Hướng dẫn trồng dưa leo và cách chăm sóc đạt năng suất cao
Hướng dẫn trồng dưa leo và cách chăm sóc đạt năng suất cao
Được đăng bởi thuong
Dưa leo là một loại quả dễ trồng và chăm sóc, nhưng không phải ai cũng biết cách trồng sao cho sai quả và hiệu quả nhất. Thấu hiểu được vấn đề đó Apon sẽ hướng dẫn trồng dưa leo và cách chăm sóc để đạt năng suất cao thông qua bài viết dưới đây.
Lợi ích của dưa leo mang lại
Dưa leo – hay còn gọi là dưa chuột, là một loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng và vitamin dồi dào. Dưa leo mang lại hiệu quả thanh nhiệt cho cơ thể được dùng để cung cấp nước, giải độc, giảm cholesterol máu, giúp chống táo bón,… Ngoài ra dưa leo còn được sử dụng như một chiếc mặt nạ đắp trên da mặt.
Cách chọn giống dưa leo
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống dưa leo như: dưa leo xanh, dưa chuột trắng, dưa leo thái, dưa chuột gai, dưa bao tử,… Các bạn cần dựa vào mục đích và điều kiện trồng trọt mà chọn giống dưa leo phù hợp để thuận tiện canh tác, chăm sóc và thu hoạch. Thông thường, nếu mục đích của bạn là trồng để ăn không thì nên mua hạt giống đóng gói sẵn ở siêu thị hoặc ở chợ. Nhưng nếu bạn trồng trọt với quy mô lớn thì có thể chọn những nơi cung cấp giống dưa leo uy tín cho năng suất tốt.
Kỹ thuật trồng dưa leo
Tuy dưa leo có thể trồng được quanh năm nhưng tuỳ vào thời điểm vụ mùa khác nhau mà sẽ cho ra chất lượng và năng suất khác nhau.
1. Trồng dưa leo kiểu truyền thống
Để trồng dưa leo theo kiểu truyền thống, đầu tiên bạn chọn đất và thích hợp nhất là loại đất nhiều mùn, pha cát, hoặc đất phù sa, đất bồi có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt. Đất trồng dưa leo thích hợp phải có độ pH từ 6,0 đến 6,8.
Bên cạnh đó, điều kiện thích hợp để trồng dưa leo là khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp cho dưa tăng trưởng là 30°C và nhiệt độ ban đêm 24 – 26°C. Ngoài ra cây dưa leo cần được cung cấp đủ ánh sáng mặt trời để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, cho quả lớn và chất lượng.
2. Trồng dưa leo trong nhà màng
Để khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu phức tạp như hạn hán, nhiệt độ tăng cao trong mùa hè, lũ lụt vào mùa mưa, hạn chế sự tấn công của côn trùng,… thì nhà màng là nơi thích hợp để trồng dưa leo so với trồng ngoài tự nhiên. Không những thế, khi trồng trong hệ thống màng nhà kính sẽ cho ra những quả dưa chuột xanh mướt, trái thơm ngon và nguồn thực phẩm an toàn không phải sử dụng các thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,…
Hướng dẫn cụ thể kỹ thuật trồng dưa leo
1. Ủ và gieo hạt giống dưa chuột
Tùy theo sự lựa chọn trồng cây nhanh hay chậm mà bạn có thể mua hạt giống để ươm cây, hoặc mua sẵn cây dưa leo con đã cứng để bắt đầu trồng. Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí hơn, bạn có thể chọn gieo trồng bằng hạt giống, cụ thể:
1.1. Ủ hạt giống dưa leo
Đẻ hạt giống được được nảy mầm đều chúng ta nên ngâm hạt giống dưa leo vào nước ấm có nhiệt độ khoảng 30 – 350C từ 2 – 3 tiếng, sau đó rửa lại bằng nước sạch và tiếp tục ủ trong khăn ấm với nhiệt độ từ 27 – 300C trong vòng 3 – 5 ngày. Lưu ý phải luôn giữ độ ẩm cho bọc ủ, khi thấy hạt giống bắt đầu nứt ra và nảy mầm thì bạn có thể đem đi gieo trồng.
