Hướng dẫn tự làm giàn thủy canh trồng rau tại nhà
Hướng dẫn tự làm giàn thủy canh trồng rau tại nhà
Được đăng bởi admin
Xu hướng trồng rau sạch theo phương pháp thủy canh đang vô cùng phổ biến tại Việt Nam. Từ thành phố cho tới nông thôn, thủy canh, từ đồng bằng đến vùng cao, từ khu vực giới hạn về diện tích hay những khu vực nông trại rộng lớn đều có thể áp dụng phương pháp này. Do vậy, đây sẽ là bài viết hướng dẫn bạn tự làm giàn thủy canh trồng rau tại nhà cho năng suất cao mà không tốn nhiều công sức.
Có thể trồng rau thủy canh bằng những vật dụng gì?
Thực ra, vật dụng để trồng rau thủy canh vô cùng đơn giản. Rau thủy canh tập trung vào 3 yếu tố nước dinh dưỡng, ánh sáng và giống. Do vậy, bạn chỉ cần cung cấp bất cứ đồ vật gì để giữ nước và cố định cây trồng là được.
Thông thường, người trồng rau thủy canh sẽ tận cùng chai lọ nhựa, thùng xốp, thau nhựa… để chứa dung dịch dinh dưỡng. Dùng vải, rổ giá để cố định cây giống.
Những vật liệu này đơn giản, dễ kiếm nhưng lại khó có thể kiểm soát về lượng dinh dưỡng. Do đó, cây có thể thừa hay thiếu dinh dưỡng gây tình trạng lãng phí hoặc rau kém phát triển.
Do đó, hệ thống giàn trồng rau thủy canh đã được thiết kế để cung cấp dinh dưỡng vừa đủ và tiết kiệm công sức chăm bón kiểm tra.
Tại sao nên sử dụng giàn để trồng rau thủy canh
Sử dụng giàn trồng rau thủy canh sẽ giúp bạn tiết kiệm diện tích cần sử dụng. Các bậc trong khung giàn xếp chồng lên nhau. Do đó, cùng chiếm một khoảng diện tích như nhau nhưng số lượng cây trồng được lại nhiều hơn.
Đặc biệt, khi dùng giàn thì có thể lắp hệ thống hồi lưu. Đôi khi, bạn quá tay nên cung cấp cho giàn rau hơi nhiều dung dịch dinh dưỡng thì phải làm sao? Đừng lo vì nếu thừa thì hệ thống hồi lưu này sẽ dẫn về bình chứa phía dưới. Chất dinh dưỡng sẽ không bị chảy ra ngoài nên sẽ tiết kiệm chi phí vô cùng.
Hệ thống cung cấp dinh dưỡng này có khả năng hoạt động tự động. Do vậy, bạn không cần tốn nhiều công sức mà vẫn chăm bón đầy đủ được cho khu vườn nhỏ của mình.
Có giàn sẽ giúp bạn điều chỉnh khoảng cách giữa các cây phù hợp hơn. Điều này hạn chế được sự phát triển của các sinh vật gây hại cho rau như sâu bệnh, nấm.
Các hệ thống canh tác thủy canh hiện nay
Hiện nay đang có 6 hệ thống canh tác thủy canh phổ biến đó là:
- Hệ thống thủy canh dạng bấc. Đây là hệ thống đơn giản nhất. Cây được trồng trong giá thể và sợi bấc sẽ là cầu nối giữ bình đựng dung dịch và giá thể. Sợi bấc làm nhiệm vụ hút nước dinh dưỡng cung cấp cho rễ đang phát triển trong giá thể.
- Hệ thống thủy canh tĩnh. Ở hệ thống này, rễ cây sẽ chìm trong bể dinh dưỡng. Vì phía rễ thiếu khí oxy nên cần sử dụng máy sục khí để cung cấp oxy cho bộ phận này.
- Hệ thống thoát lũ. Thiết kế hệ thống này hơi phức tạp nhưng lại phù hợp với nhiều loại cây và rau và được dùng vô cùng phổ biến. Hệ thống làm ngập giá thể trồng rau bằng dung dịch dinh dưỡng sau đó thoát khỏi bể chứa.
- Hệ thống màng dinh dưỡng NFT. Đây là hệ thống được sử dụng cho nông trại quy mô lớn. Cây giống được cho vào chậu lưới, rễ buông thõng vào các màng. Chất dinh dưỡng được bơm liên tục để chảy qua rễ sau đó phần thừa sẽ chảy về bể chứa.
- Hệ thống nhỏ giọt. Là loại được dùng nhiều nhất trên thế giới, dung dịch được bơm trực tiếp vào gốc của cây trồng. Phần dư chảy xuống và được dẫn trở lại bể để tiếp tục sử dụng. Với hệ thống này, cả những cây rau nhỏ hay cây lớn đều có thể canh tác.
- Hệ thống khí canh sử dụng kỹ thuật canh tác cao nhất. Rễ cây sẽ được phơi trong không khí. Dinh dưỡng bơm từ dưới lên trên để vừa có đủ thức ăn, vừa có đủ oxy.
Các thiết kế giàn rau thủy canh phổ biến hiện nay
Về thiết kế giàn rau, hiện nay có kiểu giàn chữ A, bán chữ A và giàn nằm ngang.
