăn nheo, lá có màu xanh hoặc tím và cuống lá dài, có vị ngọt hơi hăng. Cải kale phát triển ở những nơi mát mẻ, đặc biệt là vào mùa thu. Vậy nên thời vụ trồng cải kale tốt nhất là từ tháng 7 – tháng 3 năm sau. Điều kiện để trồng cải kale phải thoáng mát, ánh sáng mặt trời đầy đủ, thời gian chiếu sáng ít nhất 6 giờ/ngày. Đặc biệt, để cây cải kale cải mới sinh trưởng phát triển tốt nhiệt độ thích hợp trồng phải dưới 300C.

Tại sao nên trồng cải kale trong nhà kính?

Tại sao nên trồng cải kale trong nhà kính

Cải kale được gọi là siêu thực phẩm bởi chứa nhiều loại vitamin tốt hỗ trợ cho tim mạch, giảm cân, thải độc,… Vậy nên loài cải này có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, dùng để chế biến thành các món ăn và còn có thể làm sinh tố, smoothie. Đồng thời, giá bán cũng khá cao hơn các loại rau thông thường và là cơ hội để nhà nông làm mới vườn rau và tạo ra nguồn doanh thu lớn. 

Loại rau này được đánh giá khá phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của Đà Lạt và giá cả . Hơn thế nữa, loại rau này trồng dài ngày, cho sản phẩm quanh năm và năng suất lá tăng dần theo mật độ tuổi của cây rau.

Bên cạnh đó, sâu ăn lá, rệp, bọ, ốc sên,… rất thích ăn loại rau này bởi mùi của nó rất thơm. Vì vậy, để ngăn chặn các loài côn trùng phá hoại rau trong suốt quá trình phát triển thì trồng cải kale trong hệ thống màng nhà kính sẽ đảm bảo rau sinh trưởng một cách hiệu quả nhất.

Chuẩn bị vật liệu trồng cải kale trong nhà kính

1. Dụng cụ trồng

Chuẩn bị vật liệu trồng cải kale trong nhà kính

Bạn có thể trồng cải kale trong chậu nhựa vuông, thùng xốp, chậu nhựa tròn,… hoặc trồng trực tiếp trên đất. Lưu ý khi trồng cải kale trong chậu trồng, các chậu trồng phải có lỗ thoát nước để cây không bị úng dẫn đến thối rễ và chết. Ngoài ra, vào mùa khí hậu mát mẻ bạn nên chọn nơi trồng có nguồn ánh nắng mặt trời đầy đủ hoặc mùa nắng nóng thì nên chọn khu vực có phần bóng râm hoặc dùng lưới che nắng dệt thoi để giảm bớt cường độ chiếu sáng..

2. Đất trồng

Đất trồng

Cải kale rất thích hợp trồng trong đất có độ pH từ 5,5 – 6,8 và đất trồng phải là đất tơi xốp có lượng chất hữu cơ vừa phải. Nếu bạn trồng cải kale trên nền đất sét hoặc đất cát sẽ làm giảm hương vị và năng suất của rau. 

Trước khi bắt đầu trồng cây cải kale trong nhà kính bạn nên xử lý đất trồng bằng cách bón lót vôi để tiêu diệt các mầm bệnh còn tồn đọng trong môi trường đất. Bạn có thể mua đất sạch đã qua xử lý ở các cửa hàng vật tư về trộn với phân hữu cơ vi sinh, phân trùn quế,… để làm giá thể trồng cải kale. Hoặc nếu không mua được đất sạch bạn có thể trộn phân bón với đất và sử dụng phân hữu cơ, phân cá, bã trà,…

3. Hạt giống

Hạt giống

Việc chuẩn bị hạt giống sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm và chất lượng của cây cải kale. Do đó, bạn nên chọn mua hạt giống ở những cửa hàng hoặc trang web uy tín để đảm bảo có nguồn giống tốt và ít sâu bệnh. Những loại hạt giống kém chất lượng, khó nảy mầm trên thị trường rất nhiều, vì vậy bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi mua về trồng.

Cách trồng cây cải Kale trong nhà kính

1. Xử lý hạt giống để trồng cải kale

Cách trồng cây cải Kale trong nhà kính

Trước khi gieo hạt trồng hạt giống cải kale bạn cần ngâm hạt giống trong nước ấm theo tỉ lệ 3 lạnh : 2 sôi trong khoảng 3 – 5 tiếng. Sau đó vớt hạt ra để cho ráo nước và bắt đầu ủ trong khăn ẩm. Tiếp theo, bạn gieo hạt cải kale đã ủ vào đất sâu khoảng 1,5cm, mỗi hàng cách nhau khoảng 15cm và phủ một lớp đất nhẹ lên trên rồi tưới ẩm đất. Sau khi gieo hạt, bạn cần tưới nước thường xuyên nhưng không được để đọng nước ở bề mặt đất. Cùng với điều kiện và nhiệt độ thì sau 5 – 7 ngày hạt cải kale sẽ bắt đầu nảy mầm. Khi cây bắt đầu nảy mầm, bạn nên tỉa bớt các cây nhỏ để tạo không gian cho những cây lớn phát triển khoẻ mạnh. Khi cây con cao khoảng 8cm và có 3 lá thì đã có thể tiến hành đưa cây cải kale vào các chậu đã được chuẩn bị trước đó. Lưu ý, bạn nên trồng cây ra vườn nhà kính vào buổi chiều tối để tránh nắng nóng buổi sáng.

