Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng – Giải pháp công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế cao

icon-caledar.svg Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng – Giải pháp công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế cao

icon-man-user.svg Được đăng bởi thuong

Dưa lưới là loại quả sở hữu giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Việc trồng dưa lưới đòi hỏi nhà nông phải chăm sóc cẩn thận, kỹ lưỡng. Tuy nhiên, trồng ngoài đồng ruộng còn mang đến nhiều rủi ro từ thời tiết và sâu bệnh. Vậy có nên đầu tư nhà màng để trồng dưa lưới hay không? Cùng Apon tìm hiểu mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng – Giải pháp công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong bài viết dưới đây ngay nhé.

Nhà màng là gì?

Nhà màng là tổ hợp kết cấu bao gồm khung giàn, lớp màng nhà kính mỏng và một số vật tư phụ, kết hợp với nhau tạo thành nhà khép kín. Nhà màng giúp bảo vệ cây trồng trước các tác động của thời tiết và điều kiện ngoại cảnh, tạo điều kiện môi trường tốt cho cây sinh trưởng, phát triển, năng suất cao.

Trồng dưa lưới trong nhà màng có ưu điểm gì?

1. Mang lại năng suất và chất lượng thành phẩm cao hơn

Mang lại năng suất và chất lượng thành phẩm cao hơn

  • Trồng trong nhà màng, dưa lưới sẽ có điều kiện sống ổn định hơn. Người nhà nông có thể chủ động kiểm soát được những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây dưa lưới như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, lượng nước và nhu cầu dinh dưỡng cho cây và điều chỉnh theo mỗi giai đoạn phát triển của cây. Nhờ đó mà năng suất trồng trọt cũng được nâng cao.
  • Hiện nay, mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng được áp dụng công nghệ cao, tiêu biểu là hệ thống tưới nhỏ giọt tự động. Điều này giúp người nhà nông tiết kiệm được sức nhân công, giảm thiểu chi phí và tài nguyên.
  • Thời gian sinh trưởng của giống cây dưa lưới tương đối ngắn (70 – 90 ngày). Khi trồng trong nhà màng người nhà nông hoàn toàn có thể trồng 3 – 4 vụ/năm. 
  • Dưa lưới trồng trong nhà màng được coi là loại nông sản sạch, bởi ít có sâu bệnh và ít phải sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.

2. Ít rủi ro hơn

Ít rủi ro hơn

  • Trồng dưa lưới trong nhà màng giúp cây dưa lưới được bảo vệ tốt hơn trước các tác động xấu của thời tiết chẳng hạn mưa bão, nắng nóng, sương gió,…
  • Hỗ trợ ngăn chặn các loại côn trùng và sâu bệnh gây hại vì lớp màng nhà kính còn có chức năng thay thế một chiếc lưới chống côn trùng. Từ đó, giúp giảm thiểu rủi ro mất mùa do yếu tố thời tiết, sâu bệnh.

3. Trồng được nhiều giống dưa mang lại giá trị kinh tế cao

Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng cũng có thể áp dụng để trồng nhiều giống dưa có giá trị kinh tế cao khác như: dưa leo baby, dưa vàng,… giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà nông.

Thiết kế, thi công nhà màng trồng dưa lưới

1. Dựng nhà màng

Dựng nhà màng

Để trồng dưa lưới thì đầu tiên, bạn dựng các khung vòm nhà màng dựa trên bản vẽ kỹ thuật. Khung của nhà màng thường sử dụng thép mạ kẽm hoặc thép không gỉ, cứng chắc, khả năng chịu tải tốt. Xây trụ móng bằng bê tông nhằm đảm bảo tính vững chắc. Sau đó lắp các đường ống nối dọc gần mái, ống ngang và ống chéo hai bên hông tạo sự chắc chắn cho nhà màng.

Phần mái phải lắp đặt máng xối thoát nước, đặt giữa các mái vòm hỗ trợ thoát nước ra khỏi mái. Các đầu này được liên kết bởi bolt, ốc vít chắc chắn.

Sau đó, bạn dựng khung cửa cho 2 đầu của nhà màng, kích thước cửa phải phù hợp với quy mô canh tác.

2. Lắp đặt hệ thống thông gió và màng phủ

Phủ lớp màng nhà kính phía bên ngoài, cố định ở các góc và liên kết chặt chẽ với khung. Màng cần được trải căng phủ theo khung, nhằm tránh tình trạng bị nhăn nheo khi trời mưa gió. Đính chặt màng vào những thanh hộp rồi cố định lại phần màng phủ với khung cửa bằng lò xo và nẹp ziczac.

Lắp đặt hệ thống màn thông gió ở các vị trí thích hợp. Nhà nông có thể trang bị thêm tấm màng che, lưới che nắng.

3. Lắp đặt các hệ thống và hoàn tất nhà màng

Lắp đặt các hệ thống và hoàn tất nhà màng

Sau những công đoạn dựng nhà kính và phủ lớp màng Plastic, bạn tiến hành lắp đặt các đường ống dẫn nước, van cấp nước, máng thoát nước, hệ thống tưới nhỏ giọt và hệ thống tưới phun sương. Sau cùng là hệ thống làm mát và chiếu sáng cho không gian bên trong.

