Các giống rau trồng mùa mưa năng suất cao cho bà con nông dân
Các giống rau trồng mùa mưa năng suất cao cho bà con nông dân
Được đăng bởi thuong
Rau xanh là một loại nguyên liệu không thể thiếu trong những bữa cơm của gia đình Việt. Tuy vậy, mỗi mùa lại có một cách trồng khác nhau, đặc biệt trồng rau trong mùa mưa thường gặp nhiều bất lợi hơn trong mùa nắng. Người trồng phải đặc biệt lưu ý trong việc lựa chọn giống và kỹ thuật canh tác hỗ trợ vườn rau phát triển đều và đảm bảo nguồn rau vẫn đủ dưỡng chất. Vì thế người làm vườn cần bỏ túi các kinh nghiệm trồng và kỹ thuật chăm sóc các giống rau trồng mùa mưa cho năng suất cao nhất được Apon chia sẻ dưới đây.
Nên trồng rau gì vào mùa mưa?
1. Rau ngót – Giống rau trồng mùa mưa đem lại hiệu quả kinh tế cao
Nếu bạn đang băn khoăn mùa mưa nên trồng rau gì thì sự lựa chọn tốt nhất sẽ là cây rau ngót. Đây là một loại cây quen thuộc của Việt Nam, có thể sinh trưởng tốt trong cả mùa nắng và mùa mưa. Rau ngót có tính mát, chứa nhiều vitamin như A, C và chất sắt, thường được dùng để nấu canh, ép lấy nước uống chữa bệnh,…
Không những thế, loại rau này còn được dùng làm vị thuốc chữa bệnh đơn giản, giúp bảo vệ cơ thể, thanh nhiệt, bổ huyết, lợi tiểu, đặc biệt là giúp phụ nữ sau sinh nhanh chóng loại bỏ được các dịch bẩn ra ngoài tử cung.
2. Rau muống – Giống rau trồng mùa mưa nhất định không nên bỏ qua
Rau muống có lợi cho hệ tim mạch, ngăn ngừa được bệnh tiểu đường, điều trị được bệnh thiếu máu và giúp tăng cường hệ miễn dịch. Rau muống rất dễ trồng và cũng dễ để sử dụng, bạn có thể xào, nấu canh, luộc hoặc ăn lẩu trong những ngày mưa với tiết trời se lạnh này.
Rau muống là một giống rau trồng mùa mưa sinh trưởng tốt trong các điều kiện thời tiết khí hậu khác nhau. Hơn nữa, đây cũng là một trong các loại rau chịu ngập nước nên trồng trong mùa mưa là hoàn toàn hợp lý.
Bắt tay ngay vào việc gieo hạt trực tiếp xuống đất hoặc ngâm vào nước ấm để sự nảy mầm được diễn ra nhanh chóng hơn. Người trồng cũng có thể tận dụng những gốc rau muống già để tạo nên vườn rau xanh mát. Để trồng rau muống vào mùa mưa vẫn đảm bảo lớn nhanh và tốt lá, người trồng có thể bón thêm đạm hoặc các loại phân bón hóa học khác.
3. Các loại rau họ cải
Mùa mưa với cường độ nắng thấp nên cực kỳ thích hợp cho việc trồng các loại rau họ cải như: cải cúc, cải ngọt và cải xanh,… Hàm lượng chất khoáng và vitamin trong cải rất tốt cho mắt và tim mạch. Chính vì thế, rau họ cải được biết đến là nguồn rau xanh cần thiết đối với sức khỏe cả gia đình. Đây cũng là một trong những loại rau ăn lá có khả năng thích nghi cao với môi trường. Bạn có thể chọn trồng cải xanh, cải ngồng hoặc rau cải bó xôi nếu bạn có con đang trong độ tuổi ăn dặm.
Nếu trồng rau cải trong thùng xốp lớn, khi thu hoạch bạn chỉ cần cắt tỉa những lá lớn trước, chừa lại phần thân và lá nhỏ để cho cây tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, một nhược điểm của rau là dễ bị dập nên khi trồng trong thời tiết mưa, gió lớn hoặc thỉnh thoảng có bão, bạn cần phải có biện pháp bảo vệ cẩn thận như thiết lập hệ thống màng nhà kính hoặc nhà lưới xung quanh vườn rau.
