Kỹ thuật nuôi trồng rong nho biển và những điều cần lưu ý

icon-caledar.svg Kỹ thuật nuôi trồng rong nho biển và những điều cần lưu ý

icon-man-user.svg Được đăng bởi thuong

Rong nho là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đồng thời tiềm năng phát triển của loại thực phẩm này rất lớn. Vì vậy mô hình nuôi trồng rong nho rất được đón nhận và áp dụng rộng rãi bởi cách nuôi trồng khá đơn giản. Vậy nên để có được sản lượng rong nho biển đạt tiêu chuẩn bà con hãy cùng Apon tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thời điểm nuôi trồng rong nho biển

Thông thường, bạn có thể trồng rong nho biển quanh năm nhưng thời điểm thích hợp để trồng là vào tháng khô. Thời điểm này là lúc mà rong nho biển cho năng suất cao hơn những mùa có mưa. Vì vậy, bạn có thể nuôi trồng rong nho biển trong khoảng từ tháng 6 – tháng 10 vì đây là thời điểm chúng phát triển nhanh, cho năng suất cao và đảm bảo chất lượng tốt.

Cách nuôi trồng rong nho biển

1. Chuẩn bị địa điểm và dụng cụ

Trước khi nuôi trồng rong nho biển, địa điểm mới cần được làm sạch, kè bờ để ngăn nước bẩn và rắc vôi khử chua. Đặc biệt để việc nuôi trồng diễn ra thuận lợi bạn nên tiến hành ngâm nước nhiều lần rồi mới bắt đầu trồng. Ngoài ra, bạn nên áp dụng phương pháp trồng kê sàn hoặc trồng vỉ lưới. Hoặc bạn nuôi trồng rong nho biển trên các khay nhựa, bên trên phải phủ một lớp lưới nhựa lỗ lớn để rong bám vào không bị trôi đi, tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch.

2. Thả giống

Thả giống

Để tránh tình trạng bong gốc khi thả giống bạn nên tiến hành cấy rong nho biển xuống dưới đáy khay thật chặt nếu chưa đủ chặt thì bạn cần bồi thêm gốc. Sau đó ngâm ngập khay dưới nước ít nhất sâu khoảng 1m, bên trên nên che phủ lưới che nắng dệt thoi để rong nho biển phát triển một cách tối ưu nhất.

3. Cách chăm sóc rong nho biển

Kỹ thuật chăm sóc rong nho biển khá đơn giản, chỉ cần bạn chú ý đến những việc sau:

  • Làm sạch và loại bỏ các vi sinh vật lạ và mảng bám xuất hiện trong chùm rong
  • Loại bỏ các chùm rong nho biển bị bệnh, xấu hoặc không có khả năng phát triển
  •  Để cung cấp oxy và rong nho biển không bị tù đọng thì bạn nên tạo dòng nước chảy nhỏ
  • Đặc biệt, trong quá trình chăm sóc nên thay nước khoảng 2 – 3 ngày/ lần và thường xuyên kiểm tra độ mặn và độ pH để có biển pháp xử lý kịp thời.

4. Thu hoạch rong nho

Sau khoảng 20 – 30 ngày nuôi trồng rong nho biển là có thể thu hoạch được. Nếu bạn nuôi trồng theo phương pháp kê sàn thì công đoạn thu hoạch khá nhàn. Việc bạn cần làm là đem khay ra khu vực nước sạch và nhẹ nhàng hái những chùm rong nho đạt tiêu chuẩn sau đó lại đem khay về vị trí cũ. Lưu ý rong nho khi hái xong, bạn phải đảm bảo chúng luôn được ngâm trong nước biển để đảm bảo không bị teo lại.

