Bật mí bí quyết trồng khoai tây không cần đất thành công
Bật mí bí quyết trồng khoai tây không cần đất thành công
Được đăng bởi thuong
Trồng khoai tây không cần đất là phương pháp giúp bà con ngăn chặn mầm mống sâu bệnh và kiểm soát tốt các chất dinh dưỡng. Nhờ phương pháp này mà thị trường thu được thực phẩm sạch và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Vì vậy, để tham khảo bí quyết trồng khoai tây bằng phương pháp này, hãy cùng Apon tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Điều kiện phát triển của khoai tây
Khoai tây là loài cây thích ánh sáng, vì vậy khi trồng khoai tây bà con nên đặt ở những nơi có thể đón được nhiều ánh sáng mặt trời nhất. Ngoài ra, khoai tây sẽ phát triển tốt nhất trên nền đất tơi xốp và dễ thoát nước. Độ pH của khoảng 5.0 – 7,0 và nhiệt độ phù hợp là khoảng 20 – 220C. Đây là những yếu tố phù hợp cần được duy trì để cây khoai tây thích nghi và sinh trưởng khỏe mạnh. Đồng thời, khi trồng khoai tây bạn cần duy trì độ ẩm cho cây nhưng không bị úng nước. Vì vậy, vào những thời điểm sương giá bạn cần có các biện pháp phòng tránh để tránh gây thiệt hại nặng nề cho cây trồng.
Các loại giống phổ biến hiện nay
Giống Khoai tây Jelly
Đây là giống khoai tây có thời gian sinh trưởng từ 90 – 95 ngày. Có chiều cao cây trung bình khoảng 60 – 70cm và khả năng sinh trưởng phát triển tốt. Củ của giống khoai tây Jelly có hình dạng là hình oval tròn, mắt nông, vỏ cũ có màu vàng sáng, bóng đẹp, ruột củ thì có màu vàng và cho năng suất cao. Đồng thời, chất lượng củ tốt, hàm lượng tinh bột cũng cao hơn so với các giống khoai tây khác. Ngoài ra, giống khoai tây này có khả năng chịu nóng, chịu hạn ở mức nhẹ và chịu úng trung bình, vì vậy dễ nhiễm nhẹ một số sâu bệnh hại như bệnh mốc sương, rệp, bệnh héo xanh,… nên cần phải chuẩn bị các biện pháp ngăn ngừa thật kỹ trước khi trồng.
Giống khoai tây Marabel
Thời gian sinh trưởng trung bình của giống khoai tây Marabel từ 85 – 95 ngày. Giống khoai tây này có thân cây mập và thấp, lá cây khoai tây to và tán lá xòe. Đồng thời, củ của giống khoai tây Marabel có dạng hình oval dài, mắt nông, vỏ và ruột củ khoai tây có màu vàng. Đặc biệt loại này cho năng suất cao, ăn rất ngon và ít nhiễm bệnh nên khá thích hợp để canh tác.
Cần chuẩn bị những gì khi trồng khoai không cần đất?
Trước khi trồng khoai tây theo phương pháp không cần đất bạn cần chuẩn bị các nguyên vật liệu sau:
- Thùng xốp, túi ni lông đem, giàn. Bạn có thể tận dụng sử dụng những chiếc thùng xốp hoặc những chiếc túi ni lông để tiến hành trồng khoai tây không cần đất. Nếu bạn muốn trồng khoai tây số lượng nhiều thì phải dùng giàn để canh tác.
- Rọ nhựa thủy canh. Bạn nên chọn những chiếc rọ thuỷ canh bằng nhựa có kích thước phù hợp với cây khoai tây. Bởi rọ thủy canh có nhiều kích thước phù hợp với nhiều loại cây khác nhau.
- Giá thể, bình phun. Có thể sử dụng hỗn hợp xơ dừa, trấu hun, mùn cưa hoặc tro hoặc đã được xử lý để làm giá thể để trồng khoai tây không cần đất.