1.2. Gieo hạt giống
Có nhiều cách gieo trồng dưa leo khác nhau nhưng có hai cách gieo hạt giống phổ biến:
Cách 1: Gieo hạt giống trực tiếp trên đất
Trước khi gieo hạt giống xuống đất, chúng ta cần cày xới đất trồng thật tươi xốp, lên luống cao tầm 20 – 30cm. Nên trộn đất với các loại phân hữu cơ, phân chuồng hoặc pha hỗn hợp phân đạm, kali, lân tuỳ theo diện tích đất trồng.
Tiếp theo chúng ta tạo hốc sâu khoảng 0,5cm, bỏ đầu rễ hướng thẳng góc xuống đất, để đầu hạt ngang bằng với mặt đất. Sau đó dùng phân chuồng đã sàn để lấp hạt cuối cùng là rải Basudin hạt để phòng trừ kiến, dế, sâu đất phá hoại hạt giống.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng rơm hoặc bạt plastic để giữ ấm. Nếu sử dụng bạt nilon để phủ hãy chèn kỹ đất hai bên mép luống rồi đục hốc tròn ở trên khoảng cách mỗi hốc khoảng 30 – 40cm là vừa đủ.
Việc gieo ở ngoài trời nhất là ở ngoài đồng ruộng sẽ khó chăm sóc hơn vì diện tích đất trồng rộng nếu gặp thời tiết thất thường như mưa, bão, sâu bệnh, nắng nóng,… khó kiểm soát được. Bên cạnh đó phải chuẩn bị đất gieo trồng tốt thì mới hạn chế tỷ lệ cây chết.
Cách 2: Gieo hạt giống trong khay nhựa, khay xốp
Cũng tương tự như khi gieo hạt giống trực tiếp thì gieo đất trong khay nhựa, khay xốp,… phải có độ tơi xốp nhất định, giàu dinh dưỡng và đủ độ ẩm. Dùng tay hoặc một cái cành cây nhỏ ấn xuống đất tạo thành một hốc sâu khoảng 1cm, bỏ hạt giống vào mỗi hốc 1 – 2 hạt, sau đó phủ lên, phải chú ý phun nước cho đất ẩm và bao phủ khay ươm bằng túi nilon. Đặt chậu ươm nơi có ánh sáng ấm để tạo điều kiện cho cây nảy mầm.
Sau khoảng 1 tuần gieo, hạt giống sẽ bắt đầu nhú mầm. Và khi cây con cao tầm 10 – 15cm, cây cứng cáp thì bạn có thể di chuyển bầu ươm ra chậu trồng.
2. Làm đất và trồng cây
2.1. Làm đất
Nên chọn loại đất pha cát, chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu cơ, bạn có thể trộn đất với trấu, gỗ mùn, phân chuồng hoặc phân xanh hữu cơ.
Trước khi trồng dưa leo khoảng 7 – 10 ngày, bạn nên bón lót đất bằng vôi bột, phân động vật,… sau đó xới lại đất để phân ngấm vào đất nhằm tăng độ pH cung cấp dinh dưỡng cho cây trong thời kỳ đầu.
2.2. Trồng cây
Gieo hạt vào các lỗ đã làm sẵn, hàng cách hàng 80 – 90 cm và mỗi lỗ cách nhau từ 30 – 40 cm, nên gieo vào lỗ từ 2 – 3 hạt và độ sâu gieo hạt từ 3 – 5cm, sau đó là tưới nước, ủ rơm để giữ ấm cho cây. Cần gieo 5% bầu để dặm các hốc bị chết.
3. Chăm sóc cây
Giai đoạn 1: Tuần thứ 2
Trong giai đoạn 2 tuần đầu tiên sau khi trồng dưa leo, bạn cần thường xuyên tưới nước cho cây vào mỗi buổi sáng sớm và chiều. Phủ phân, rơm rạ hoặc cỏ khô ở xung quanh cây để giữ ấm cho đất.
Giai đoạn 2: Tuần thứ 3
Bắt đầu từ tuần thứ 3 bạn cần bón phân đạm + kali + lân hoà chung với nước để tưới cho cây giúp cây phát triển toàn diện thân, rễ và lá.
