Mách bạn những phương pháp tưới được sử dụng nhà kính nhiều nhất

icon-caledar.svg Mách bạn những phương pháp tưới được sử dụng nhà kính nhiều nhất

icon-man-user.svg Được đăng bởi thuong

Tưới tiêu là là kỹ thuật rất cần thiết trong trong trồng trọt và mô hình tưới cho nhà kính đang được áp dụng phổ biến rộng rãi nhằm kiểm soát lượng nước tưới có tác động rất lớn đến cây trồng. Để xác định được phương pháp tưới tiêu phù hợp cần dựa vào các yếu tố như loại cây trồng, đất, khí hậu, kích thước dụng cụ trồng,… Dưới đây Apon sẽ nói cho bạn biết những phương pháp tưới được sử dụng nhà kính nhiều nhất nhằm giúp bạn đưa lựa chọn đúng đắn và phù hợp với nhà kính bạn đang sử dụng.

Nguyên tắc khi sử dụng hệ thống tưới cho nhà kính

Nguyên tắc khi sử dụng hệ thống tưới cho nhà kính

Bên cạnh việc kiểm tra và vệ sinh cho màng nhà kính nhằm đảm bảo cây trồng phát triển tốt và việc lắp đặt hệ thống tưới tiêu trong nhà kính thuận tiện hơn thì bạn cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

Một là: Phải có hệ thống thoát nước tốt, đây là điều kiện bắt buộc phải có khi trồng cây trong nhà kính bởi nếu không có cây trồng sẽ dễ bị úng rễ dẫn đến thối rễ và chết. Ngoài ra, hệ thống thoát nước còn giúp bà con tránh lãng phí nước cũng như cung cấp đầy đủ nước cho cây.

Hai là: Hệ thống tưới nước phải tưới được đồng loạt toàn bộ cây trồng trên mọi bề mặt, tránh chỗ được tưới chỗ không được, nước tưới phải được len lỏi vào tận rễ của gốc cây để cây dễ dàng hấp thu.

Ba là: Phải luôn đảm bảo tưới nước trước khi cây thiếu nước, kịp thời, đúng lúc tránh tình trạng cây thiếu độ ẩm làm cho quá trình phát triển của cây chậm lại.

Các phương pháp tưới được sử dụng phổ biến nhất hiện nay

1. Phương pháp tưới thủ công

Phương pháp tưới thủ công

Đây là phương pháp truyền thống thân thuộc với nhiều người, chúng có những ưu và nhược điểm, cụ thể:

Ưu điểm của phương pháp tưới thủ công

  • Chi bí đầu tư ban đầu thấp, chủ yếu sử dụng những thiết bị có giá thành rẻ.
  • Có thể chủ động đưa vòi tưới tới cho từng khu vực, từng gốc cây.
  • Vừa tưới vừa quan sát các cây trồng, tạo điều kiện tốt để kiểm tra tình trạng các loại cây trồng.

Nhược điểm của phương pháp tưới thủ công

  • Lượng nước tưới không đồng đều và có thể không đạt hiệu quả, vì vậy yêu cầu phải có kinh nghiệm để xác định đã cung cấp đủ nước cho cây.
  • Với vườn có diện tích rộng sẽ tốn nhiều thời gian và lao động hơn.
  • Đối với những loại cây yêu cầu giữ lá, hoa khô thì phương pháp này khó có thể đảm bảo giữ khô được trong khi bộ rễ vẫn cần nước.
  • Nếu tưới không đúng cách sẽ làm cho cấu trúc đất của đất bị phá vỡ hoặc dòng chảy nước không được điều chỉnh đúng cách sẽ làm vỡ bầu đất dẫn đến bật rễ hoặc hạt giống.
  • Phương pháp tưới này có thể gây lãng phí nước và khó bón phân đều.
  • Không thể tự động hóa chủ yếu dựa vào sự chủ động tưới tiêu của bà con.