4. Cà chua
Cà chua xuất hiện trong hầu hết nhiều món ăn kể cả là những món chấm. Các loại cà chua ngày càng đa dạng với đủ màu sắc nhằm tạo sự hấp dẫn cho người tiêu dùng. Đặc biệt, cây cà chua rất dễ trồng và phát triển rất nhanh vào mùa mưa với số lượng quả nhiều và căng mọng.
Cà chua tiếp tục là một trong các loại thực phẩm có thể tự trồng tại một góc nhỏ trong nhà mà vẫn có thể cho được vụ mùa bội thu. Thời điểm tốt nhất để trồng cà chua bắt đầu từ tháng 9 hoặc bạn có thể gieo sớm hơn vào độ khoảng tháng 7-8.
Kỹ thuật trồng các giống rau trồng mùa mưa
Trồng các giống rau vào mùa mưa dễ gặp tình trạng sâu bệnh, nhất là bệnh thối nhũn và làm giảm đi năng suất rau khi thu hoạch. Tuy nhiên, mùa mưa cũng khá thuận lợi cho việc phát triển của rau nếu bạn có biện pháp phòng trừ kịp thời và hợp lý.
1. Chọn các giống rau trồng mùa mưa phù hợp
Mùa mưa trời thường nhiều mây, thiếu ánh sáng nên khả năng quang hợp của cây cũng kém hơn so với mùa khô. Chính vì thế, bạn nên chọn các loại rau ăn lá nhỏ, tán lá gọn, thời gian sinh trưởng ngắn, thời gian thu hoạch sớm như: cải xanh, cải ngồng, cải ngọt, bí đỏ, bí xanh và các loại rau thơm,… Tốt nhất, nên chọn những loại rau giống có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ những cơ sở sản xuất hạt giống có uy tín trên thị trường hiện nay.
Vào những ngày bình thường, tỷ lệ nảy mầm tương đối thấp và không đồng đều. Vào mùa mưa, thì tỷ lệ này lại càng thấp hơn. Vì vậy, bạn cần phải xử lý hạt trước khi gieo để tăng tỷ lệ nảy mầm và độ đồng đều giữa các cây con. Riêng đối với những loại hạt có vỏ dày, cứng thì bạn nên ngâm và ủ hạt trong nước ấm với tỷ lệ 2:3 (nước sôi: nước lạnh, với nhiệt độ khoảng 45 – 50 độ C) trong vòng 6 – 7 tiếng.
Bên cạnh đó, do hạt giống rau có kích thước không quá lớn nên rất dễ văng khắp nơi hoặc vùi sâu vào trong đất sau trận mưa lớn. Vì vậy, khi rải hạt giống rau trực tiếp lên đất, sức nảy mầm của hạt giống ít và không đồng đều. Bạn nên sử dụng các dụng cụ như: bầu, máy khuấy, viên nén ươm hạt,… để ủ hạt khi trồng rau mùa mưa.
2. Làm đất
Sau những cơn mưa nặng hạt, kéo dài, nước thoát không kịp dễ dẫn đến tình trạng ứ đọng nước. Nếu khi đó đất trồng quá mịn thì rễ cây dễ bị ngợp và khó hấp thụ được chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng cây bị ngập úng, thối rễ và giảm năng suất cuối mùa vụ.
Vì vậy, đất trồng rau mùa mưa cần phải đảm bảo các yếu tố như sau:
- Độ thoát nước tốt
- Độ thông thoáng ở mức cao
- Giàu mùn và chất dinh dưỡng đầy đủ
Nên trộn đất với những thành phần khác như: đất thịt, tro trấu, mùn dừa và phân hữu cơ với tỷ lệ 3: 2: 2: 3. Nếu cải tạo đất từ vụ trước thì nên chú ý vào các bước xử lý trước như: phơi ải đất, bổ sung đất trồng, phòng trừ mầm bệnh bằng vôi bột hoặc sử dụng hệ thống lưới chống côn trùng để ngăn ngừa tối đa tình trạng sâu bệnh gây ảnh hướng đến cây trồng.