5. Xử lý thành phẩm

Xử lý thành phẩm

Sau khi rong nho được thu hoạch xong thì cần phải xử lý nhẹ nhàng để giữ nguyên được dưỡng chất và hương vị của rong nho. Cụ thể:

  • Để giữ độ tươi của rong nho sau khi thu hoạch, chúng ta cần ngâm và sục khí trong khoảng 1 ngày
  • Lưu ý phải rửa sạch trong nước biển và những phần rong nho nào bị dập, héo thì cần phải loại bỏ ngay nhằm tránh ảnh hưởng đến phần còn lại.
  • Sau đó khi đã xử lý kỹ càng rong nho biển, bạn quay ly tâm cho ráo và đóng vào hộp hoặc túi phù hợp.

Những điều cần lưu ý khi nuôi trồng rong biển 

1. Lựa chọn vị trí nuôi trồng rong nho biển

Lựa chọn vị trí nuôi trồng rong nho biển

Khi nuôi trồng rong nho biển việc quan trọng nhất là chọn vị trí nuôi trồng. Bạn nên chọn những nơi cách xa nguồn nước bẩn, không được chọn vị trí gần các cửa suối, cửa sông tránh cho nước ngọt làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của rong nho. Vì vậy hãy chọn những vị trí biển có chất đáy là cát bùn bởi đất cát bùn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho rong nho phát triển. Khi chọn vị trí nuôi trồng bạn cần chú ý hãy chọn vị trí có nhiệt độ nước luôn ổn định, độ mặn khoảng 30 – 33% và độ pH trong nước khoảng 7,9 – 8,5.

2. Đào ao, đìa và chuẩn bị dụng cụ nuôi trồng rong nho biển

Nếu là những ao, đìa mới trồng rong nho cần phải cải tạo cho thật kỹ. Đầu tiên bà con nên dẫn nước vào ao, đìa ngâm khoảng 2 – 3 ngày để rửa trôi các tạp chất còn tồn động. Sau đó xả hết nước và dẫn nước vào ngâm tiếp tục rồi cứ lặp đi lặp lại công đoạn này khoảng 3 – 4 lần. Tiếp theo bà con rải vôi sống từ đáy đến bờ của ao, đìa để khử phèn và khử chua, khối lượng vôi cần rải sẽ tùy thuộc vào độ pH và diện tích của ao, đìa. Sau khi rửa trôi ao, đìa bà con cần tiến hành kiểm tra lại độ pH và phơi đáy ao khoảng 7 – 10 ngày rồi mới tiến hành dẫn nước vào. Sau khi chuẩn giống rong nho thì lúc này bạn có thể thả giống và đảm bảo cho nước trong ao, đìa nuôi trồng rong nho có độ sâu khoảng 1m – 1,2m.

Còn đối với những ao, đìa cũ đã trồng rong nho biển trước đó thì sau khi thu hoạch xong bà con nên tiến hành xả tháo kiệt nước nhất có thể rồi vệ sinh đáy, thu dọn rác, bắt những sinh vật có trong ao, đìa ra nếu có và nạo vét lớp bùn đáy. Sau đó, chuẩn bị các khung lưới nhựa để cho rong nho biển bám vào đó. Khi cấy rong nho vào khung xong, chúng sẽ được chuyển xuống ao, đìa và được xếp thành hàng, mỗi hàng cách nhau khoảng 0,5m – 1m.

3. Lựa chọn giống rong nho thích hợp

Lựa chọn giống rong nho thích hợp

Khi chọn giống rong nho biển để nuôi trồng thì bạn cần chú ý đến màu sắc của chúng. Bà con nên chọn loại rong nho có màu xanh sáng bóng, mềm và mọng nước, nhánh rong dài ít nhất khoảng 5 – 6cm, quả trên nhánh thì mọc dày và đều. Bước chọn giống cần phải được thực hiện kỹ bởi nó sẽ ảnh hưởng đến đến chất lượng và năng suất của rong nho.

4. Chăm sóc rong nho biển

Việc thường xuyên theo dõi và kiểm tra định kỳ tình trạng ao, đìa như: độ mặn, độ pH, nhiệt độ trong nước và vệ sinh, dọn rác là điều hết sức cần thiết tránh cho rong nho biển phát triển kém. Ngoài ra, bà con nên tiến hành đóng cọc trong khu vực nuôi trồng và sử dụng lưới che nắng để giảm bớt ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp và luôn giữ ổn định nhiệt độ của nước. Hơn nữa, bà con cần phải thay nước định kỳ khoảng 2 – 3 ngày/lần và nếu thấy rong nho biển không phát triển thì cần phải cung cấp thêm nguồn dinh dưỡng cho chúng.

