Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Hồng Môn đơn giản, đúng cách
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây Hồng Môn đơn giản, đúng cách
Được đăng bởi thuong
Cây Hồng Môn là một trong những loại cây cảnh được trồng phổ biến ở Việt Nam với vẻ đẹp tuyệt vời, tạo ra sự rực rỡ cho không gian xanh của nhiều gia đình. Trong bài viết này, Apon sẽ cung cấp cho bà con một số kỹ thuật cơ bản để trồng cây Hồng Môn đúng cách.
Đặc điểm của cây Hồng Môn
Cây Hồng Môn còn được biết đến với các tên gọi khác như cây buồm đỏ, cây vĩ hoa tròn, môn hồng, cây hồng môn đỏ. Chúng có thể dễ dàng nhận ra loài cây này bởi cả lá và hoa đều có hình giống như trái tim. Phiến lá của cây Hồng Môn xanh từ cuống, lá già thì đậm màu và bóng. Bản lá cây Hồng Môn to, chiều rộng khoảng 9 – 15cm và chiều dài khoảng 18 – 30cm. Cuống lá của cây này thì khá nhỏ nhưng có chiều dài lên tới 30cm. Hoa hồng môn mọc thành cụm dưới dạng mo trên một cuống dài và cong. Mo có hình trái tim và có nhiều màu như đỏ, trắng, vàng, cam, hồng hoặc xanh lá cây. Hoa tự thì có màu vàng hoặc tệp màu với mo hoa, hình thuôn dài với chiều dài khoảng 2 – 4 cm và đính ở đầu mo hoa.
Cây Hồng môn thường mọc thành bụi, thân cây khá ngắn và cành lá thì mọc liên tục. Lưu ý, tất cả bộ phần trên cây Hồng Môn đều chứa độc tố như các tinh thể oxalat canxi và saponin. Nếu chẳng may ăn phải, có thể gây kích ứng ở cổ họng, sưng miệng và rối loạn dạ dày nhẹ. Ngoài ra, nhựa của cây này có thể gây kích ứng da, phát ban và rộp mụn nước nên phải thật sự cẩn thận khi trồng loại cây này.
Cách trồng cây Hồng Môn
1. Chọn đất trồng
Cây Hồng Môn không kén loại đất trồng từ đất cát đến đất sét nặng chúng đều có thể phát triển được. Tuy nhiên để ngăn chặn sự thối rữa của rễ và thân cây thì loại đất thích hợp trồng cây Hồng Môn là đất hữu cơ cao có độ tơi xốp, thoát nước tốt và có độ thông thoáng. Tuyệt đối tránh trồng ở những nơi có đất bị ngập úng hoặc đất bị ngậm nước. Nếu đất không có tầng canh tác dinh dưỡng cao thì bà con có thể sử dụng xơ dừa, gỗ nửa mục, trấu hun hoặc bã mía để trộn cùng với đất trồng cây Hồng Môn. Ngoài ra, khi trời lạnh nên phủ rơm trên mặt đất để cây giúp cây Hồng Môn giữ ấm và giúp cây chống chọi với thời tiết. Hoặc bà con có thể trồng cây Hồng Môn trong màng nhà kính để đảm bảo các điều kiện giúp cây phát triển khoẻ mạnh.
2. Chọn cây giống
Khi chọn cây giống để trồng cây Hồng Môn, bà con cần lựa chọn những giống có thân cây khỏe, lá xanh tươi, không bị sâu bệnh. Có thể dùng một trong hai loại cây giống sau để trồng:
- Đối với loại cây Hồng Môn một thân thì nên cắt phần chồi từ cây gốc có 1 – 2 rễ để trồng.
- Đối với loại cây đã có sẵn 2 chồi thì bà con nên tách ra làm đôi để tạo thành 2 cây.
3. Kỹ thuật trồng cây Hồng Môn
Để trồng cây Hồng Môn, trước tiên bà con cần cho giá thể vào chậu đã chuẩn bị trước đó rồi đặt chồi cây đã được cắt hoặc cây con vào chậu, lấp đất và ấn chặt xung quanh. Sau đó, tưới nước đều, đủ ẩm và đặt cây Hồng Môn ở nơi râm mát, nếu không có thì bà con hãy làm giàn che bằng lưới che nắng. Sau khoảng 20 ngày, có thể mang cây Hồng Môn ra ngoài để dưỡng cho cây nhanh bén rễ. Việc làm này nhằm đảm bảo việc trồng cây Hồng Môn sẽ ra nhiều hoa và lá.
