Vải địa kỹ thuật và Lưới địa kỹ thuật đượcsửdụngđểgiacốcácconđườngvàcôngtrìnhkhôngtrảinhựa,vớilợiíchlàcảithiệnhiệuquảkỹthuật,giảmchiphíxâydựngvàđơngiảnhóaviệclắpđặtvàsửdụng.
Cảhai loại lưới và vảiđềuthựchiệncácchứcnăngtươngtựnhư:Tăngđộổnđịnhcủađấthoặcnềnđường,bảovệnềnmóngcôngtrình,giảmxóimònđất,cảithiệnvàlọchệthốngthoátnước.Sựkhácbiệtlàdothànhphầnvàthiếtkếcủasảnphẩm. Bạt phủ đất chống cỏ cũng là một dạng thuộc sản phẩm địa kỹ thuật này.
Vải địa kỹ thuật và Lưới địa kỹ thuật đều được làm bằng vật liệu địa kỹ thuật tổng hợp.
Vải địa kỹ thuật có khả năng chống tia UV và chống ăn mòn. Chúng được thiết kế cho mục đích ổn định, gia cố, kiểm soát xói mòn và thoát nước bề mặt.
Lưới địa kỹ thuật được làm bằng vật liệu polymer như polyester, Polyethylene hoặc polypropylene. Chúng được lắp đặt trên tường hoặc vùng có độ dốc để hỗ trợ và duy trì tính toàn vẹn của cấu trúc nhằm ổn định đất và củng cố nền móng.
Cả hai đều có thể làm giảm độ dày của lớp nền để cải thiện độ bền của bề mặt.
So với các phương pháp thi công đào đắp hoặc đóng cọc truyền thống, với hiệu quả hạn chế, tốn kém và mất thời gian. Vải địa kỹ thuật và Lưới địa kỹ thuật có cấu trúc đặc biệt giúp giảm nhu cầu vật liệu, tránh được chi phí xây dựng với công trình nhiều tầng hay có diện tích rộng. Đây là một giải pháp đem lại hiệu quả ổn định mắt đất và đường, lại tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí.
Thông số tiêu chuẩn
Mắt lưới
Chiều rộng
Chiều dài
Đặc tính
Phát triển về mặt kỹ thuật
Độ chắc chắn cao, lâu bền
Hiệu quả về mặt chi phí
Đa chức năng
Củng cố đường trải nhựa và không trải nhựa cho sân bay
Kiểm soát xói mòn
Làm bền vững kết cấu tường
Màu sắc
Màu sắc tiêu chuẩn: Đen
Khác
Sản phẩm và kích thước có thể được tùy chỉnh theo yêu cầu.
Xem thêm
Lưới địa kỹ thuật (vải địa kỹ thuật) là một vật liệu quan trọng trong hầu hết các công trình xây dựng hiện nay. Nhưng có nhiều người chưa thực sự hiểu hết toàn bộ về loại lưới này. Cùng Hsia Cheng tìm hiểu kỹ hơn về lưới địa kỹ thuật và cách thi công loại lưới này như thế nào cho đúng cách thông qua bài viết dưới đây.
Lưới địa kỹ thuật (vải địa kỹ thuật) là gì?
Lưới địa kỹ thuật hay vải địa kỹ thuật còn một tên gọi khác trong tiếng Anh là Geogrids là loại lưới được tạo nên từ các vật liệu polymer như polyester, polyethylene hoặc polypropylene.
Lưới địa kỹ thuật được sản xuất lần đầu tiên năm 1978 tại Anh bởi công ty Nelton và hiện tại là tập đoàn Tensar International. Trải qua nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, vải địa kỹ thuật ngày nay đang dần chứng tỏ được ưu thế của mình trong ứng dụng thực tếgiúp mang lại giá trị kinh tế cao.
