Kỹ thuật trồng hoa cúc trong nhà kính cho hoa khỏe mạnh

icon-caledar.svg Kỹ thuật trồng hoa cúc trong nhà kính cho hoa khỏe mạnh

icon-man-user.svg Được đăng bởi thuong

Kỹ thuật trồng hoa cúc trong nhà kính thực sự không khó như các bạn nghĩ, bởi đặc tính của hoa cúc là dễ sống, dễ thích nghi với thời tiết. Bài viết hôm nay, Apon sẽ hướng dẫn bạn cách trồng và chăm sóc hoa cúc nhé!

Đặc điểm của hoa cúc

Hoa cúc là loại cây thuộc dạng thân thảo, có chiều cao khoảng 30 – 80cm, cây phân nhánh nhiều, đốt giòn và dễ gãy. Thông thường rễ cây hoa cúc dạng chùm phát triển theo chiều ngang ít ăn sâu trong đất và lá cây hoa cúc là lá đơn, có hình dáng răng cưa. Ngoài ra, chiều cao, độ giòn, màu sắc và phiến lá có độ to, nhỏ, mỏng, dày sẽ tùy thuộc vào từng loại giống hoa cúc khác nhau. 

Hơn thế nữa, hoa cúc là một trong những giống hoa được rất nhiều người lựa chọn để trồng trong nhà kính với quy mô và diện tích ngày càng lớn vì chúng mang lại giá trị kinh tế cao và có nhiều màu sắc đa dạng, đồng thời việc bảo quản và vận chuyển hoa cũng dễ dàng. 

Kỹ thuật trồng hoa cúc trong nhà kính

Đối với kỹ thuật trồng hoa, mỗi bước sẽ tương đương với một giai đoạn và bạn cũng cần phải nắm vững để tạo ra những bông hoa to, khoẻ và đẹp. Hãy tham khảo qua các bước dưới đây:

1. Thời vụ trồng hoa cúc

Hoa cúc được trồng nhiều nhất vào thời vụ Đông xuân thường là vào tháng 10, vì thời điểm này thích hợp để hoa cúc phát triển và đạt năng suất, chất lượng cao nhất so với các thời vụ khác. Đặc biệt thời vụ này đúng vào thời điểm Tết Nguyên Đán vì thế hoa cúc sẽ giúp bà con nâng cao giá trí kinh tế.

2. Chuẩn bị giá thể trồng hoa cúc

Giá thể trồng cúc tốt nhất là phải luôn đảm bảo đất phù sa tơi xốp, có khả năng giữ và thoát nước tốt, đồng thời giá thể không bị nhiễm vi khuẩn và nấm bệnh. Bạn cần chuẩn bị giá thể trồng cúc gồm các hỗn hợp theo tỷ lệ sau: ½ đất phù sa + ¼ xơ dừa + ¼ phân chuồng. Giá thể này sẽ giúp cho kỹ thuật trồng hoa cúc của bà con đạt năng suất và chất lượng cao nhất. Ngoài ra, trước khi trồng hoa cúc trong nhà kính bạn nên phun thuốc trị nấm Ridomil với nồng độ 3g/lít để tiêu diệt các mầm nấm bệnh có trong giá thể.

3. Kỹ thuật trồng hoa cúc cho hoa khoẻ mạnh

Để kỹ thuật trồng cúc trong nhà kính diễn ra thuận lợi bạn có thể tham khảo các quy trình dưới đây:

3.1. Tiêu chuẩn chọn cây giống

Tiêu chuẩn chọn cây giống

Nếu bạn sử dụng cây cúc từ phương pháp giâm cành để trồng, bạn cần lưu ý đến những tiêu chuẩn như: chiều cao cây cây con khoảng 5 -7cm, số lá cây hoa cúc từ 5 – 7 lá, đường kính thân cây khoảng 0,2cm, độ dài rễ cây dao động khoảng 0,5 -3cm,…  

3.2. Kỹ thuật trồng

Kỹ thuật trồng

Thông thường trồng hoa cúc sẽ có hai cách phổ biến là trồng trực tiếp trên đất và trồng trong chậu. Nhưng cách trồng chủ yếu bên trong màng nhà kính là trồng trong chậu, thời điểm thích hợp để trồng cúc vào buổi chiều và sau khi trồng phải tưới đẫm nước để cây bắt đầu thích nghi với điều kiện môi trường bên trong nhà kính.

Trước khi trồng cây vào chậu bạn cần chọn chậu có kích thước chiều cao x đường kính đáy x đường kính miệng chậu tương ứng là 30cm x 15cm x 20cm. Sau đó tùy vào hình dáng và kích thước của hoa cúc mà chọn số lượng cây hoa trồng vào chậu phù hợp có thể là 5 cây/ chậu. 

Bắt đầu trồng hoa cúc bằng cách cho giá thể đã chuẩn bị sẵn cách thành miệng chậu khoảng 5cm sao cho các cây và tán phân bổ đều xung quanh chậu và không nên trồng cây quá sát thành chậu. Lưu ý khoảng cách tính từ mép chậu giữa các chậu hoa cúc là khoảng  10 – 15 cm để khi cây lớn có đủ không gian cho cây phát triển.