3. Chăm sóc giống rau trồng mùa mưa
Việc tưới nước cho rau trồng nhằm đảm bảo đủ độ ẩm cho bộ rễ và rửa sạch bụi bám vào bề mặt lá rau giúp cho sự quang hợp của cây dễ dàng, mùa mưa nên tưới một lần vào buổi sáng sớm, nếu mưa kéo dài thì nên tiến hành chống úng cho rau. Đôi khi tưới rau chưa đúng cách cũng sẽ làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây rau nói chung.
Khi trồng rau vào mùa mưa, chúng ta thường lo sợ việc bón thêm phân sẽ gây ra tình trạng thất thoát, lãng phí. Nhưng bạn hãy yên tâm, điều đó chỉ xảy ra khi chúng ta không sử dụng đúng loại và đúng cách.
Bón phân lúc trời mưa nhiều cần phải che chắn bằng các vật liệu che phủ như rơm rạ, trấu, bạt,… Đồng thời khi bón cho các loại rau ăn lá, rau dài ngày có thể xới nhẹ phần lớp đất trên mặt để bón phân vào đất.
Trong mùa mưa, bạn nên hạn chế bón thêm các loại phân có hàm lượng đạm cao. Rau thừa đạm sẽ dễ đổ ngã và là môi trường lý tưởng cho sâu bệnh tấn công và phát triển. Phân hữu cơ tự nhiên sẽ là một lựa chọn an toàn và thích hợp nhất vào thời điểm này.
Đặc biệt, phân trùn quế với những tính năng nổi bật giúp tăng sức đề kháng và cung cấp chất dinh dưỡng cho rau trồng trong mùa mưa như:
- Hàm lượng nitơ (N) trong phân nằm ở mức cân đối.
- Hàm lượng đa-trung-vi lượng đầy đủ, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho rau.
- Kết hợp với axit humic, axit fulvic hỗ trợ tạo ra mùn cho đất.
- Phân vi sinh có lợi, phân giải các chất dinh dưỡng khó tan được trong đất và giúp tăng sức đề kháng của bộ rễ cây trồng đối với các loại mầm bệnh trong mùa mưa.
Bạn nên sử dụng phân trùn quế trong toàn bộ quá trình trồng và chăm sóc rau để vườn rau tươi tốt và an toàn trong thời điểm mùa mưa bão. Bạn có thể sử dụng phân trùn quế theo các giai đoạn như sau:
- Phân bón: Sử dụng phân trùn quế ở dạng bột, trộn với tỷ lệ 3: 7 so với các giá thể còn lại.
- Bón thúc: Phân trùn quế ở dạng viên nén có đặc tính tan chậm, dinh dưỡng phân giải chậm, hạn chế được việc thất thoát sau mưa. Đặc biệt phù hợp đối với các loại rau dài ngày, rau ăn quả.
4. Làm giàn cho giống rau trồng mùa mưa
Vào mùa mưa, việc làm giàn cho rau là điều cần phải lưu ý. Mưa lớn và gió lốc thường xuyên xảy ra sẽ làm dập lá, rụng rau. Vì vậy, bạn cần phải làm giàn chắc chắn hơn so với mùa nắng (tham khảo thêm về kinh nghiệm trồng rau mùa nắng) . Bên cạnh đó, nó còn giúp rau quang hợp, phát triển tốt hơn, tăng được năng suất khi thu hoạch. Để làm giàn trồng rau, bạn có thể sử dụng các vật liệu dễ kiếm như: tre, nứa,… tùy theo loại rau có trong vườn nhà bạn.
Có thể thấy, trồng và kỹ thuật chăm sóc giống rau trồng mùa mưa đòi hỏi nhiều thời gian và công sức nghiên cứu tìm hiểu hơn. Người làm vườn cần phải đảm bảo hạt giống đảm bảo năng suất cùng với hệ thống vườn trồng, tưới tiêu đạt tiêu chuẩn.