Đặc điểm của lưới địa kỹ thuật
Lưới địa kỹ thuật được cấu tạo từ những vật liệu có độ bền cao vì vậy vải địa kỹ thuật có tính cài chặt với các vật liệu xung quanh tạo nên một tổng thể bền vững, đặc biệt là có thể chống lại sự trơn trượt của đất đắp.
Đặc tính ăn điểm thứ hai của lưới địa kỹ thuật là sự đa năng của nó, hầu hết loại lưới này có thể sử dụng được cho tất cả các loại đá và đất khác nhau.
Vải địa kỹ thuật có độ an toàn cao, bền vững với môi trường và thiết vòng đời có thể lên đến 120 năm.
Được chế tạo từ những vật liệu dễ thi công, không cần phải dùng quá nhiều máy móc mà chỉ cần 2 đến 3 nhân công là có thể thi công một cách dễ dàng.
Vải địa kỹ thuật ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như thời tiết, tia tử ngoại, chất acid hay các loại chất độc hại khác
Lợi ích khi lắp đặt lưới địa kỹ thuật
Đối với lưới vải địa kỹ thuật này được cấu tạo từ những vật liệu chắc chắn nên rất phù hợp trong các công trình xây dựng. Và một số lợi ích nổi bật của lưới vải địa kỹ thuật như:
Lưới địa kỹ thuật rất bền với các ngoại lực hay động lực bên ngoài tác động lưới. Ngoài ra lưới này còn có thể chống ăn mòn khi bạn có nhu cầu sử dụng lưới trong các trường hợp khai thác mỏ, bãi chôn lấp, vũng lầy,…
Tính an toàn, độ bền, vật liệu thân thiện môi trường và tuổi thọ sản phẩm rất cao
Dễ dàng thi công mà không cần quá nhiều máy móc.
Dễ dàng thiết kế và thi công tường chắn với vải địa kỹ thuật có chiều cao lên tới 45m
Có nhiều sự lựa chọn cho bề mặt tường chắn và tăng tính thẩm mỹ cho công trình
Đa dạng với nhiều loại lưới như: lưới PP, lưới PET, lưới cốt thủy tinh, lưới ô tam giác/ chữ nhật,… Trong đó, lưới cốt thủy tinh là loại lưới sử dụng công nghệ đang phát triển nhất hiện nay, thường chỉ được sử dụng trong các dự án cải tạo, nâng cấp đường cao tốc và sân bay.
Ứng dụng thực tế của vải địa kỹ thuật
Ngày nay, lưới địa kỹ thuật ngày càng ăn điểm với khách hàng nhờ tính ứng dụng cao của nó. Bên cạnh đó các yếu tố như chất lượng và tuổi thọ ngày càng được nâng cao khiến cho khách hàng ngày càng tin tưởng sản phẩm này hơn. Một số ứng dụng phổ biến của lưới vải địa kỹ thuật được sử dụng rộng rãi hiện nay là:
Tường chắn trọng lực
Tường chắn trọng lực là loại tường chắn được xây dựng ở chân dốc để ngăn đất vá đá ở phía trên đổ xuống và giảm tình trạng sụp lún ở phía dưới. Khi xây dựng tường chắn trọng lực thì lưới địa kỹ thuật được đặt nằm ngang và song song với mặt đất để có thể liên kết với các vật liệu khác bên ngoài.
Khi lắp đặt vải địa kỹ thuật bên dưới thì người ta có thể xây dựng lưới chắn trọng lực cao lên tới tận 17m và mái dốc 90 độ
Mái dốc trên mặt đất
Không chỉ dùng để chắn đất và đá từ trên cao đổ xuống, mà khi đặt lưới địa kỹ thuật nằm ngang từng lớp trong thân mái dốc và định. lưới này có thể chống lại sự trượt của đất và đá từ trên cao. Để có thể đảm bảo sự chắc chắn cho công trình, ngoài sử dụng vải địa kỹ thuật người ta còn kết hợp thêm một số vật liệu khác để tăng tính an toàn cho công trình. Với việc áp dụng các loại vải địa kỹ thuật, người ta có thể xây dựng mặt dốc lên đến 50m.