- Bút đo PH và bút đo PPM. Đây chính là hai dụng cụ cần thiết để đo chất dinh dưỡng trong dung dịch thủy canh. Nhờ có dụng cụ này mà khoai tây duy trì được độ PPM là 1400 – 1750 và độ PH là 5.0 – 6.0.
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật dụng trồng trên thì việc tiếp theo bạn cần làm chính là thúc cho củ khoai tây lên mầm. Cụ thể, bạn lựa chọn các củ giống sau đó đặt chúng vào khay ở những nơi thoáng mát nhằm tạo điều kiện cho cây khoai tây nhanh nảy mầm.
Cách trồng khoai tây không cần đất
Khi bắt đầu thấy các củ khoai tây giống lên mầm tầm khoảng 2 – 3cm thì bạn có thể tiến hành đem đi trồng. Đặt cây ở những nơi có nguồn ánh sáng mặt trời chiếu vào nhằm giúp cho cây khoai tây dễ dàng quang hợp hơn. Khi bạn sử dụng thùng xốp để trồng bạn nên khoan lỗ sao cho đường kính tương đương với rọ thuỷ canh. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật dụng, bạn có thể chuyển cây vào các rọ nhựa và giá thể, đồng thời dùng dây để cố định cây nhằm giúp cây mọc thẳng không bị ngã đổ. Cuối cùng là bạn đặt rọ nhựa vào đúng các lỗ trên thùng xốp chứa dung dịch thuỷ canh.
Cách chăm sóc khoai tây trồng không cần đất
Sau khi trồng khoai tây xong bạn cần phải có phương pháp chăm sóc hợp lý để cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh và đạt năng suất cao. Quá trình chăm sóc của phương pháp canh tác này rất đơn giản vì thế được đánh giá rất cao và được nhiều nơi áp dụng trồng trọt.
Trong giai đoạn sinh trưởng, cây khoai tây cần một lượng dinh dưỡng nhiều hơn vì thế bạn nên chú ý bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng cho cây. Bạn cũng phải thường xuyên kiểm tra thùng xốp để xem chúng có bị rò rỉ dung dịch thuỷ canh không. Nếu bị rò rỉ thì phải ngay lập tức thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến việc tưới cho cây thường xuyên, ít nhất 2 lần/ngày để cây phát triển tốt và luôn được xanh tươi. Đặc biệt, bạn cần theo dõi và kiểm tra định kỳ xem cây có bị sâu bệnh phá hoại không và ngăn chặn sự tấn công của chúng bằng cách dùng lưới chống côn trùng.
Bên cạnh đó, trồng khoai tây trong giá thể còn giúp nhà nông tiết kiệm được 30% lượng phân bón so với phương pháp trồng thông thường. Bạn nên làm lưới che chắn cẩn thận để đảm bảo rằng các loại côn trùng, sâu bọ không thể tấn công được khoai tây.
Thu hoạch và bảo quản
Đây là giai đoạn mà chắc hẳn nhiều người mong chờ nhất trong suốt quá trình trồng khoai tây không cần đất. Việc thu hoạch khoai tây rất đơn giản, chỉ với những thao tác cơ bản là bạn có được những củ khoai tây tròn trịa rồi. Sau khi lấy khoai tây ra khỏi giá thể trồng, bạn chỉ cần xoa nhẹ vào củ khoai tây thì có thể nhìn thấy một lớp vỏ mỏng trơn láng, rất sạch. Sau đó hãy nhẹ nhàng cho củ vào sọt, thùng có lót rơm rạ dưới đáy để không làm cho củ bị bầm, dập. Lưu ý, sau khi thu hoạch sau bạn hãy để củ khoai tây tại những nơi khô ráo, thoáng mát, có ánh nắng mặt trời nhẹ.
Xem thêm: Cách trồng cà rốt thủy canh trong nhà kính đơn giản
Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng các nhà vườn sẽ có một mùa vụ trồng khoai tây không cần đất thật chất lượng và đạt năng suất cao. Chúc các bạn thành công!