Sau khi trồng, cây dưa leo bắt đầu phát triển thân lá và các tua cuốn, lúc này chúng ta bắt đầu làm giàn cho cây. Việc làm giàn và tỉa nhánh cho cây giúp cây phát triển, năng suất và chất lượng quả tăng cao.
Cách làm giàn dưa leo
Làm giàn cho dưa leo cũng cần phải đúng kỹ thuật, bạn có thể dùng cọc tre, gỗ, hoặc sắt để làm giàn. Kích thước mỗi cọc có đường kính từ 3 -5 cm, cao khoảng 2 – 3 mét tuỳ theo vị trí, không gian và diện tích trồng. Bạn nên cắm cọc theo hình chữ A, dùng dây hoặc thép để cố định lại, khi cọc chắc chắn cây có thể leo bám được mà không bị đổ, giàn càng vững thì gốc cây dưa leo càng chắc chắn, giúp cây sinh trưởng phát triển tốt.
Nếu trồng dưa leo trong chậu hoặc thùng xốp tại nhà thì bạn có thể làm giàn nghiêng tựa gần vào lan can, vách tường, hoặc sử dụng lưới nylon để làm giàn cho dưa leo rất tiện lợi.
Giai đoạn 3: Cây dưa leo trồng được 1 tháng
Cây trồng sau một tháng là thời điểm cần được chăm sóc kỹ nhất để đảm bảo sự phát triển của cây. Cây cần tưới nhiều nước hoà với phân kali, đạm, lân, urê để tăng dinh dưỡng cho cây phát triển và ra hoa. Chú khi nên tưới lại bằng nước sạch sau khi tưới phân để tránh phân làm cháy rễ cây.
Ngoài ra, bạn nên thường xuyên dọn cỏ ở gốc cây, cắt bỏ những lá già ở phía dưới và các nhánh phụ để cây được thông thoáng. Lưu ý không nên tỉa quá nhiều cành để cây ra hoa và đậu trái.
Giai đoạn 4: Dưa leo ra hoa đơm trái
Sau khi trồng dưa leo khoảng 30 – 50 ngày cây dưa leo bắt đầu ra hoa đực, hoa cái và nhánh. Đây là thời điểm nhạy cảm quyết định năng suất của cây. lúc này nhu cầu tưới nước tăng cao vì thế cần đảm bảo đầy đủ 2 lần/ ngày vào buổi sáng và chiều tối nhưng không được để úng nước.
Ngoài ra, đây là thời điểm nhu cầu dinh dưỡng của cây dưa leo tăng gấp đôi, do đó bà con cần phải tăng cường tưới nước. Và phun phân bón HVP Auxin Organic để giúp dưa leo ra nhiều hoa, đậu nhiều trái hơn.
Ngoài ra, giai đoạn này trái cần được bảo vệ kỹ càng tránh sâu bệnh, ong,… làm hư quả, vì thế Apon khuyên bạn nên sử dụng lưới chống côn trùng để dưa leo phát triển và tăng năng suất và cho quả đẹp, khi đó thu mua dưa leo sẽ tăng có lợi cho các nhà vườn.
Giai đoạn 5: Thu Hoạch
Cây dưa leo sau khi trồng khoảng 60 – 80 ngày, tùy theo giống cây trồng và điều kiện chăm sóc thì dưa đã cho thu trái. Thời gian thu hoạch dưa leo tốt nhất là vào buổi sáng sớm khi nhiệt độ vẫn còn mát mẻ. Lưu ý sau từng đợt thu trái nên bón phân đạm và kali 2 tuần/ 1 lần để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây nuôi trái đợt kế tiếp.
Bạn có thể tham khảo thêm: Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng
Dưa leo là một loại thực phẩm có ích đối với sức khoẻ của chúng ta, vì vậy việc hiểu rõ các thuộc tính của loại cây này sẽ khiến quá trình trồng dưa leo trở nên dễ dàng hơn. Qua bài viết Apon gửi đến bạn ở trên, hy vọng bạn sẽ tích lũy thêm cho mình những kinh nghiệm bổ ích.