2. Tưới béc – phun hạt mịn

Tưới béc - phun hạt mịn

Ưu điểm của phương pháp tưới béc

  • Có thể hẹn giờ và tự động hóa không tốn thời gian và công sức tưới tiêu.
  • Đối với một số cây trồng không yêu cầu độ ẩm không khí thấp thì có thể sử dụng được phương pháp này.
  • Sử dụng phương pháp tưới béc có thể tác động đến vi khí hậu xung quanh cây trồng và tán cây.
  • Chi phí đầu tư ban đầu từ trung bình đến thấp.

Nhược điểm của phương pháp tưới béc

  • Nếu không quản lý hợp lý sẽ dẫn tới việc tưới tiêu ít hiệu quả và lãng phí.
  • Điều chỉnh tưới tiêu đồng nhất với nhau có thể là một thách thức.
  • Nếu các tán lá cây dày đặc thì hiệu quả tưới tiêu thấp có thể dẫn đến nước chảy quá mức

3. Tưới nhỏ giọt cho từng cây

Tưới nhỏ giọt cho từng cây

Ưu điểm của phương pháp tưới nhỏ giọt

  • Phương pháp tưới nhỏ giọt có thể được lập trình và tự động hóa dựa trên nhiều đầu vào khác nhau.
  • Luôn giữ được tán cây khô vì thế giảm tỷ lệ bệnh trên lá.
  • Nước tưới được phân phối đều trong bịch giá thể.
  • Có thể đo lường được lượng nước chính xác giúp giảm lượng nước sử dụng.
  • Nếu dùng thêm máng gom nước thì nước có thể được thu gom, xử lý và tái sử dụng.

Nhược điểm của phương pháp tưới nhỏ giọt

  • Chi phí đầu tư ban đầu từ trung bình đến cao.
  • Việc phân phối nước có thể có vấn đề nếu vòi nhỏ giọt không được đặt đúng vị trí hoặc chất trồng quá khô.
  • Khó có thể làm sạch và bảo trì hệ thống tưới nhỏ giọt.
  • Cần phải đầu tư thêm các dụng cụ như máng xối, hồ thu gom, hệ thống UV, hệ thống lọc,… để thu gom, xử lý và tái sử dụng nước.
  • Nước có thể bị lãng phí nếu lượng nước chảy ra từ các bịch giá thể và không được thu gom.

4. Tưới di chuyển cho từng block

Tưới di chuyển cho từng block

Ưu điểm của phương pháp tưới di chuyển cho từng block

  • Giảm bớt chi phí lao động cho chủ vườn.
  • Có thể thiết lập trình và tự động hóa.
  • Có thể được sử dụng tưới di chuyển cho từng block để áp dụng các loại sản phẩm khác nhau.
  • Có thể sử dụng như một bình xịt di động
  • Độ nước phủ đều của tán cây
  • Nếu mô hình nhà kính của bạn lớn thì đây sự lựa chọn tuyệt vời.

Nhược điểm của phương pháp tưới di chuyển cho từng block

  • Chi phí đầu tư ban đầu khá cao.
  • Chỉ có thể đáp ứng cho một số loại nhà kính.
  • Để đạt kết quả tưới tiêu tốt hơn, bạn cần có một người vận hành được đào tạo kinh nghiệm để điều chỉnh thiết bị và thực hiện kiểm tra bảo trì vận hành.
  • Ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì sẽ khó quản lý với các lô cây trồng khác nhau.

5. Tưới ngầm cho hệ thống thuỷ canh

Tưới ngầm cho hệ thống thuỷ canh

Ưu điểm của phương pháp tưới ngầm

  • Sử dụng phương pháp tưới ngầm có tác động tích cực đến độ đồng đều và độ ẩm của đất trồng.
  • Có thể áp dụng cho nhiều hệ thống trồng trọt khác nhau.
  • Nước tưới có thể được thu gom và tái chế vì thế giúp giảm đáng kể lượng nước thải.
  • Có thể sử dụng được cho nhiều loài cây trồng và thùng chứa có nhiều kích thước.
  • Tán lá cây vẫn luôn được giữ khô.

