Lợi ích khi sử dụng lưới che nắng cho tiêu

icon-caledar.svg Lợi ích khi sử dụng lưới che nắng cho tiêu

icon-man-user.svg Được đăng bởi thuong

Tiêu đang là mặt hàng chủ lực dùng để xuất khẩu sang các nước trên toàn thế giới. Quá trình chăm sóc tiêu từ khi còn là cây non đến khi ra hoa đơm trái là cả một quá trình đòi hỏi bà con phải có kỹ thuật và kinh nghiệm tốt. Đặc biệt, việc chú ý che nắng cho tiêu bằng hệ thống mái che hoặc lưới che nắng là điều quan trọng nhất. Hãy cùng Apon tìm hiểu những lợi ích đạt được khi sử dụng lưới che nắng cho tiêu.

Những đặc điểm cần chú ý khi chăm sóc cây tiêu

1. Điều chỉnh ánh sáng cho cây tiêu

Điều chỉnh ánh sáng cho cây tiêu

Khi cây tiêu mới được trồng, cây con còn khá yếu nên không thể chịu được ánh sáng mặt trời, vì thế cần tủ gốc như dùng giàn che để cây làm quen dần với nguồn ánh mặt trời. Khi cây trồng được 2 năm lúc này cây phát triển mạnh bạn có thể tháo giàn để cây quang hợp và đều đặn 2 tháng cắt tỉa một lần những cây che bóng để ánh sáng trong vườn cây tiêu được chiếu sáng hợp lý.

2. Tủ gốc

tủ gốc

Việc tủ gốc sẽ giúp cho tiêu bảo vệ được bộ rễ tơ ở trên tầng đất mặt, duy trì độ ẩm cho đất trong mùa nắng khô, hạn chế quá trình bốc hơi nước và cũng giúp tiết kiệm lượng nước tưới cho tiêu trong mùa khô hạn. Chúng ta có thể sử dụng các vật phẩm có trong gia đình để tủ gốc như rơm rạ, vỏ ngô, cỏ dại khô, đậu tương, đậu lạc hoặc phân xanh,… để tăng độ phì nhiêu, bổ sung hàm lượng chất hữu cơ trong đất và còn giúp kích thích sự phát triển của các vi sinh vật có lợi cho cây tiêu. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý đến vị trí tủ gốc phải cách gốc tiêu khoảng 20 – 30cm tránh tủ sát gốc gây ra ảnh hưởng không mong muốn cho cây tiêu.

3. Tưới nước và thoát nước

3.1. Kỹ thuật tưới nước cho cây tiêu

Kỹ thuật tưới nước cho cây tiêu

Mục đích của việc tưới nước cho cây là giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất là vào mùa khô hạn và giúp hoa nở tập trung hơn sau quá trình tiêu hình thành mầm hoa. Để tránh làm ảnh hưởng đến bộ rễ và chủ động hơn trong quá trình tưới nước bạn có thể sử dụng hệ thống tưới ngầm dưới vườn tiêu. 

Đối với cây tiêu mới trồng bạn nên tiến hành tưới nước trong suốt mùa khô từ 3 – 5 ngày tưới một lần cho đến khi có mưa rơi. Và trong mùa mưa nếu hơn 10 ngày không có mưa rơi thì bạn cũng cần phải tưới nước nhằm giữ ẩm cho đất để cây phát triển.Lưu ý trong giai đoạn cây tiêu phân hoá mầm cây sau thu hoạch chúng ta cần chú ý ngừng tưới khoảng 1 – 2 tháng.

3.2. Thoát nước

Ngay từ khi chọn đất trồng tiêu chúng ta đã phải chú ý chọn đất có khả năng thoát nước tốt để bộ rễ của cây tiêu không bị ngập, úng. Ở những vùng đất có địa hình bằng phẳng bạn cần tạo rãnh, mương tiêu nước để cây tiêu được phát triển tốt nhất. Ngoài ra, trong suốt quá trình trồng bạn cần vun gốc tiêu, không được để nước đọng trong gốc sẽ tạo điều kiện cho những loại nấm bệnh tấn công vào rễ và dây cây tiêu.

