Kỹ thuật trồng rau xà lách thuỷ canh trong nhà kính đơn giản, hiệu quả
Kỹ thuật trồng rau xà lách thuỷ canh trong nhà kính đơn giản, hiệu quả
Được đăng bởi thuong
Hiện nay, trồng xà lách thủy canh trong nhà kính đang là mô hình được áp dụng phổ biến tại các trang trại trồng rau. Xà lách thủy canh trồng rất dễ trồng chỉ cần nắm rõ các kỹ thuật thì bạn có thể tiến hành trồng một cách dễ dàng. Nếu bạn đang có ý định xây dựng một vườn rau xà lách thuỷ canh để kinh doanh, hãy cùng Apon tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Các giống xà lách thủy canh phổ biến hiện nay
Hiện nay, có rất nhiều loại xà lách được trồng phổ biến ở nước ta và bạn có thể lựa chọn để bắt đầu trồng cho khu vườn của mình.
- Xà lách Mỹ: loại xà lách này có lớp lá bên ngoài màu xanh còn lớp lá bên trong thì trắng hơn. Điểm nổi bật của xà lách Mỹ là có kết cấu lá giòn, có mùi nhẹ và nhiều nước.
- Xà lách lá xoăn: lá của loại xà lách nay khá giòn nhưng không giòn bằng xà lách Mỹ và có vị đắng hơn. Xà lách lá xoăn có nhiều nếp uốn xoăn, gân lá xà lách giòn, dài và nhỏ và thường được sử dụng trong các nhà hàng.
- Xà lách Carol: xà lách này có vị hơi đắng nhưng một lúc sau sẽ cảm nhận được vị ngọt trong rau, xà lách Carol có kết cấu giòn , thanh mát được dùng để làm salad vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng.
- Xà lách mỡ: loại xà lách này có kết cấu mềm và vị ngọt hơn so với các loại xà lách khác. Xà lách mỡ có lá lớn và được sắp xếp khá lỏng lẻo và dễ dàng tách ra từ thân của nó.
- Xà lách Romaine: Đây là loại xà lách có chiều dài lá dài nhất, lá giòn và đậm hương vị hơn các loại khác. Xà lách Romaine chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng như vitamin A, B1, B2, B9, C tốt cho sức khỏe người tiêu dùng.
- Xà lách lô lô: Lá của loại xà lách này sắp xếp rời rạc, tán lá rộng và xoăn. Ngoài ra, hương vị của xà lách lô lô nhẹ, dễ ăn, lá có kết cấu hơi giòn.
Cần chuẩn bị vật liệu và dụng cụ gì để trồng xà lách thuỷ canh trong nhà kính
1. Giá thể thủy canh
Đối với bất kể một loại cây trồng nào thì giá thể đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, có rất nhiều loại giá thể thuỷ canh được dùng nhiều nhất như xơ dừa, trấu, dăm bào gỗ,… mỗi một loại giá thể đều có mặt ưu điểm và hạn chế khác nhau. Đặc biệt, xà lách là loại rau rất dễ trồng nên có thể chọn bất kỳ loại giá thể nào để trồng. Thông thường xơ dừa và trấu là hai loại được dùng nhiều nhất vì chúng dễ tìm và dễ mua, đồng thời tỷ lệ trộn của giá thể là 1:1.
2. Thùng chứa dinh dưỡng
Trước khi bắt đầu trồng xà lách thuỷ canh bạn cần chuẩn bị thùng lớn để chứa chất dinh dưỡng trồng rau. Có thể thay thế thùng chứa bằng bể cá để làm bể chứa. Tuy nhiên, bạn cần chọn bề có diện tích lớn, sâu ít nhất từ 20cm để rễ cây phát triển dễ dàng.
Lưu ý bạn không nên sử dụng bể bằng kim loại, vì dùng lâu ngày sẽ dễ bị oxy hoá và bào mòn. Lúc này chúng giải phóng ra các chất hóa học gây ảnh hưởng đến đến quá trình cung cấp dinh dưỡng cho rau, đồng thời rau cũng không phát triển hoặc phát triển èo ọt, héo úa.
3. Rọ thủy canh và phao
Một trong những vật không thể thiếu khi trồng rau xà lách thuỷ canh đó là phao và rọ trồng. Phao dùng để cố định vị trí của rau xà lách trên mặt nước và rễ thì chìm xuống dưới. Bạn có thể lựa chọn các loại phao nổi bằng chất liệu khác nhau như xốp hoặc nắp bể chứa. Trên mỗi tấm phao bạn nên khoan các lỗ để cố định rọ trồng và mỗi lỗ cách nhau khoảng 30,5cm. Và bạn có thể tìm mua rọ thuỷ canh dễ dàng ở các cửa hàng cung cấp dụng cụ, vật liệu trồng rau. Còn phao thì bạn có thể tận dụng các tấm xốp bọc ở các thiết bị điện tử không dùng đến.
