Mô hình trồng hoa hồng trong nhà kính đem lại năng suất cao
Mô hình trồng hoa hồng trong nhà kính đem lại năng suất cao
Được đăng bởi thuong
Hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa và mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều nhà vườn. Việc thay đổi mô hình trồng hoa hồng theo cách mới đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hôm nay, Apon sẽ giúp bạn tìm hiểu cách để xây dựng một mô hình trồng hoa hồng trong nhà kính nhé!
Đặc tính của hoa hồng
Hoa hồng là loài hoa lưỡng tính và ưa nắng, thời gian chiếu sáng tối thiểu là 6 tiếng/ngày và tối đa 12 tiếng/ ngày. Có chiều cao từ 20cm – 30cm, thường mọc thành bụi thẳng đứng, cứng cáp, trên thân và cành của hoa hồng có nhiều gai với nhiều hình dáng và kích thước khác nhau. Lá hoa hồng mọc xen kẽ có hình bầu dục răng nhọn, cánh hoa mềm với đa dạng màu sắc như trắng, hồng, đỏ, vàng,… và có mùi thơm
Tại sao nên trồng hoa hồng trong nhà kính?
Việc trồng hoa hồng cần phải phải đảm bảo được chăm sóc kỹ lưỡng bởi lượng ánh sáng và độ thoát nước đầy đủ cho cây phát triển. Và nhà kính là nơi đảm bảo được các điều kiện tốt nhất cho cây hoa hồng sinh trưởng và phát triển tốt với các ưu điểm có thể kể đến như:
- Trồng hoa hồng trong nhà kính được bảo vệ trước những điều kiện thời tiết xấu như mưa đá, sương muối, gió lớn.
- Ngăn chặn các nguồn lây bệnh từ các loại sâu bệnh, nấm bệnh từ bên ngoài vào gây hại cho hoa.
- Khả năng lấy sáng tốt giúp cung cấp đủ lượng ánh sáng cần thiết cho hoa hồng.
- Trồng hoa hồng trong nhà kính được che chắn mưa gió nên tránh bị đọng nước trên cây và lá có thể gây ra các mầm bệnh.
- Hạn chế được bụi bẩn và các nguồn không khí không tốt từ môi trường ảnh hưởng đến cây hoa hồng
- Có thể điều chỉnh được nhiệt độ và độ ẩm bên trong nhà kính để phù hợp với cây. Với những tháng ít nắng có thể lắp đặt thêm hệ thống chiếu sáng để giúp cây quang hợp đầy đủ.
- Hệ thống tưới nước tự động đảm bảo cung cấp cho cây hoa hồng đủ nước không bị tưới quá nhiều hoặc quá ít
- Cây hoa sinh trưởng và phát triển tốt, cho ra các lứa hoa đẹp, chất lượng và có giá trị cao
Những lưu ý khi trồng hoa hồng trong nhà kính
1. Chọn giống hoa hồng phù hợp
Việc lựa chọn đúng loại hoa hồng phù hợp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và tránh bị các loại bệnh trên cây trong quá trình canh tác. Ngoài ra, một số loại hoa hồng có khả năng kháng bệnh một cách tự nhiên nên sẽ dễ dàng hơn trong việc giúp chúng luôn khỏe mạnh.
2. Duy trì nhiệt độ thích hợp
Nhiệt độ phù hợp để trồng hoa hồng sinh trưởng là khoảng 21 đến 260C. Nếu nhiệt độ xuống thấp, nhà vườn có thể dùng thêm rơm rạ và các loại mùn cưa, lá vụn trộn với phân bón để phủ lên bề mặt đất giúp hoa hồng có đủ dinh dưỡng và giữ nhiệt tốt cho cây. Ngoài ra, việc duy trì nhiệt độ thích hợp sẽ ảnh hưởng đến thời gian ra hoa cũng như chất lượng hoa thu hoạch.
3. Ánh sáng bên trong nhà kính
Độ chiếu sáng khi trồng hoa hồng phụ thuộc vào vĩ độ và chất liệu của màng che nilon. Khi phủ nóc bằng màng nhà kính, nhà vườn nên chọn màng nhà kính có độ xuyên sáng trên 80% để cây hấp thụ và quang hợp tốt. Đối với giai đoạn cây con, vào những ngày nắng nóng nên sử dụng lưới che nắng để giảm ánh nắng và nhiệt độ bên trong nhà kính.
4. Tưới nước và bón phân đầy đủ
Nhà vườn cần đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cây, không để đất quá khô hoặc quá ướt. Những ngày thời tiết khô thì việc tưới nước sẽ thực hiện nhiều hơn so với những ngày mát mẻ. Ngoài ra, nhà vườn không nên tưới vào phần lá mà chỉ tưới vào phần thân dưới và gốc cây để hoa không bị ứ đọng nước và dễ gây ra các loại nấm bệnh trên thân và lá.