4. Bón phân

Bón phân

Trong suốt quá trình sinh trưởng, phát triển của cây tiêu phân bón đóng một vai trò giúp tăng độ phì nhiêu và cải tạo đất trồng. Bạn chỉ cần sử dụng một lượng phân hữu cơ phù hợp rải xung quanh gốc sau đó sử dụng rơm, cỏ,.. phủ lên để tạo điều kiện cho phân được phân hủy từ từ và cải tạo đất dần dần. Ngoài ra các nguyên tố vi lượng như Zn, Bo,… ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của tiêu và giảm được tỷ lệ rụng gié. Vì vậy bạn nên kết hợp cùng với phun phân bón lá khoảng 2 – 3 lần trong mùa mưa nhằm đảm bảo đủ dinh dưỡng cho vườn cây tiêu.. Bên cạnh đó, bạn cần phải loại bỏ cỏ dại xung quanh gốc tiêu bằng cách sạc cỏ hoặc dùng bạt phủ đất chống cỏ để chúng không có khả năng tranh giành nguồn dinh dưỡng với tiêu.

5. Một số triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây tiêu

Một số triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên cây tiêu

Để bạn có thể dễ dàng nhận biết tình trạng của cây tiêu đang thiếu chất dinh dưỡng gì, hãy chú ý những tình trạng của cây như:

5.1. Cây tiêu bị thiếu đạm

Khi tiêu bị thiếu đạm cành và chồi ít sinh trưởng, lá cây sẽ chuyển dần sang màu vàng hoặc xanh nhạt. Khi tình trạng thiếu đạm càng nặng tầng lá ở bên dưới sẽ có màu vàng đậm, còn ngọn lá sẽ bị khô và chết và rụng. Tuy nhiên, nếu tiêu dư đạm cây chỉ ra lá mà không ra hoa và kết quả, thân cây bị lốp không thể chống lại sâu bệnh, gió bão. Đồng thời, quả tiêu lâu chín không thể thu hoạch đồng loạt và còn giảm chất lượng của tiêu.

5.2. Cây tiêu bị thiếu lân

Nếu một khi cây đã thiếu lân, tiêu sẽ trở nên còi cọc, sinh trưởng ít, cành tiêu nhìn nặng nề hơn và rất khó để nhận biết nếu ở giai đoạn đầu. Khi cây tiêu thiếu lân ở mức trung bình, lá cây sẽ chuyển sang màu đồng hoặc xanh xám đục, bề mặt của lá dày hơn và xuất hiện các đốm cháy ở phần đầu lá. Bên cạnh đó, khi tình trạng thiếu lân trở nặng lá tiêu sẽ bị chết và rụng.

5.3. Cây tiêu bị thiếu kali

Kali là một trong những thành phần dinh dưỡng quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cây tiêu. Nếu tiêu bị thiếu kali đầu mép lá sẽ chuyển dần sang màu vàng, sau đó xuất hiện những đốm chết màu xám, lá giòn và các vết hoại lá thường có hình chữ V ở gần mép đầu lá.

5.4. Cây tiêu bị thiếu trung, vi lượng

Các nguyên tố trung, vi lượng như Ca, Mg, S, Zn, Mo, Bo,… sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của rễ, thân, lá và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của cây tiêu như: Cây thiếu Canxi (Ca) lá cây úa vàng ở một hoặc hai bên của phiến lá, nhất là phần giữa hoặc gần cuống lá là bị ảnh hưởng nhiều nhất; Tiêu thiếu Magie (Mg) lá rụng hàng loạt chỉ còn lại thân dây và một ít lá non làm cho cây không thể sinh triển và phát triển bình thường; Cây tiêu thiếu lưu huỳnh (S) lượng diệp lục trên lá giảm làm cho lá non chuyển sang màu trắng, ngăn cản quá trình tổng hợp protein ngăn cản sự hình thành hoa gây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng cây tiêu; Tiêu thiếu các nguyên tố vi lượng Kẽm (Zn),  Bore (Bo), Molipden (Mo) sẽ ảnh hưởng đến sự ra hoa và tạo quả của cây, ngăn cản gié quả đậu làm hạn chế năng suất của tiêu.

Tại sao nên sử dụng lưới che nắng cho tiêu

Tại sao nên sử dụng lưới che nắng cho tiêu

Tiêu là loại cây thân thảo có độ mềm dẻo, phiến lá hình tim và hoa tiêu mọc theo dạng hình gié, có chiều dài từ 7 – 12 cm tuỳ thuộc vào giống tiêu và cách chăm sóc. Ngoài ra, tiêu là một loại cây ưa bóng, thích hợp với nguồn ánh sáng nhẹ. Khi tiêu được đón nguồn ánh sáng hợp lý sẽ kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển tốt nhưng nếu trồng dưới nguồn ánh sáng quá mạnh sẽ ức chế quá trình tạo hoa kết quả và trầm trọng hơn có thể làm cây tiêu chết. Vì thế nên người nông dân thường trồng tiêu dưới tán của những cây gỗ lớn, có tán rộng hoặc sử dụng hệ thống mái che, lưới che nắng dệt thoi (sợi dẹt) hoặc lưới che nắng dệt kim để giảm bớt nhiệt độ nắng cho tiêu, sẽ là 1 loại lưới che nắng cho tiêu đạt chất lượng tốt.

