Trồng dâu tây chịu nhiệt – Mang Đà Lạt về thành thị
Trồng dâu tây chịu nhiệt – Mang Đà Lạt về thành thị
Được đăng bởi thuong
Bạn đã từng cố gắng thử gieo trồng dâu tây Đà Lạt tại nhà nhưng không thành công. Vì thế giống dâu tây chịu nhiệt đang là lựa chọn được nhiều sử dụng để gieo trồng cho những khu vực nắng nóng như thành thị. Bạn có muốn trồng cho mình một chậu dâu tây chịu nhiệt không? Hãy cùng Apon tìm hiểu kỹ thuật trồng dâu tây chịu nhiệt nhé!
Giới thiệu về giống dâu tây chịu nhiệt
Dâu tây rất đa dạng về chủng loại nhưng nhìn chung chúng đều có đặc điểm chung đó là sinh trưởng và phát triển ở nơi có khí hậu mát mẻ, lạnh. Nếu như thời tiết quá khắc nghiệt thì chúng có khả năng chết, không phát triển thậm chí không ra hoa, hoặc ra hoa nhưng không đậu quả. Chính vì vậy, hiện nay đã ra đời giống dâu tây chịu nhiệt khắc phục được các nhược điểm trên và cũng mang lại chất lượng cao.
Giống dâu tây chịu nhiệt có đặc điểm là cho trái sai, quả đỏ mọng, đẹp mắt ăn rất ngon. Ngoài ra, thời gian gieo trồng dâu tây chỉ khoảng 100 ngày là đã cho thu hoạch lứa đầu tiên. Hơn thế nữa, giống dâu tây chịu nhiệt có thể sinh trưởng ở những nơi có thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng lên đến 400C như thành thị. Đặc biệt, cây cho quả quanh năm, không phải đợi đến mùa vụ như các giống dâu tây khác, đồng thời tuổi thọ của dâu tây chịu nhiệt khá cao, trong điều kiện chăm sóc tốt thì mỗi cây dâu tây có thể thu hoạch từ 7 – 8 năm và sản lượng dâu tây trung bình 1 gốc đạt khoảng 1,5 – 2 kg.
Cách trồng và chăm sóc dâu tây chịu nhiệt
1. Chọn giống dâu chịu nhiệt
Dâu tây thường được trồng ở khí hậu mát mẻ, tuy nhiên có một số giống được lai tạo phù hợp với khí hậu nhiệt đới. Các giống dâu trồng ở khu vực nhiệt đới có chất lượng không thua kém trồng ở xứ lạnh. Có hai cách để trồng dâu tây, một là trồng bằng hạt giống, phương pháp này sẽ hơi lâu. Cách thứ 2 là trồng dâu tây bằng cây giống hoặc các ngó trên cây. Hạt giống dâu tây chịu nhiệt là loại được bán khá chạy tại nhiều cửa hàng bán vật tư làm vườn. Bạn có thể mua và ươm trồng ngay cho khu vườn của mình nhé!
2. Thời điểm thích hợp trồng dâu tây chịu nhiệt ở Sài Gòn
Để cây sinh trưởng và phát triển tốt thì thời điểm gieo trồng dâu tây đúng là yếu tố quan trọng nhất. Với dâu tây thì thời điểm thích hợp nhất để gieo trồng dâu tây là vào tháng 9 – 10 dương lịch. Vì thời điểm này là vào cuối mùa mưa, độ ẩm không khí rất thích hợp để dâu tây nảy mầm. Đặc biệt là với giống dâu tây chịu nhiệt, đặc biệt khi trồng Sài Gòn hoặc ở các thành thị thì mức độ thành công lên đến 90 – 100%.
3. Chọn giá thể
Dâu tây vốn dĩ là loại cây sống ở khí hậu lạnh và sinh trưởng mạnh trong điều kiện đất có hàm lượng dinh dưỡng hữu cơ cao. Vì vậy khi trồng dâu tây ở thành thị bạn nên chọn những loại đất thịt nhẹ, có khả năng thoát nước và độ ẩm cao. Ngoài ra, nếu bạn muốn thu hoạch được những quả đạt chất lượng và năng suất thì có thể sử dụng đất hữu cơ để làm giá thể.
Để kích thích cây ra rễ và phát triển tốt, bạn có thể trộn giá thể đất trồng dâu tây theo công thức gồm 5 phần đất thịt có thể sử dụng đất bazan màu mỡ, 3 phần xơ dừa sau khi đã xử lý, 2 phần trấu hun và phân lân. Hoặc bạn có thể mua đất sạch Orgamix Bazan tại các cửa hàng đã được phối trộn sẵn để làm giá thể vừa tiện lợi và vừa giàu dinh dưỡng cho cây trồng.
