Bật mí bí quyết trồng dưa lê hoàng kim và cách chăm sóc “siêu trái”
Bật mí bí quyết trồng dưa lê hoàng kim và cách chăm sóc “siêu trái”
Được đăng bởi thuong
Dưa lê hoàng kim có hàm lượng dinh dưỡng rất cao và đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của con người. Chính vì thế, loại dưa này mang lại giá trị kinh tế cực kỳ cao nên được rất nhiều nhà nông canh tác. Bạn đang rất muốn trồng dưa lê hoàng kim để kinh doanh nhưng chưa biết cách trồng và chăm sóc nó như thế nào. Hãy cùng Apon tìm hiểu bí quyết qua bài viết sau đây.
Giới thiệu về dưa lê hoàng kim
1. Đặc tính của giống dưa lê hoàng kim
Dưa lê hoàng kim là loài cây thuộc thân thảo, quả có hình Oval, vỏ quả trơn bóng. Khi quả chín vỏ quả dưa lê có màu vàng kim đẹp mắt, ruột quả thì có màu trắng và thịt quả giòn ngọt.
Dưa lê hoàng kim có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ sau 58 – 60 ngày gieo trồng là có thể thu hoạch quả. Quả dưa lê thường có kích thước đạt trọng lượng trung bình từ 1,5 – 2kg. Và thời vụ trồng dưa lê hoàng kim từ tháng 3 – 10 nhưng thời điểm thích hợp nhất trồng dưa lê hoàng kim nhất vẫn là vào mùa Xuân – Hè khoảng tháng tháng 4 – 8.
2. Lợi ích của dưa lê hoàng kim
Dưa lê hoàng kim có giá trị dinh dưỡng rất cao, giàu vitamin A, E và C và chứa chất Arginine rất tốt cho người bị suy tim và tiểu đường. Dưa lê còn chứa chất lycopene có vai trò chống oxy hóa và có tác dụng tốt đối với việc phòng ngừa các bệnh về ung thư, nhất là ung thư tiền liệt tuyến. Ngoài ra, lượng chất xơ có trong dưa lê hoàng kim giúp ích cho chúng ta trong việc ngăn ngừa lão hóa xương. Đồng thời, chúng còn giúp cho người bị tình trạng táo bón được cải thiện. Thậm chí dưa lê hoàng kim còn tốt cho sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi. Dưa lê còn hỗ trợ cho người cân bởi hàm lượng chất xơ trong dưa cao nhằm hạn chế cảm giác thèm ăn,…
Kỹ thuật trồng dưa lê hoàng kim
Trước khi trồng dưa lê hoàng kim bạn cần chuẩn bị thật kỹ các bước sau để việc trồng cây trở nên dễ dàng, đồng thời giúp cây sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh:
1. Chuẩn bị vật liệu trồng
Các vật liệu dùng để trồng dưa lê hoàng kim rất đơn giản và bạn có thể dễ dàng tìm mua ở bất kỳ cửa hàng vật tư nông nghiệp nào. Cụ thể:
- Chậu trồng dưa lê hoàng kim có thể tích tối thiểu khoảng 12 lít
- Màng nhà kính
- Khay ươm hạt giống
- Hạt giống dưa lê hoàng kim
- Đất sạch nếu bạn không xử lý được nguồn đất
2. Gieo hạt và ươm cây con
Trước khi trồng dưa lê hoàng kim trong nhà kính bạn cần phải lưu ý thật kỹ đến kỹ thuật gieo hạt và ươm cây. Bởi đây chính là nền tảng cho sự phát triển tốt của cây dưa lê hoàng kim sau này.
- Bạn nên tiến hành gieo ươm cây giống dưa lê trong bầu đất và giá thể dùng để ươm bao gồm: đất xốp nhẹ đã qua xử lý sạch mầm bệnh, tro trấu đã hoai mục và phân chuồng trộn đều với nhau.
- Hạt giống trước khi gieo trồng cần được ngâm trong nước sạch khoảng 4 tiếng, sau đó ủ trong khoảng một ngày. Khi hạt bắt đầu nảy mầm, bạn tiến hành gieo hạt vào bầu đất và chỉ nên gieo 1 hạt/bầu.
- Sau khi gieo khoảng 8 – 10 ngày, lúc này cây đã có khoảng 1 – 2 lá thật thì có thể chuyển ra trồng.
3. Mật độ và khoảng cách trồng
Đối với kỹ thuật trồng dưa lê hoàng kim bên trong nhà kính thì bạn cũng cần chú ý đến khoảng cách và mật độ giữa các cây bởi chúng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây. Thông thường có hai cách để tạo không gian cho cây sinh trưởng:
- Trồng giàn: Số lượng giống dưa tiêu chuẩn khi trồng bằng cách này là khoảng 1 – 1,2 kg/ha. Mật độ giữa các cây phù hợp là khoảng 0,5cm, mỗi hàng cách hàng khoảng 1,5m. Nếu bạn trồng hàng đôi thì số lượng cây dưa lê hoàng kim tiêu chuẩn từ 25.000 – 26.000 cây/ha.