Cây dưa lưới là giống cây leo nên bạn có thể làm thêm giàn leo cho cây bằng cách giăng các sợi dây ngang hoặc thẳng từ mái xuống.

Trồng dưa lưới trong nhà màng thực hiện ra sao?

1. Chuẩn bị nhà màng

Nhà màng thường được thiết kế với hệ thống thông gió hai cửa áp mái cố định có rèm che, thông gió tự nhiên với chiều cao đến máng nước là 4m, khẩu độ 9.6m, bước cột 3m. Với mái lợp sử dụng màng Sun Master và vách xung quanh được che bằng lưới 50mesh để ngăn ngừa côn trùng xâm nhập.

2. Chuẩn bị cây con trồng dưa lưới

  • Sử dụng những khay ươm cây để gieo hạt: Khay ươm thường được làm bằng vật liệu xốp, có kích thước dài 50cm, rộng 35cm, cao 5cm (có 50 lỗ/khay).
  • Giá thể: Sử dụng gieo hạt gồm phân hữu cơ, mụn xơ dừa và tro trấu đã qua xử lý và được phối trộn theo tỷ lệ 70% mụn xơ dừa + 20% phân hữu cơ + 10% tro trấu. Giá thể được cho vào đầy lỗ mặt khay, sau đó nhà nông tiến hành gieo 1 hạt/lỗ. Khi gieo xong tưới nước giữ ẩm và hàng ngày tưới nước giữ ẩm để đảm bảo cho hạt nảy mầm đồng đều, khay ươm được đặt trong nhà ươm có mái che mưa và lưới chắn côn trùng.
  • Nhiệt độ tốt nhất để nảy mầm là 28℃. Trong điều kiện quá nóng, tốt nhất là nên tránh ánh sáng mặt trời bằng các vật liệu tối. Lượng nước không được quá nhiều hoặc quá ít, đặc biệt là trong 5 ngày đầu tiên sau khi gieo hạt. Nếu không tỷ lệ nảy mầm sẽ thấp và kém chất lượng.
  • Tiêu chuẩn cây giống: Thời điểm trồng cây tốt nhất là 10-12 ngày, giai đoạn cây ra được 1-2 lá thật (khi cây con được rút ra khỏi khay dễ dàng). Cây phát triển khoẻ mạnh, không dị hình, không bị dập nát, ngọn phát triển tốt, không có các biểu hiện nhiễm sâu bệnh.
  • Không để cây giống bị thiếu nước sẽ làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cây.

3. Chuẩn bị giá thể trồng dưa lưới

Chuẩn bị giá thể trồng dưa lưới

Giá thể được dùng là mụn xơ dừa phối trộn với phân hữu cơ (phân hữu cơ hoai mục, phân trùn quế,…) với tỷ lệ 70% mụn xơ dừa + 20% phân hữu cơ + 10% tro trấu. Mụn xơ dừa cần phải xử lý tanin trước khi trồng. Giá thể cần phải đảm bảo độ sạch (không nhiễm sâu bệnh hại, vi sinh vật, cỏ dại), độ thông thoáng, không ép chặt và đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

4. Trồng và chăm sóc khi áp dụng kỹ thuật trồng dưa lưới

4.1. Trồng cây

Nhà nông nên trồng vào buổi chiều mát, khi trồng lưu ý đặt cây nhẹ nhàng để tránh tổn thương cây con, không nén quá chặt. Sau khi trồng phải tiến hành tưới nước ngay để cây không bị héo. Cần trồng dự phòng từ 5-10% cây con đúng tuổi để dặm.

Đối với khi trồng trong túi nilon: trồng 1 cây/túi. Từ 5- 7 ngày sau trồng thực hiện kiểm tra trồng dặm lại các cây bị chết. Mật độ trồng từ 2.400 – 2.800 cây/ 1000 m2 .

4.2. Tưới nước và bón phân

Tưới nước và bón phân

Tưới tưới: sử dụng nước giếng khoan hoặc nước sông suối có độ pH từ 6 -7, nước không mặn, không phèn. Tiến hành tưới nước nhiều lần trong ngày, không tưới lượng nước cho một ngày ồ ạt trong một lúc. Lượng nước tưới mỗi lần thường sẽ bằng với lượng nước rò rỉ từ đáy túi.

Không được để cây héo trong bất cứ trường hợp nào. Nếu cây bị héo sẽ khiến cho lá kém phát triển, làm ảnh hưởng đến chất lượng trái. Trước khi cây bị héo sẽ có dấu hiệu như thân, lá cây sẽ bóng lên và mềm. Nếu có hiện tượng như vậy, cần tưới nước ngay lập tức.

4.3. Loại phân bón sử dụng phù hợp áp dụng kỹ thuât trồng dưa lưới

Các loại phân bón như KNO3, MgSO4, K2SO4, Ure, KH2PO4, (NH4)2SO4, Ca(NO3)2… thường được hòa tan vào nước thành dung dịch dinh dưỡng sau đó tưới cho cây. Trong những loại phân này cần phải đảm bảo chứa đủ các nguyên tố cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Đó chính là các nguyên tố như K, N, P, S, Ca, Mg. Đa số các loại phân bón này là phân vô cơ, dễ hòa tan trong nước, chúng thường ở dạng rắn (dễ bảo quản hơn so với các loại phân dạng lỏng).