5. Tỉa cành thường xuyên khi trồng hoa hồng
Chúng ta nên tiến hành tỉa cây hoa hồng tại những nơi có dấu hiệu nấm bệnh hoặc những cây mọc chìa nhiều ra bên ngoài nhằm tránh ảnh hưởng đến những cây khác. Đồng thời những cây hoa hồng có ít lá và cành sẽ cho ra bông to và đẹp hơn.
6. Kiểm tra và theo dõi thường xuyên nhà kính trồng hoa hồng
Cây hoa hồng rất nhạy cảm với những thay đổi bất thường, vì vậy cần theo dõi các yếu tố ảnh hưởng đến cây cũng như những thay đổi trên cây hoa để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. và dễ dàng kiểm soát hơn. Vì vậy, việc theo dõi cây thường xuyên cũng sẽ rất cần thiết đối với mỗi giai đoạn phát triển của cây.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa hồng trong nhà kính
1. Kỹ thuật trồng hoa trong nhà kính
Chọn hướng chiếu sáng, vị trí trồng hoa hồng phù hợp
Nhà vườn cần chú ý quan sát lựa chọn hướng ánh sáng để đặt vị trí trồng cây, tránh ánh nắng gay gắt và những nơi thiếu sáng. Nếu trồng ở những nơi thường bị che khuất thiếu ánh sáng mặt trời, cây hoa hồng sẽ không ra hoa hoặc hoa không đạt chất lượng, dễ nhiễm bệnh.
2. Cách chăm sóc khi trồng hoa trồng trong nhà kính
2.1. Bón phân cho hoa hồng
Sau khi bắt đầu trồng hoa hồng từ 3 – 5 ngày, bạn nên phun phân bón lá như: ba lá xanh 16.16.8, HPV 30.10.10, phân cá, rong biển,… để giúp cây phát triển toàn bộ rễ tốt và hoa ra có màu sắc rực rỡ. Lưu ý nhà vườn không nên tưới phân lên hoa sẽ làm hoa mau tàn.
Khi trồng hoa hồng khoảng 10 – 15 ngày, cây bắt đầu ra rễ, ra lá non thì bạn bón bổ sung phân hạt như: Dynamic, phân NPK hay DAP,… Ngoài ra, bạn cần chú ý bón xung quanh gốc cây rồi lấp đất lại và tưới lại nước nhằm giúp cây hấp thu dinh dưỡng tốt.
Lưu ý: Bạn cần quan sát thật kỹ cây hoa hồng, bới nếu thân cây có màu đỏ tía đậm và cành mập mạp thì chúng cho thấy rằng cây đã được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Ngược lại cây hoa Hồng cho nhánh ốm yếu thì cần tăng cường chăm sóc cho kỳ cắt tỉa nhánh lần sau. Vì thế nên bón định kỳ hàng tháng 1 lần phân bón lá và 1 lần bón gốc xen kẽ và tưới vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tưới lên lá, thân, gốc,…
2.2. Tưới nước đầy đủ
Để lá hoa hồng diễn ra quá trình quang hợp diễn ra dễ dàng, nhà vườn nên tưới đủ nước, nếu để cây quá khô lá cây sẽ bị ngả màu hoặc nhợt màu, quăn queo và rụng khỏi cây hoa hồng. Ngoài ra, điều này còn dẫn dụ nhện đỏ xuất hiện đến hút chích làm cây bị suy yếu và chết dần..
2.3. Phòng trừ sâu bệnh khi trồng trong nhà kính
Trong quá trình chăm sóc khi trồng hoa hồng, nếu bạn phát hiện chấm trắng ở dưới mắt lá hoặc gần ngọn thì đó chính là rệp sáp. Lúc này, bạn cần phải ngay lập tức cắt bỏ những chiếc lá bị rệp sáp bám vào và tiêu diệt chúng bằng thuốc bảo vệ thực vật hoặc trùm vườn hoa hồng bằng lưới chống côn trùng. Bên cạnh đó, khi bạn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần chọn loại thuốc an toàn không gây ảnh hưởng cho môi trường và sức khỏe con người.
2.4. Cắt cành hoa hồng
Bạn nên chọn thời gian cắt bông vào lúc cây còn nhiều nước, nhiều nhựa như sáng sớm hoặc chiều mát để hoa lâu tàn, lâu héo. Lưu ý trước khi cắt nên tưới nước nhiều hơn mức bình thường để hoa hồng dự trữ một lượng nước nhất định tránh tình trạng hoa mất nước gây héo sau khi cắt. Và sau khi cắt xong phải cắm cây hoa hồng vào nước sạch, dấu cắt phải xéo để nước dễ thấm vào thân cây.
Xem thêm: Ứng dụng công nghệ nhà màng trong phương pháp nhân giống cây trồng
Kỹ thuật trồng hoa hồng trong nhà kính giúp hoa hồng cho năng suất và chất lượng cao nhất. Hy vọng những những chia sẻ trên của Apon sẽ giúp cho bạn có thể nắm bắt được tình hình phát triển của cây cũng như có biện pháp ngăn chặn kịp thời các loại bệnh. Chúc các nhà vườn thu được những bông hoa to, rực rỡ, đạt được lợi nhuận cao.