4. Lắp đặt máy bơm sục khí
Vật dụng bạn cần chuẩn bị tiếp theo là một máy bơm sục khí trong bể, thùng chứa dinh dưỡng nhằm luân chuyển nước trong thùng, bể để rễ cây rau xà lách không bị nghẹt hoặc tạo ra bong bóng khí để cung cấp lượng oxy cần thiết cho cây. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị một hệ thống ống thuỷ canh và chiều dài của ống sẽ phụ thuộc vào quy mô và mức độ mà bạn muốn xây dựng trong màng nhà kính. Tuy nhiên, để đảm bảo cho rễ cây có thể mọc xuống thì bạn cần lựa chọn những ống thuỷ canh có độ sâu ít nhất là 10cm.
5. Hỗn hợp chất dinh dưỡng
Thông thương các giống rau xà lách thuỷ canh cần lượng chất dinh dưỡng cao như Magie, Canxi, Kali. Vì vậy, bạn cần phải cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây rau. Bạn có thể dễ dàng tìm mua hỗn hợp chất dinh dưỡng hoặc dung dịch thuỷ canh tại các cửa hàng hoặc cơ sở làm vườn chuyên về trồng thuỷ canh. Ngoài ra, bạn cũng cần phải lưu ý một số loại giống rau xà lách rất nhạy cảm với Nitơ, vậy nên cần phải lựa chọn thật kỹ các chất dinh dưỡng sao cho phù hợp với giống xà lách thuỷ canh mà bạn trồng.
6. Cách ươm hạt giống
Trước khi ươm hạt giống bạn cần ngâm hạt vào tỷ lệ nước 3 nước lạnh + 2 nước sôi, đảm bảo nhiệt độ hỗn hợp nước khoảng 500C và ngâm hạt giống từ 2 – 3 tiếng, điều này giúp loại bỏ những hạt bị sâu, hạt lép, hạt thối và tăng tỉ lệ nảy mầm giúp cây rau con khoẻ mạnh. Sau khi ngâm đủ thời gian, bạn tiến hành cho hạt giống vào giá thể đã chuẩn bị sẵn và đã được làm ẩm bằng dung dịch thuỷ canh. Tiếp theo đặt giá thể vừa làm vào rọ trồng, sau khoảng một tuần cây bắt đầu nảy mầm và ra lá thì bạn cho lên giàn thuỷ canh. Lưu ý, không nên để quá lâu vượt quá thời gian ra cây làm cho cây bị còi cọc do thiếu dinh dưỡng.
Hướng dẫn kỹ thuật trồng xà lách thủy canh
Đối với kỹ thuật trồng xà lách thuỷ canh trong nhà kính cực kỳ đơn giản, không khó để bạn áp dụng theo. Sau khi cây nảy mầm và chiều cao của cây con khoảng 5cm và có khoảng 4 – 5 lá thì bạn có thể bắt đầu tiến hành chuyển cây con vào rọ trồng thuỷ canh. Lưu ý, khi lấy từng cây con từ các ô bạn phải cẩn thận cho vào rọ trồng, sau đó xếp từng rọ vào các lỗ đã khoan sẵn trên nắp bể chứa hoặc phao nổi rồi cuối cùng là đặt chúng vào bể chứa dinh dưỡng.
Cách chăm sóc xà lách thủy canh
1. Nhiệt độ
Để cây xà lách thuỷ canh bắt đầu phát triển ổn định, bạn nên thực hiện tưới nước cho vườn rau 2 ngày/ lần để duy trì độ ẩm phù hợp cho rau. Bạn cần đảm bảo nhiệt độ khoảng 18 – 270C có thể tận dụng nguồn ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng từ bóng đèn để cây có cung cấp đầy đủ ánh sáng cho quá trình quang hợp của cây. Ngoài ra nếu bạn để nhiệt độ quá nóng thì lá xà lách sẽ bị cụp lại hoặc ra hoa và tạo ra vị đắng cho lá xà lách.
2. Đưa rau con lên giàn thủy canh
Trước khi đưa cây rau xà lách lên giàn thuỷ canh bạn cần chú ý làm sạch ống thuỷ canh để đảm bảo nguồn dinh dưỡng không bị lẫn chất bẩn gây hại và quá trình lưu thông tốt. Hơn thế nữa, khi đưa cây lên giàn thuỷ canh, bạn cần thực hiện thao tác này nhẹ nhàng và cẩn thận vào các ô trống trên giàn.