Thông thường, dung dịch dinh dưỡng và nước tưới sẽ được cung cấp đồng thời thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt. Phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng của cây để xác định nồng độ dung dịch tưới phù hợp. Độ pH cho dung dịch tưới: từ 6 – 6,8.

Chế độ tưới cho dưa lưới trồng trong nhà màng được thực hiện theo bảng sau:

Giai đoạn Số lần tưới (lần/ngày) Thời gian tưới (phút/lần) Lượng nước (lít/bầu/ngày)
Trước khi trồng 2 lít (cho đến khi nước thoát ra ngoài đáy túi)
Trồng – 14 ngày 7 4 1,04
15 ngày – ra hoa 9 6 2,0
Đậu quả – thu hoạch 10 7 2,6

4.4. Chăm sóc tốt khi trồng dưa lưới

Chăm sóc tốt khi trồng dưa lưới

Treo cây: Cây phải được treo cố định sau khi trồng 7- 10 ngày (cây đạt 5 -7 lá thật), dùng dây để buộc sát gốc, hằng ngày cuốn ngọn dưa theo dây buộc.

Tỉa chồi: Tỉa bỏ những cành mọc ra từ nách lá thứ nhất đến nách lá thứ 9, để lại các cành từ nách lá thứ 10 trở lên để tiến hành thụ phấn. Cành mang trái để lại 2 lá thật đầu tiên, những cành không mang trái cắt bỏ để tạo thông thoáng, hạn chế sâu bệnh và tránh sự tiêu hao dinh dưỡng. Hằng ngày cuốn ngọn dưa theo dây buộc

Thụ phấn: Nhà nông có thể chọn thụ phấn bằng ong hoặc bằng tay.

  • Thụ phấn bằng ong mật: Dùng ong mật để thụ phấn, lượng ong thả vào vườn là 1 thùng/1.000 m2 (thùng ong có 5-7 cầu), bắt đầu thả ong vào thời điểm cây xuất hiện hoa cái đầu tiên (khoảng 22-24 ngày sau khi trồng cây), thả ong vào lúc trời mát.
  • Thụ phấn thủ công: Do nhà nông thực hiện, khi cây xuất hiện hoa cái, nên thụ phấn trước 9h sáng để đảm bảo hạt phấn còn sống, tiến hành thụ phấn liên tục trong thời gian 7 ngày, khi 100% cây đều đậu trái thì ngưng thụ phấn.

Tỉa trái: Sau khi cây đậu trái, trái có đường kính trên 2cm thì thực hiện tỉa trái, chỉ để lại 1 đến 2 trái trên cây, còn lại tỉa bỏ hết để tập trung dinh dưỡng nuôi trái.

Vị trí để trái: Nhà nông để trái từ nách lá thứ 10 đến nách lá thứ 15.

Bấm đọt thân chính: Sau khi cây đã ra được 24-26 lá thì tiến hành bấm ngọn thân chính để cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái.

5. Thu hoạch

Thu hoạch

Cây sau khi trồng được khoảng 65 ngày, lưới trên quả đẹp, trên cuống xuất hiện nhiều vết nứt là người nhà nông đã có thể thu hoạch được.

Có nên đầu tư thiết kế nhà màng trồng dưa lưới không?

Câu trả lời còn phụ thuộc vào điều kiện của từng nhà nông. Mặc dù có một số rủi ro nhưng về cơ bản mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và đã được nhiều nhà nông áp dụng thành công. Để hạn chế một số rủi ro liên quan đến kỹ thuật, đầu ra,… nhà nông nên tìm một đơn vị tư vấn có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp lưới nông nghiệp, màng uy tín chất lượng để an tâm hơn.

Xem thêm: Những sai lầm khi trồng rau khiến cây không lớn

Hy vọng những thông tin cụ thể trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng từ ưu điểm cũng như cách triển khai ra sao. Với việc ứng dụng các công nghệ cao vào việc gieo trồng và chăm sóc sẽ giúp nhà nông thu được hiệu quả cao cũng như phát triển được nông nghiệp theo hướng hiện đại.

TAGS: APONhsiachenvnluoidailoanluoichongcontrungmangnhakinhluoichenangbatphudatchongcoluoichancontrungmangpenhakinhmangphunhakinhluoichelanbattrainennhakinhbatdiachongco

Bài viết nổi bật

Cách làm nhà lưới nông nghiệp trồng rau sạch 10 June, 2022

Làm nhà lưới trồng rau đang là xu thế của bà con nông dân từ nông thôn đến thành thị hiện nay. Xây dựng nhà lưới nông nghiệp đơn giản, không tốn quá nhiều chi phí so với những mô hình trồng rau khác. Mô hình nhà lưới trồng rau giúp nông dân đảm bảo […]

Liên kết mạng xã hội:

error: Content is protected !!