2. Cách gieo trồng cải kale

Cách gieo trồng cải kale

Bạn đào một lỗ rồi đặt cây cải kale vào và lấp đất lại, khi đất chạm đến cuống lá đầu tiên của cây thì nên vỗ nhẹ để đất ôm chặt vào cây. Sau đó ấn tay nhẹ để giữ chặt và giúp cây đứng vững rồi tưới nước. Lưu ý cải kale nên được trồng sâu hơn so với gốc cây gieo lúc ban đầu, bởi khi phát triển cây rất to, nên khoảng cách trồng thích hợp là mỗi hàng cách nhau khoảng 45 – 60cm và cây cách cây khoảng 25cm.

Cách chăm sóc khi trồng cải kale trong nhà kính

Cải kale rất dễ chăm sóc bởi đây là một trong các loại rau kháng bệnh tốt và khỏe nhất trong tất cả các loại rau. Sau khi trồng xong bạn nên chú ý các bước chăm sóc sau:

1. Tưới nước

Tưới nước

Bạn nên thường xuyên tưới nước xung quanh gốc khi bắt đầu trồng cải kale để cây luôn ẩm và không tưới lên lá tránh tạo điều kiện nấm bệnh phát triển gây hại. Lưu ý khi tưới không nên tưới quá nhiều sẽ gây úng cây lâu dần làm chết rau. Đặc biệt, có một cách tốt nhất để giữ ẩm cho cây cải kale đó là phủ một lớp rơm rạ băm nhỏ hoặc trấu để giữ ẩm và giữ cho đất mát cũng như giảm bớt cỏ dại nhằm tạo điều kiện cho cải xoăn kale phát triển.

2. Bón phân

Bón phân cho cải kale nên được thực hiện đều đặn cứ mỗi 6 – 8 tuần/ lần. Phân bón sẽ giúp việc trồng cải kale phát triển tốt hơn, vậy nên loại rau này rất hợp với phân gà hoai mục. Bởi đây là nguồn nitơ tuyệt vời để rau sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu không có phân gà có thể thay thế bằng những loại phân hoai mục khác. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng vỏ rau củ đem đi ủ và dùng làm phân bón cho cây cải kale cũng rất tốt.

3. Phòng trừ sâu bệnh cho cải kale

Phòng trừ sâu bệnh cho cải kale

Đối với bất kỳ loại cây trồng nào thì cũng không tránh khỏi việc sâu bệnh, côn trùng phá hoại. Và cải kale cũng không ngoại lệ, trong suốt  quá trình trồng cải kale có thể gặp một số loại sâu bệnh phá hoại như thối gốc do nấm, rệp, sâu ăn lá,… Vậy nên để tránh chúng tấn công, bạn có thể chú ý tưới nước, kiểm soát và thu dọn cỏ dại, dùng thuốc bảo vệ thực vật, thiên địch của các loại gây hại, lưới chống côn trùng,…

Thu hoạch rau cải kale

Thu hoạch rau cải kale

Cải kale sau 70 – 95 ngày gieo trồng là bạn có thể thu hoạch lá được, lúc này cây cao ít nhất khoảng hơn 20cm, lá có kích thước bằng bàn tay. Khi thu hoạch bạn nên chọn lấy những lá dưới cùng của cây cải kale trước và đảm bảo còn ít nhất 8 lá trên cây để có lá cung cấp năng lượng cho cây phát triển tiếp. Lưu ý, khi thu hoạch lá cải kale bạn nên dùng tay kéo lá thật mạnh theo chiều kéo từ trên xuống dưới. Ngoài ra, khi bạn muốn thu hoạch toàn bộ cây hoặc cây phát triển chậm lại, hãy cắt thân chính gần sát đất để loại bỏ còn rễ cây có thể tự phân hủy trong đất. Lúc này bạn cho đất nghỉ ngơi và chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo.

Xem thêm: Hướng dẫn kỹ thuật trồng cà chua trong nhà kính đạt năng suất cao

Vừa rồi là cách trồng cải kale trong nhà kính và cách để chăm sóc đạt hiệu quả cao mà chúng tôi chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn có thể thực hiện thành công mùa vụ cải kale và đạt năng suất suất nhất.

TAGS: APONhsiachenvnluoidailoanluoichongcontrungmangnhakinhluoichenangbatphudatchongcoluoichancontrungmangpenhakinhmangphunhakinhluoichelanbattrainennhakinhbatdiachongco

Bài viết nổi bật

Cách làm nhà lưới nông nghiệp trồng rau sạch 10 June, 2022

Làm nhà lưới trồng rau đang là xu thế của bà con nông dân từ nông thôn đến thành thị hiện nay. Xây dựng nhà lưới nông nghiệp đơn giản, không tốn quá nhiều chi phí so với những mô hình trồng rau khác. Mô hình nhà lưới trồng rau giúp nông dân đảm bảo […]

Liên kết mạng xã hội:

error: Content is protected !!