Gia cố nền đường nhựa
Lưới địa kỹ thuật thường được ứng dụng để làm hầu hết các mặt đường nhựa hay bê tông. Muốn đường nhựa bền và chịu được áp lực tốt thì cần sự liên kết chặt chẽ giữa các vật liệu và lưới địa kỹ thuật hoàn toàn đáp ứng tốt trong như trường hợp cần sự liên kết bền chặt như thế này.
Làm đường dẫn ở đầu cầu
Có cầu tạo khá giống với tường chắn trọng lực, lưới địa kỹ thuật khi ứng dụng làm đường dẫn ở đầu cầu cũng được xếp ngang theo từng lớp. Bên cạnh đó, lưới sẽ được neo giữa các tấm ốp máu ở hai đường dẫn đầu cầu. Xây dựng lưới theo cách này làm tăng khả năng chịu trọng lực và có thể tiết kiệm không gian ở hai bên đường.
Liên kết cọc
Trong xây dựng không thể thiếu khâu thiết lập nền móng, sau khi đóng cọc dưới móng thì vải địa kỹ thuật được rải đều theo từng lớp trên cọc và tạo ra một giàn đỡ truyền tải trọng từ các công trình tới các cọc một cách hiệu quả nhất, điều này còn có thể giúp giảm bớt số lượng cọc.
Tạo lưới đỡ cho nền có nhiều hốc trống
Đối với các nền đất và đá có quá nhiều hốc, buộc các kỹ sư xây dựng phải sử dụng các lưới địa kỹ thuật để chống sụt lấn các lỗ hổng và bảo vệ các lỗ khác như màng chống thấm HDPE.
Tăng ma sát trên mái dốc
Để tăng ma sát trên mái dốc, bạn cần giữ chặt các vật liệu, bên cạnh đó để đặt hiệu quả cao hơn người ta sẽ thường rải thêm màng chống thấm hoặc vải địa kỹ thuật vào công trình.
Các loại lưới địa kỹ thuật
Lưới địa một trục
Đây là loại lưới địa kỹ thuật có sức kéo theo hướng dọc máy khoảng 20kN/m – 1200kN/m. Được sản xuất từ polietilen có tỷ trọng rất cao, HDPE và có hướng kéo theo chiều dọc. Với khả năng chịu lực theo một phương chính phương theo chiều dài cuộn lưới địa, còn phương chiều rộng cuộn có cường lực chịu kéo theo tối thiểu đủ để giúp vải địa kỷ thuật theo các ô “aperture”
Lưới địa hai trục
Loại lưới này được làm từ nguyên liệu xpolietilen hoặc polipropilen hoặc cũng có thể được làm từ cả hai, có sức kéo tương tựu như lượi địa một trục là từ 20kN/m – 1200kN/m.
Với loại lưới này thường được sử dụng trong các công trình làm nền đường hoặc nền móng công trình,… Vải địa kỹ thuật 2 trục kết hợp với vải địa địa kỹ thuật được lắp ráp theo chiều ngang đem đến hiệu quả cao với sức kéo lớn hơn hướng dọc máy.
Lưới địa kỹ thuật 3 trục
Được làm từ nguyên liệu chính là polypropylene được đóng lỗ và kéo theo ba hướng thẳng nên nó có tên gọi là vải địa kỹ thuật ba trục. Loại lưới có dày hơn hẳn các vật liệu khác với ưu điểm chịu được trọng lực lớn, giảm lượng khí CO2 đáng kể và dễ dàng kiểm soát các hiện tượng lệch lún của công trình
Phân loại theo vật liệu sản xuất
Theo vật liệu thì lưới địa thuật được chia làm 3 loại chính là:
Lưới địa nhựa: Được làm từ nhựa tổng hợp có tỷ trọng cao HDPE hoặc từ nhựa PP
Lưới địa sợi: Được sản xuất từ nhựa PP hoặc PET được đan xen với nhau bằng nhiều sợi nhỏ và được bọc bên ngoài bằng bitum để tăng tính hiệu quả
Lưới cốt sợi thủy tinh : Lưới sợi thủy tinh được ứng dụng công nghệ hiện đại nhất và thường được sử dụng cho các công trình chịu tải lực rất lớn.