Giàn chữ A vô cùng hữu hiệu với những nơi có diện tích hợp nhưng lại bắt trọn được nắng.
Giàn bán chữ A dùng cho diện tích hẹp hơn, thường là sẽ áp vào mặt của ban công. Do đó, bạn chỉ có thể trồng ở 1 phía. Thiết kế này phù hợp cho không gian đón nắng chéo.
Giàn nằm ngang là thiết kế chuẩn trang trại nhà vườn nhất hiện nay. Ưu điểm của thiết kế này là cây đón được trọn nắng. Đây cũng là thiết kế được nhiều nông trại sử dụng nhất.
Cách làm giàn thủy canh thiết kế hình chữ A hồi lưu tại nhà
Giàn chữ A hồi lưu phù hợp với quy mô sử dụng trong gia đình mà không tốn quá nhiều diện tích sử dụng.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu, phụ kiện
Các nguyên vật liệu và phụ kiện cần chuẩn bị đó là:
- Ống nhựa PVC màu trắng chịu nhiệt, chịu lực và có độ bền cao.
- Rọ trồng cây
- Ống nhựa để vận chuyển dung dịch dinh dưỡng từ hàng này đến hàng khác.
- Vòi nhựa để bơm dung dịch vào và dẫn dung dịch ra.
- Máy khoan, dao khoét lỗ, khớp nối chữ L và chữ T.
- Giấy cách nhiệt, keo dán ống, thùng xốp hoặc nhựa
- Khung hình chữ A đặt thiết kế sẵn
- Máy bơm để bơm dung dịch
Bước 2: Thiết kế khung giàn trồng rau chữ A
Khung giàn trồng rau hình chữ A bạn có thể tự làm hoặc đặt làm tại các xưởng chế tạo. Chúng tôi khuyên nên đặt làm để đạt được độ cân bằng tốt nhất để nước không bị đọng ở một đầu.
Kích thước của giàn 3 lớp có thể là dài 2m, rộng 0.8m, chiều cao giữa các ống 0.2m.
Bước 3: Cắt và khoét lỗ trên ống nhựa
Dùng khoan và dao để khoét lỗ trên ống. Với 1 ống dài 1m thì có thể khoét 8 – 10 lỗ.
Dùng giấy cách nhiệt bọc toàn bộ đường ống dây để ánh nắng không làm ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng dịch chuyển bên trong.
Dùng khớp nối và ống nhựa để liên kết hàng ống phía trên và phía dưới cho dung dịch luân chuyển qua.
Bước 4: Cố định ống nhựa lên khung giàn
Khi đặt ống lên giàn chữ A, nên sử dụng ốc vít để cố định ống vững chắc. Ngoài ra có thể dùng thêm dây cố định.
Bước 5: Lắp hệ thống bơm và thoát dung dịch nước thủy canh
Dung dịch dinh dưỡng sẽ chảy từ ống cao nhất xuống ống thấp nhất. Đường thoát dung dịch sẽ được lắp đặt ở ống cuối cùng. Cần dùng khớp nối để dẫn đường nước từ ống xuống vòi dẫn rồi mới vào bể chứa.
Bước 6: Đặt rọ trồng cây vào ống
Sau khi làm giàn thủy canh, bạn cần lựa chọn rọ sao cho vừa với kích thước của các lỗ khoan. Cố định sao cho phần dinh dưỡng có thể đi qua được rễ cây để cây có thể phát triển.
Mẹo khi trồng rau thủy canh
Hầu hết các loại rau sẽ cần ít nhất 6h chiếu sáng trực tiếp để phát triển. Do vậy, hãy cung cấp đủ ánh sáng cho nó.
Khi trồng thủy canh, dung dịch dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng. Do đó, cần kiểm soát nồng độ dinh dưỡng phù hợp.
Cần giữ nhiệt độ của nước phù hợp để dinh dưỡng không bị bay hơi, biến đổi và không tạo môi trường phù hợp cho sinh vật có hại sinh sôi. Nhiệt độ lý tưởng để cây phát triển là 20 – 21 độ C. Nếu nhiệt quá cao có thể làm cho cây còi cọc thậm chí là thối rễ.
Độ ẩm cho không gian trồng cây nằm trong khoảng 40 – 60%. Nếu độ ẩm quá cao và diễn ra liên tục thì có thể dẫn tới bệnh phấn trắng và các vấn đề về nấm.
Những loại rau thích hợp trồng thủy canh nhất
Nếu có hệ thống giàn phù hợp, canh tác thủy canh có thể dùng để trồng vô cùng nhiều loại rau, cả rau xanh ăn lá và ăn quả như: rau xà lách, rau chân vịt, cải xoăn, giá đỗ, rau mầm, cà chua, dưa leo, dâu tây, ớt, các loại rau thơm và thảo mộc…
Trồng rau bằng phương pháp thủy canh mang đến những sản phẩm có độ dinh dưỡng cao mà quy trình không quá phức tạp. Đây đang là xu thế được nhiều gia đình lựa chọn để cung cấp rau xanh an toàn với sức khỏe. Hy vọng chia sẻ trên của chúng tôi sẽ giúp bạn có thể tự làm giàn thủy canh trồng rau tại nhà cho riêng mình.
Xem thêm: Giải pháp nông nghiệp trồng rau trong nhà kính mới nhất 2022