3. Cường độ ánh sáng
Khác với những giống cây rau khác, xà lách là thuộc nhóm cây ưa ánh sáng dịu nhẹ, không quá gay gắt. Nếu bạn trồng rau trong môi trường có không gian kín thì cần phải cung cấp nguồn ánh sáng nhân tạo bằng đèn huỳnh quang cho rau từ 10 – 14 giờ/ ngày. Và ánh sáng huỳnh quang là nguồn ánh sáng tốt nhất vì chi phí đầu tư ban đầu rẻ; toả nhiệt ít và tiêu thụ ít năng lượng.
4. Độ pH
Để đảm bảo cho cây rau xà lách thuỷ canh phát triển tốt nhất bạn cần duy trì độ pH = 5,5 – 6,5 và thường xuyên tiến hành kiểm tra độ pH bằng giấy quỳ tím để chắc chắn rằng môi trường nước từ axit nhẹ đến trung tính. Hoặc bạn có thể sử dụng bút đo pH để có được kết quả chính xác hơn.
5. Thu hoạch xà lách thủy canh
Trồng rau xà lách bằng phương pháp thuỷ canh thời gian thu hoạch sẽ rút ngắn hơn so với trồng bằng phương pháp truyền thống. Thông thường thời gian thu hoạch của rau xà lách sau khi trồng là khoảng 24 ngày. Lúc này xà lách đã đủ tiêu chuẩn như:
- Cây xà lách to, chủ yếu phát triển lá không phát triển thân, khối lượng rau dao động từ 160 – 320 gram.
- Phiến lá xà lách rộng, có màu xanh tươi, không bị sâu bệnh và dập úa.
- Phải đảm bảo đủ số ngày phát triển để chất lượng rau không bị thay đổi.
Lưu ý: Trước thu hoạch cần cắt rau để thu hoạch, bạn cần cung cấp dinh dưỡng cho rau trước đó từ 0,5 – 2 giờ. Và thời điểm thu hoạch là lúc sáng sớm hoặc chiều tối để không làm ảnh hưởng đến chất lượng rau xà lách.
Kiểm soát sâu bệnh khi trồng xà lách thủy canh
Tuy rằng xà lách thuỷ canh được trồng hệ thống màng nhà kính được bảo vệ tối đa so với trồng ở môi trường bên ngoài, nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan mà rau vẫn có thể bị một số loại côn trùng, sâu bệnh gây hại. Vì thế, bạn luôn phải chuẩn bị các phương án đề phòng và biện pháp xử lý kịp thời.
Để ngăn chặn sự tấn công của các loại côn trùng gây hại cho rau, đầu tiên bạn cần đảm bảo sự lưu thông thoáng khí trong nhà kính để cây trồng có đủ lượng CO2 cần thiết nhằm ngăn chặn vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng lưới chống côn trùng để đảm bảo rau được che phủ hoàn toàn trước sự phá hoại của côn trùng. Để ngăn chặn sự phát triển của tảo bạn có thể tạo bóng răm bao phủ cho rau bằng lưới che nắng dệt thoi. Và lưu ý quan trọng nhất bạn cần phải thường xuyên khử trùng và vệ sinh chậu, bể chứa, hồ chứa, thay thế các chất nền bị ô nhiễm,… để cây luôn có điều kiện phát triển tốt.
Một số lưu ý khi trồng xà lách thủy canh
Trong quá trình trồng rau xà lách thuỷ canh, bạn cần chú ý một số lưu ý sau:
- Từ khi gieo hạt đến khi rễ cây xà lách có khả năng tự hút dung dịch bạn cần chú ý tưới tiêu thường xuyên để giữ ẩm cho hạt nảy mầm.
- Khuấy dung dịch dinh dưỡng để chúng phân tán đều trong thùng chứa và giúp cây hút dễ dàng hơn không bị đóng cặn.
- Bạn nên tiến hành sục khí 1 tuần/ lần khi cây còn nhỏ và 4 – 5 ngày/ lần khi cây cây lớn để làm thoáng dung dịch và giúp cây phát triển tốt hơn.
- Bạn cần chú ý bổ sung thường xuyên dung dịch cho cây 1 lần/tuần để đảm bảo cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng cho cây trồng.
- Bạn cần tiến hành tỉa bớt lá già, sâu bệnh để nấm bệnh không có cơ hội phát triển, nếu thấy sâu hại xuất hiện bạn tiến hành bắt sâu hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Việc bảo vệ hệ thống thủy canh khỏi nước mưa là điều cần thiết để tránh nước mưa làm pha loãng dung dịch dinh dưỡng.
Xem thêm: Cách trồng xà lách thủy canh trong nhà kính đơn giản
Bài viết trên đây là kỹ thuật trồng rau xà lách thuỷ canh trong nhà kính đơn giản, hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn có thể làm chủ một vườn rau xanh mướt. Chúc các bạn thành công.