Cách chăm sóc cây Hồng Môn
1. Tưới nước
Khi trồng cây Hồng Môn bà con cần tưới nước đều đặn, tránh để cây bị khô đất hoặc bị ngập úng. Tốt nhất là tưới nước vào buổi sáng hoặc chiều tối khi nắng không quá gay gắt. Độ ẩm để cây Hồng Môn phát triển tốt nhất là khoảng 70 – 80%, vì vậy nên dựa vào đặc điểm của cây mà cung cấp lượng nước cần thiết. Nếu cây hồng môn bị héo lá hoặc lá có màu nhạt hoặc hoa nở không đồng đều thì lượng nước tưới đang quá ít, cần phải bổ sung nước tưới cho cây mỗi ngày. Nếu cây vàng hoặc lá thối,… nghĩa là cây bị úng, bà con nên hạn chế lượng nước tưới lại, tốt nhất nên tầm 2 – 3 ngày mới tưới một lần.
2. Bón phân
Cây Hồng Môn cần được bón phân định kỳ để giúp cây phát triển tốt hơn. Lưu ý, giai đoạn vừa mới trồng cây Hồng Môn bà con không nên bón lót cho cây mà chỉ nên tưới nước. Thay vào đó, hãy bón phân sau khi cây được dưỡng khoảng 2 tháng và có thể sử dụng phân hữu cơ để ủ ở gốc cây. Trong giai đoạn cây Hồng Môn chuẩn bị ra hoa, bà con nên dùng phân NPK hoà tan với nước để tưới cho cây giúp hoa nhanh ra, cho hoa to và đẹp.
3. Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp
Cây Hồng môn là cây ưa độ ẩm cao và ưa mát nên việc điều chỉnh nhiệt độ thích hợp là điều rất quan trọng. Cây thích hợp được trồng ở nhiệt độ từ 18 – 200C và độ ẩm khoảng từ 70 – 80%. Nếu độ ẩm quá cao thì cây dễ sinh bệnh ngược lại nếu quá thấp màu lá sẽ nhạt. Đối với nhiệt độ, nếu cao trên 300C lá cây Hồng Môn sẽ bị vàng có thể dẫn đến chết cây còn thấp dưới 150C thì cây sẽ phát triển kém. Lúc này, bà con cần tìm giải pháp tránh nóng cấp tốc cho cây tức thì.
4. Điều chỉnh ánh sáng thích hợp khi trồng cây hồng môn
Hồng môn là loại cây ưa sáng, vì vậy thích hợp ánh sáng mặt trời trực tiếp ít nhất 6 giờ mỗi ngày nhưng cũng có thể sống được trong môi trường ánh sáng yếu. Tuy nhiên, nếu đặt cây ở nơi quá tối, sẽ ảnh hưởng đến quá trình ra hoa nở ít và chậm. Còn nếu đặt cây ở nơi ánh sáng quá chói chang sẽ làm lá cây dễ bị khô héo. Ngoài ra, bà con có thể sử dụng đèn huỳnh quang để cho cung cấp ánh sáng cho cây ra hoa đẹp hơn.
5. Cách cắt tỉa lá, cành
Quá trình cắt tỉa cây Hồng Môn sẽ giúp cho cây phát triển tốt và đẹp hơn. Bà con nên cắt tỉa bớt những lá già, cành cây bị khô héo hoặc bị hư hại để tạo không gian cho những cành khác phát triển. Ngoài ra, bạn cũng có thể cắt tỉa những cành cây quá dài hoặc những lá cây bị vàng để giữ cho cây luôn trong tình trạng tốt nhất và tập trung dinh dưỡng nuôi cây.
6. Phòng trừ sâu bệnh hại
Để phòng trừ sâu bệnh hại khi trồng cây Hồng Môn, bà con cần đảm bảo môi trường sinh sống của cây được thông thoáng, dọn sạch cỏ dại, tỉa bớt lá già,… Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật để phòng ngừa cho cây. Tuy nhiên, nếu có thể, nên sử dụng các phương pháp hữu cơ để phòng trừ sâu bệnh hại hoặc lưới chống côn trùng để đẩy lùi sâu bệnh hại và đảm bảo an toàn cho môi trường cũng như sức khoẻ con người.
Thu hoạch
Sau khi trồng từ khoảng 12 tháng, cây Hồng Môn cho khoảng 50% bông và sau 18 tháng cây cho 100% bông. Ngoài ra, cây Hồng Môn là cây lâu năm nên thời điểm thu hoạch còn tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng.
Xem thêm: Quy trình trồng cải bó xôi thuỷ canh siêu đơn giản
Trên đây là những kỹ thuật cơ bản để trồng cây Hồng Môn đúng cách. Chúc bà con thực hiện thành công và mang lại năng suất cao cũng như giá trị kinh tế cho mình.