Kinh nghiệm chọn mua lưới vải địa kỹ thuật
Với từng nhu cầu sử dụng sẽ có loại lưới phù hợp và chức năng khác nhau, vì vậy cần chọn đúng loại lưới ohuf hợp để nó có thể phát huy tốt nhất công dụng của ní và giúp ích cho các công trình xây dựng.
STT
Thông số kỹ thuật tiêu chuẩn
Cách chọn
1
Cường lực chịu tải
Đây là một trong những thông số kỹ thuật quan trọng mà bạn cần phải chú ý khi muốn chọn mua lưới địa kỹ thuật. Vì thông số này giúp đảm bảo khả năng tăng cường lực cho các nền đất yếu, bên cạnh đó, cường lực chịu tải cũng phản ánh tương quan giữa cường lực và trọng lực, độ dày cũng như các tính chất khác của lưới
2
Hệ số thấm
Đây là hệ số bạn cần phải chú ý thất kỹ bởi trong suốt quá trình sử dụng bạn phải tuân theo các phương pháp xuyên kim ép nhiệt tạo thành các lỗ thoát nước. Các sợi của lưới có thể dẫn nước thẩm thấu qua. Hầu hết các loại lưới đều có hệ số lưới cao hơn hệ số thấm của cát (cát là vật liệu có hệ số thấm cao nhất trong các lớp vật liệu bồi đắp và bổ sung cho nền đất yếu)
Hệ số thấm của vải địa kỹ thuật cao hơn cả vật liệu có hệ số thấm nước nhanh nhất nên quá trình thoát nước của lớp vật liệu sẽ được diễn ra liên tục, không bị ứ nước và ngưng đọng.
3
Kích thước lỗ
Kích thước lỗ là thông số quan trọng để có thể đánh giá mức độ giữ vật liệu được mịn. Và thông số này kết hợp với thông số thoát nước sẽ tạo ra một tính năng đặc biệt cho lưới địa kỹ thuật.
Lựa chọn lưới có kích kích thước lỗ chuẩn sẽ đảm bảo khả năng thoát nước nhanh và giữ được các hạt mịn, ổn định nền đất, thánh thất thoát đất đắp
Hướng dẫn thi công lắp đặt lưới địa kỹ thuật
Để phát huy hết tính hiệu quả của vải địa kỹ thuật cần phải có quy trình và cách lắp ráp đúng cách. Dưới đây là một số yếu tố bạn cần lưu ý để có thể lắp đặt lưới đúng cách:
Nền đất thi công
Khi thi công lưới địa kỹ thuật, yếu tố quan trọng mà bạn cần phải lưu ý đó chính là phải luôn đảm bảo nền đất được làm phẳng bằng lu đầm, không được có bất kì vật sắc nhọn hay vật gì nhô lên gây gồ ghề cho mặt nền bởi chúng có thể sẽ làm hư vải địa kỹ thuật. Các thông số kỹ thuật của nền đất cũng cần phải đảm bảo tiêu chuẩn và được các kỹ sư hiện trường kiểm tra một cách chi tiết.
Trải lưới địa kỹ thuật
Khi thi công vải địa kỹ thuật thì công nhân thực hiện cần có một bản kế hoạch xác định chính xác các thông số kỹ thuật theo đúng bản vẽ như: kích thước, hướng rải, vị trí rải của từng cuộn.