- Trồng bò trên mặt đất: Số lượng trồng cây dưa lê theo tiêu chuẩn trên một ha là khoảng 400 – 500 g. Khoảng cách giữa các cây khoảng 0,5cm và mỗi mỗi hàng cách nhau khoảng 4m. Còn trồng dưa lê hoàng kim hàng đôi thì mật độ cây phù hợp khoảng 9.000 – 10.000 cây/ha.
4. Cách trồng dưa lê hoàng kim
Sau khi cây đã nảy mầm bạn tiến hành chọc lỗ nhỏ ở giữa chậu đã chuẩn bị trước đó và đặt cây giống vào chậu. Lưu ý, khi tháo bầu ươm dưa lê hoàng kim bạn phải tiến hành thật nhẹ nhàng và không được làm động rễ. Sau đó, lấp đất và nén nhẹ phần gốc giúp cây cố định rồi tưới đẫm nước cho cây thích nghi với môi trường sinh sống mới. Ngoài ra, trong giai đoạn mới này bạn nên đặt chậu ở nơi râm mát đến khi cây bắt đầu cứng cáp thì đặt mang ra nơi có ánh sáng thích hợp..
Cách chăm sóc dưa lê hoàng kim
Khi chăm sóc dưa lê hoàng kim, bạn nên chú ý đến các bước chăm sóc như bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại và bấm ngọn tỉa nhánh. Cụ thể như sau:
1. Tưới nước
Khi tưới nước bạn cần phải xem xét các yếu tố như thời tiết, tính chất đất trồng và thời kỳ phát triển của cây và hai thời điểm thích hợp nhất để tưới là vào lúc sáng hoặc chiều mát. Nếu thời tiết hanh khô, nắng nóng thì bạn cần tưới nhiều nước hơn nhưng không được để cây bị úng rễ. Nếu thời tiết mưa nhiều, độ ẩm cao bạn có thể hạn chế việc tưới tiêu và để hạn chế mưa to làm ngã, dập cây hoặc quả bạn có thể dùng thêm lưới che nắng dệt thoi để làm giảm lượng nước.
2. Ánh sáng
Dưa lê hoàng kim là cây thuộc nhóm ưa nắng, vì vậy cây cần thời gian chiếu sáng ít nhất khoảng 8 giờ/ngày để cây sinh trưởng phát triển tốt. Khi cây dưa lê hoàng kim thiếu nắng lá sẽ nhỏ và hiệu suất quang hợp cũng sẽ giảm từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của trái. Chính vì thế bạn nên chú ý đến vị trí trồng cây và phải đảm bảo nguồn chiếu sáng cho cây đầy đủ.
3. Bấm ngọn, tỉa nhánh, chọn trái
Khi cây bắt đầu có khoảng 5 – 6 lá thật thì bạn tiến hành cắt tỉa nhánh và bạn cần cắt bỏ cho đến khi cây dưa lê ra đến lá thứ 8 – 13 thì bạn để nhánh đó lại. Để tránh cây vươn quá cao ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc và thu hoạch thì khi cây được khoảng 22 – 25 lá thì bạn nên cắt ngọn. Lưu ý vị trí để ra quả tốt nhất là từ lá thứ 8 – lá thứ 13 và nên để ra quả trên nhánh (chèo). Khi trên nhánh để trái, bạn nên giữ lại 2 lá và tiến hành bấm ngọn của nhánh đi để cây dưa lê hoàng kim tập trung nuôi quả. Sau khi chọn lọc trái, bạn cần tỉa bỏ hết những nhánh và quả còn lại và mỗi dây chỉ nên giữ lại từ 1 – 2 quả.
4. Cách phòng trừ sâu bệnh
Khi trồng dưa lê hoàng kim thì việc phòng ngừa sâu bệnh rất quan trọng nhưng công việc này cũng khá đơn giản không mất nhiều thời gian và công sức. Hiện nay, chúng ta có rất nhiều cách để ngăn chặn côn trùng, sâu bệnh tấn công như sử dụng các loại thuốc phòng trừ nhưng cách này có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Ngoài cách trên thì có một cách phòng trừ sâu bệnh, côn trùng hiệu quả hơn là sử dụng lưới chống côn trùng để bảo vệ một cách toàn diện và an toàn.
Thu hoạch dưa lê hoàng kim
Sau khi cây đậu quả khoảng 28 – 35 ngày, vỏ quả dưa lê hoàng kim chuyển sang màu vàng đặc trưng, lúc này chính thời kỳ thích hợp để chúng ta thu hoạch. Lưu ý, khi thu hoạch bạn phải thực hiện nhẹ nhàng tránh làm dập hoạch nứt quả, khiến quả bị hỏng, từ đó lợi nhuận thu được sẽ giảm bớt.
Xem thêm: Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng
Trên đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa lê hoàng kim cực kỳ đơn giản và bạn có thể áp dụng theo. Vậy còn chờ gì nữa, các bạn hãy bắt tay vào trồng ngay cho mình những vườn dưa lê hoàng kim thơm ngon, giọt ngọt nào. Chúc các bạn sớm thành công.