Nhược điểm của phương pháp tưới ngầm

  • Chi phí đầu tư ban đầu từ trung bình đến cao.
  • Có thể tạo ra lượng muối tích tụ trong dung dịch thuỷ canh không thể xả hỗn hợp qua hệ thống tưới ngầm.
  • Phương pháp này tạo ra nhiều nước thải nếu như không được thu gom.
  • Đòi hỏi giá thể thuỷ canh phải có khả năng dẫn ẩm tốt nhưng đồng thời cũng có thể thoát nước.
  • Nếu chẳng may nguồn nước bị ô nhiễm, mầm bệnh sẽ lây lan nhanh chóng.
  • Yêu cầu phải có hệ thống xử lý nước hiệu quả nhằm có thể tái sử dụng nước một cách an toàn.

6. NFT – Kỹ thuật màng dinh dưỡng

NFT - Kỹ thuật màng dinh dưỡng

Ưu điểm 

  • Dòng nước luôn chuyển động nhằm cải thiện hàm lượng oxy hòa tan.
  • Nước tưới có thể được tái sử dụng và tái chế.
  • Hệ thống NFT được lập trình và tự động
  • Lượng nước sử dụng sẽ giảm khi nó chạy qua hệ thống theo vòng lặp.

Nhược điểm

  • Chi phí đầu tư ban đầu cao
  • Hệ thống cần được quản lý bởi nhà điều hành có trình độ và kinh nghiệm
  • Phải đảm bảo môi trường luôn được kiểm soát khí hậu.
  • Phương pháp tưới NFT khó kiểm soát mầm bệnh vì chúng có thể lây lan nhanh chóng.

7. Phương pháp tưới phun sương cho nhà kính

Phương pháp tưới phun sương cho nhà kính

Ưu điểm của phương pháp tưới phun sương 

  • Có khả năng tưới một khối lượng lớn nước nhất định mặc dù các giọt nước là dạng sương rất nhỏ.
  • Có thể áp dụng cho việc gieo mầm, tạo rễ.
  • Cân bằng được độ ẩm không khí và khí hậu trong nhà kính hoặc khu vực trồng trọt.

Nhược điểm của phương pháp tưới phun sương

  • Chi phí đầu tư ban đầu từ trung bình đến cao.
  • Yêu cầu phải có một hệ thống lọc độ tinh khiết cao.
  • Phải lắp đường dây cao áp khi sử dụng hệ thống phun sương.

Ngoài những phương pháp tưới sử dụng trong nhà kính thì còn một phương pháp có khả năng đảm bảo cường độ ánh sáng là sử dụng lưới che nắng dệt thoi hoặc lưới che nắng dệt kim. Việc sử dụng lưới che nắng giúp ngăn cản bớt ánh nắng đi qua nhưng nguồn không khí vẫn có thể đi qua tạo ra không gian mát mẻ nhằm kích thích quá trình sinh trưởng giúp cho cây đạt năng suất và chất lượng tốt.

Xem thêm: Những biện pháp làm mát nhà kính hiệu quả vào mùa hè mà không cần điện

Trên đây là ưu và nhược điểm của những phương pháp tưới được sử dụng nhà kính nhiều nhất có thể giúp ích cho bạn. Dù bạn lựa chọn phương tưới nào cho nhà kính thì việc kiểm tra và bảo dưỡng vẫn nên được thực hiện thường xuyên để cho cây trồng phát triển khỏe mạnh. 

TAGS: APONhsiachenvnluoidailoanluoichongcontrungmangnhakinhluoichenangbatphudatchongcoluoichancontrungmangpenhakinhmangphunhakinhluoichelanbattrainennhakinhbatdiachongco

Bài viết nổi bật

Cách làm nhà lưới nông nghiệp trồng rau sạch 10 June, 2022

Làm nhà lưới trồng rau đang là xu thế của bà con nông dân từ nông thôn đến thành thị hiện nay. Xây dựng nhà lưới nông nghiệp đơn giản, không tốn quá nhiều chi phí so với những mô hình trồng rau khác. Mô hình nhà lưới trồng rau giúp nông dân đảm bảo […]

Liên kết mạng xã hội:

error: Content is protected !!