4. Chọn dụng cụ trồng dâu tây chịu nhiệt
Chọn chậu trồng dâu tây chịu nhiệt là bước khá quan trọng trước khi trồng đặc biệt là ở thành thị vì thế bạn cần lưu ý về các vấn đề sau: Không nên chọn các chậu nhỏ vì trong quá trình cây phát triển bạn sẽ phải tốn công để chia ngăn và thay chậu thường xuyên. Chậu trồng thích hợp và tốt nhất là nên chọn chậu có đường kính từ 20cm trở lên. Ngoài ra, bạn nên đặt chậu cây dâu tây ở nơi đón nhiều ánh sáng mặt trời từ 6 – 8 tiếng/ ngày. Bạn có thể sử dụng chậu treo hoặc chậu hàng rào tuỳ vào khu vực trồng của bạn vừa làm đẹp ban công mà cũng giúp quả dâu được thả xung quanh chậu mà không phải tiếp xúc chạm đất, tránh thu hút côn trùng tới phá hoại.
5. Kỹ thuật trồng dâu tây chịu nhiệt
Sau khi đã chọn được chậu trồng dâu tây phù hợp thì bạn có thể bắt đầu tiến hành cho đất vào 2/3 chậu, tiếp theo là đặt cây giống dâu tây chịu nhiệt vào và lấp đất. Nơi đặt chậu trồng phải là nơi thoáng mát và có nắng buổi sáng chiếu vào như ban công, cửa sổ, sân thượng có nắng nhẹ,… Nếu bạn trồng cây dâu tây ngoài trời thì có thể dùng lưới che nắng để che chắn bớt cường độ ánh nắng nhất là vào buổi trưa để cây dâu tây không bị héo và cháy lá.
6. Cách chăm sóc dâu tây chịu nhiệt
Để dâu tây chịu nhiệt cho ra sản lượng và đạt chất lượng tốt nhất bạn nên tham khảo các cách chăm sóc dâu tây dưới đây:
- Tưới nước: Bạn không nên tưới nước trực tiếp vào gốc, hoa hoặc quả. Thay vì thế bạn nên tưới quanh mép chậu đến khi mặt chậu ướt đều và cách gốc khoảng 3cm là đã đảm bảo cây dâu được cung cấp nước đầy đủ. Lưu ý bạn nên tưới nước 2 lần/ ngày vào thời điểm sáng sớm và chiều mát.
- Phủ đất: Do tính chất ưa ẩm của cây dâu, nên quả thường mọc thấp nằm trên mặt đất. Ta có thể phủ lên 1 lớp rơm trên bề mặt xung quanh gốc hoặc (bạt phủ đất chống cỏ,)… Để giúp cho cây giữ ẩm tốt, lại nâng đỡ cho quả được sạch tránh xa mặt đất
- Bón phân: Trong quá trình phát triển khi cây chưa ra hoa chúng ta nên bón phân đạm urê 1 tuần/ lần. Trước khi cây ra hoa bạn nên dùng phân NPK hòa nước tưới cho cây và tiếp tục đến khi cây dâu tây cho quả. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với phân cá để bón lá và phân trùn quế để bón gốc nhằm đạt kết quả tốt nhất.
- Sâu bệnh: Sau khi trồng 3 ngày nên diệt nấm 1 tháng/lần để các mầm bệnh không có khả năng sinh trưởng. Ngoài ra, nếu bạn trồng nhiều dâu tây thì bạn nên phun Pesieu 1 tháng/ lần đẻ trị nhện đỏ đến khi cây có hoa thì dừng lại.
- Tỉa lá: Chúng ta nên tỉa bớt lá khi cây ra nhiều lá để cây có đủ dinh dưỡng nuôi trái. Bạn nên cắt tỉa lá cách gốc khoảng 2cm và để lại từ 6 – 8 cặp lá. Nếu dâu tây đang trong thời kỳ đẻ nhánh thì bạn chỉ nên để 4 – 6 cành con để không kiệt cây.
Những lưu ý trong giai đoạn thu hoạch
Trong giai đoạn đầu khi dâu ra hoa bạn nên ngắt bỏ chùm hoa bói đầu tiên để cây tăng cường sinh trưởng và phát triển. Nếu cây ra nhiều nụ, hoa, trái thì chúng ta nên tỉa bớt nhằm loại bỏ những trái bị dị dạng, sâu bệnh và loại bỏ những lá già, lá sâu.
Trong giai đoạn ra hoa thứ 2 bạn cũng nên lưu ý cân bằng giữa khả năng phát triển mật độ tán lá và số lượng hoa trái trên cây dâu tây để cây có đủ nguồn dinh dưỡng nuôi trái và cho ra những quả to, đạt chất lượng.
Xem thêm: Mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng
Bên trên là kỹ thuật trồng dâu tây chịu nhiệt mà Apon muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn có thêm kinh nghiệm trong việc trồng trọt của mình. Cùng chia sẻ bài viết này đến với cộng đồng nhiều hơn nhé! Apon chúc bạn sớm thành công!