Khi tiến hành thi công lưới địa kỹ thuật phải chú ý tuân thủ toàn bộ hướng dẫn của kỹ sư về độ cao và hướng rải. Sau khi đã hoàn thành trải lưới thì người ta sẽ dùng tay kéo phẳng lưới để tránh hiện tượng bị nhăn lưới,… Tiếp theo đó, nhân viên thi công sẽ tiến hành neo lưới cố định bằng ghim, cọc gỗ hay bao tải đất,…
Đổ đất chèn
Để đổ đất chèn bạn cần phải thực hiện theo đúng yêu cầu về các tiêu chuẩn chuẩn kỹ thuật. Thông số kỹ thuật yêu cầu đầm nén đất phải chèn đạt thấp nhất 95% và +/- 2% độ ẩm và tối ưu theo AASHTO T-99. Trong đó, đất dính đầm cần phải nén đạt lớp từ 150 – 200mm và lớp đất hạt phải đạt từ 235 – 300mm và lưu ý rằng là độ dày của lớp đất đầm nén không được nhỏ hơn 150mm.
Thi công hệ thống thoát nước
Việc giảm hiệu quả kháng cắt của đất là do sự bão hòa của nước trên bề mặt và nước ngầm, bên cạnh đó cũng khiến cho tuổi thọ của công trình xuống vì vậy trước khi tiến hành thi công lắp đặt lưới địa kỹ thuật các kỹ sư cần phải tính toán kỹ và chi tiết hệ thống thoát nước như hào thoát, khe thoát,…Nếu trong quá trình thi công vải địa kỹ thuật mà phát hiện nguồn nước ngầm thì cần phải thực hiện các phương pháp tiêu thoát kịp thời.
Thi công mặt bên
Mặt bên cần được ốp theo kiểu mái taluy hoặc tường phải chịu trọng lực đúng tiêu chuẩn của bản vẽ. Trong trường hợp mái nhỏ hơn hoặc bằng 450 độ thì có thể không cần ốp mặt bên nhưng nếu lớn hơn thì bắt buộc phải ốp mặt bên theo đúng kỹ thuật.
Bảng giá lưới địa kỹ thuật – giá vải địa kỹ thuật
Chỉ tiêu
Đơn vị
60/30
80/30
100/30
150/30
200/30
250/30
Lực kéo chiều cuộn
kN/m
60
80
100
150
200
250
Lực kéo chiều khổ
kN/m
30
Chiều dài
m
50/100
Chiều rộng
m
4
Giá
VNĐ/m2
Liên hệ
Địa chỉ mua vải địa kỹ thuật bền , đẹp, chính hãng
HSIA CHENG – Đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp đa dạng các sản phẩm hàng dệt công nghiệp với công nghệ tiên tiến, chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo sự an toàn cho các dự án và công trình.
Một trong những sản phẩm mà HSIA CHENG tự hào nhất đó chính là lưới địa kỹ thuật. Tát cả sản phẩm lưới tại HSIA CHENG luôn đảm bảo các tính năng vượt trội về mặt kỹ thuật, độ bền, độ chắc, kiểm soát xói mòn và luôn tạo độ chắc chắn cho các công trình. Bên cạnh vải địa kỹ thuật thì HSIA CHENG cũng cung cấp rất nhiều các loại lưới khác nhau với nhiều tính năng vượt trội như:
Lưới chống côn trùng
Lưới che nắng dệt kim
Lưới che nắng dệt thoi
Lưới bao che giàn giáo
Lưới chống cỏ (bạt phủ đất chống cỏ)
Thông tin liên hệ công ty TNHH Hsia Cheng Woven Textile Việt Nam
Địa chỉ: Lô I – 4A KCN Mỹ Xuân B1 – Tiến Hùng, phường Mỹ Xuân, Thị xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Trên đây là toàn bộ thông tin về lưới địa kỹ thuật và cách lắp đặt như thế nào để lưới có thể đạt hiệu quả cao nhất. Chúng tôi hy vọng những thông tin trên sẽ mang lại cho bạn đủ thông tin cần thiết để dễ đưa ra quyết định hơn.