5. Phòng ngừa các mối gây hại cho rong nho biển

Rong nho biển cũng như các loại cây trồng khác, vẫn có thể bị gây hại bởi các đối tượng như:

  • Các loại thủy sản thích ăn rong nho biển như: cá dìa, cá đối, cá mặt thỏ,…nên cần dùng lưới mùng để chặn ở cổng cấp nước nhằm ngăn chúng bơi vào ao, đìa. Bởi loại lưới này  dễ cầm, cầm nhẹ tay và có mức giá phải chăng. Còn nếu thấy chúng xuất hiện trên mặt trong ao, đìa thì bạn có thể vớt chúng ra.
  • Một số loài động vật thuỷ sinh có thể theo nguồn nước trôi vào ao, đìa nuôi trồng rong nho và sống bám ký sinh trên thân cây như hải quỳ,…. Vì vậy, bạn phải thường xuyên kiểm tra tình trạng của rong nho và phải ngắt bỏ đoạn bị chúng bám lên.
  • Ngoài ra, rong nho biển có thể sẽ trở thành giá thể để các loại rong khác bám lên, vì thế bà con nên kiểm tra thật kỹ và thay nước thường xuyên.

6. Tạo dòng hải lưu trong đìa nuôi trồng rong nho biển

Cách để tạo ra dòng hải lưu cho rong nho biển trong ao, đìa là sử dụng guồng đập để tạo sự di chuyển nhẹ cho nước. Ngoài ra, việc làm này còn giúp cung cấp nguồn oxy cho nước và không bị tù đọng để rong phát triển tốt.

7. Thu hoạch rong biển

Thu hoạch rong biển

Sau khoản thời gian nuôi trồng khoảng 1,5 – 2 tháng thì bà con đã có thể thu hoạch lứa rong nho biển đầu tiên. Lưu ý, bạn chỉ nên thu hoạch các nhánh rong dài trên 5cm và khi hái cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm cho rong nho bị dập. Ngoài ra, lúc thu hoạch xong bạn phải đảm bảo rong nho biển luôn nằm trong nước biển, bởi nếu để rong nho ngoài trời nắng sẽ làm cho rong nho dễ bị xẹp do mất nước.

8. Cải tạo đìa nuôi trồng rong nho sau thu hoạch

Sau khi thu hoạch rong biển xong, việc bà con cần làm là xả kiệt nước và vệ sinh ao, đìa. Lưu ý cần phải dọn sạch rác và bắt loại bỏ các loài động vật thủy sinh ra khỏi đìa. Ngoài ra, khi vệ sinh bà con cần đảm bảo các khung rong nho biển vẫn được tưới nước liên tục.

Xem thêm: Lợi ích khi sử dụng lưới che nắng cho tiêu

Trên đây là kỹ thuật và những lưu ý khi nuôi trồng rong nho biển có thể tham khảo và tích luỹ vào sổ tay canh tác của mình. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn sẽ thực hiện thành công mùa vụ rong nho biển.

TAGS: APONhsiachenvnluoidailoanluoichongcontrungmangnhakinhluoichenangbatphudatchongcoluoichancontrungmangpenhakinhmangphunhakinhluoichelanbattrainennhakinhbatdiachongco

Bài viết nổi bật

Cách làm nhà lưới nông nghiệp trồng rau sạch 10 June, 2022

Làm nhà lưới trồng rau đang là xu thế của bà con nông dân từ nông thôn đến thành thị hiện nay. Xây dựng nhà lưới nông nghiệp đơn giản, không tốn quá nhiều chi phí so với những mô hình trồng rau khác. Mô hình nhà lưới trồng rau giúp nông dân đảm bảo […]

Liên kết mạng xã hội:

error: Content is protected !!