Lưới che nắng cho tiêu cần có những đặc điểm gì?

Lưới che nắng cho tiêu cần có những đặc điểm gì?

Lưới che nắng cho tiêu là loại lưới có khả năng tạo bóng râm tốt cho sự phát triển của cây tiêu và có những đặc điểm sau:

  • Màu sắc: Hầu hết các loại lưới che nắng cho tiêu có đa dạng màu sắc và  phổ biến nhất là màu xanh, xanh đen và đen.
  • Giá thành: Tuỳ theo nguồn tài chính có sẵn của bà con mà chọn lưới che nắng cho tiêu phù hợp.
  • Độ bền: Dựa vào từng loại lưới của các nhà sản xuất mà có độ bền khác nhau, nên chọn lưới che nắng cho tiêu có độ bền từ 3 – 10 năm.
  • Độ che phủ: Từng loại lưới sẽ có độ che phủ khác nhau nhưng nhìn chung thì để chọn loại lưới che nắng cho tiêu thì nên có độ che phủ từ 50% đến 80%.
  • Chất liệu: Thông thường lưới che nắng cho tiêu được làm từ nhựa PE, HDPE nguyên chất. Nhưng do nhựa không bền dưới nắng nên sẽ có thêm phụ gia kháng UV để sản phẩm khi sử dụng bền chắc lâu hơn.
  • Tính chất: Lưới che nắng cho tiêu thường có hai loại: dệt thoi thì rất nhẹ , cản được phần nào gió, tránh cát, bụi, đem lại hiệu quả che nắng tốt, tiết kiệm chi phí, phù hợp với nơi gió vừa. Còn loại che nắng dệt kim thì nặng hơn nhiều, có thể chống chịu được gió rất tốt, phù hợp với những nơi có thời tiết khắc nghiệt hơn, tuy nhiên giá thành sẽ cao hơn loại dệt thoi. Cả hai loại lưới này đều đảm bảo được hiệu quả che nắng theo nhu cầu sử dụng. 

Lợi ích khi sử dụng lưới che nắng cho tiêu

Lợi ích khi sử dụng lưới che nắng cho tiêu

Việc dùng lưới che nắng cho tiêu mang lại những lợi ích tuyệt vời như:

  • Tiết kiệm chi phí: So với chi phí bỏ ra cho việc sử dụng mái che giảm nhiệt độ cho tiêu thì dùng lưới che nắng cho tiêu tiết kiệm hơn nhiều giá chỉ bằng ⅓. 
  • Cản gió, tránh cát, bụi: Lưới che nắng là một vật dụng cần thiết không chỉ ngăn chặn thiệt hại do các yếu tố môi trường gây ra ảnh hưởng mà còn đảm bảo cho mùa vụ hồ tiêu bội thu đạt chất lượng và năng suất cao.
  • Đảm bảo thoáng khí cho hoạt động sống của cây: do lưới che nắng có các lỗ nhỏ nên không khí có thể xuyên qua và thực hiện quá trình hô hấp, quang hợp dễ dàng.
  • Dễ dàng di chuyển: Vì lưới che nắng nhẹ nên có thể dễ dàng tháo gỡ, cuộn gọn lại để cất cho những mùa vụ sau sử dụng tiếp.

Với những thông tin được chia sẻ ở trên, hy vọng bạn có đủ những thông tin cần thiết cho việc lựa chọn lưới che nắng cho tiêu phù hợp nhất. Chúc các bạn sớm lựa chọn được lưới che nắng ưng ý.

TAGS: APONhsiachenvnluoidailoanluoichongcontrungmangnhakinhluoichenangbatphudatchongcoluoichancontrungmangpenhakinhmangphunhakinhluoichelanbattrainennhakinhbatdiachongco

Bài viết nổi bật

Cách làm nhà lưới nông nghiệp trồng rau sạch 10 June, 2022

Làm nhà lưới trồng rau đang là xu thế của bà con nông dân từ nông thôn đến thành thị hiện nay. Xây dựng nhà lưới nông nghiệp đơn giản, không tốn quá nhiều chi phí so với những mô hình trồng rau khác. Mô hình nhà lưới trồng rau giúp nông dân đảm bảo […]

Liên kết mạng xã hội:

error: Content is protected !!