Kỹ thuật chăm sóc hoa cúc trong nhà kính

Nắm rõ những bước sau đây sẽ giúp ích cho bạn chăm sóc hoa cúc trong nhà kính nhẹ nhàng hơn mà cây hoa cúc lại khoẻ mạnh và phát triển hơn.

1. Điều chỉnh yếu tố sinh trưởng cho hoa cúc

Điều chỉnh yếu tố sinh trưởng cho hoa cúc

Do hoa cúc trồng vào vụ Đông xuân nên bạn cần phải chiếu đèn bổ sung liên tục trong 10 ngày đầu sau khi trồng, duy trì chiếu sáng 4h/ ngày vào khung giờ từ 22h – 2h sang và cứ 6m2 bạn nên đặt một bóng đèn 75W, chiều cao treo bóng đèn là khoảng 0,8 – 1m so với ngọn cây hoa cúc.

2. Tưới nước

Tưới nước

Để cây hoa cúc lúc mới trồng nhanh bén rễ và hồi xanh chúng ta cần tưới đủ nước theo chu kỳ 2 lần/ ngày vào buổi sáng và chiều. Sau giai đoạn đầu bạn chỉ cần tưới nước để duy trì độ ẩm cho đất trồng khoảng 65 – 70% nhằm tạo điều kiện thích hợp để cây sinh trưởng và phát triển.

3. Bón phân

Bón phân

Cây hoa cúc sau khi trồng được khoảng 2 tuần bạn cần tiến hành bón thúc cho cây phát triển và ra hoa. Loại phân bón được khuyên dùng nhiều nhất là phân bón Đầu Trâu NPK 20-20-15 + TE với hoà tan với nước theo tỷ lệ 2kg phân/ 200 lít nước sẽ tương ứng với 100m2 và theo định kỳ 10 ngày tưới cho cây hoa một lần.

Ngoài ra, bạn có thể sử thêm thuốc kích thích sinh trưởng như Atonik 1,8DD để phun cho hoa cúc với liệu lượng 10ml/ 8 lít nước và tiến hành 10 ngày phun một lần để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây hoa cúc phát triển tốt.

4. Cắt tỉa ngọn

Cắt tỉa ngọn

Đối với những loại cúc có bông lớn như cúc vàng, cúc đại đoá,.. sau khi trồng hoa cúc khoảng 15 – 20 ngày chúng ta nên bấm bớt ngọn chỉ giữ lại 3 – 5 cành. Tương tự với cúc bông lớn, những loại cúc có bông nhỏ cũng tiến hành bấm ngọn từ 15 – 20 ngày sau khi trồng định kỳ 2 – 3 lần để tạo ra nhiều nhánh mới. Khi cây hoa cúc đã bắt đầu cho nụ thì công đoạn bấm nụ vẫn tiếp tục thực hiện thường xuyên để loại bỏ bớt những nụ xung quanh chừa chỗ cho nụ cúc chính phát triển.

5. Phòng trừ sâu bệnh gây hại

Phòng trừ sâu bệnh gây hại

Trong quá trình trồng hoa cúc do nhiều nguyên nhân có thể trực tiếp hoặc gián tiếp thì việc hoa cúc gặp phải sâu bệnh, côn trùng là khó tránh khỏi. Tuy nhiên khi nhận thấy cây hoa cúc bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu bị nhiễm bệnh chúng ta cần nhanh chóng tiêu diệt để giúp ngăn chặn tình trạng giảm chất lượng hoa và không cho lây lan qua những cây hoa cúc khác. Chúng ta có thể sử dụng lưới chống côn trùng để phòng ngừa sâu bệnh, côn trùng gây hại thay vì dùng các loại thuốc bảo vệ thực vật nhằm đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe của người trồng hoa cúc cũng như người sử dụng.

6. Thu hoạch và bảo quản hoa cúc

Thu hoạch và bảo quản hoa cúc

Chắc chắn đây là giai đoạn được mong chờ nhất trong suốt quá trình trồng hoa cúc, tuy nhiên cũng đừng vì háo hức và quá nóng vội mà thu hoạch sớm. Bạn hãy dựa vào các đặc điểm và thời gian kể từ khi bắt đầu trồng hoa cúc mà thu hoạch.

Ngoài ra, khi các nụ hoa cúc bắt đầu chuyển màu và hé mở nhẹ thì bạn cũng có thể thu hoạch. Nếu bạn vẫn chuyển hoa đi xa thì xếp các chậu hoa khít với nhau và dùng dây buộc tán hoa để tránh ảnh hưởng va đập ảnh hưởng tới chất lượng của hoa. Khi sử dụng hoa chúng ta nên duy trì tưới nước 1 lần/ ngày và chỉ tưới trực tiếp gốc cây tránh tưới nước lên cánh hoa nhằm kéo dài tuổi thọ cho hoa cúc.

Xem thêm: Mô hình trồng hoa hồng trong nhà kính

Như vậy qua bài viết trên chúng ta đã tìm hiểu xong về kỹ thuật trồng hoa cúc trong nhà kính. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tích lũy thêm kinh nghiệm cho mình nhằm tạo ra những chậu hoa cúc nở đẹp, rực rỡ. Chúc các bạn sớm thành công!

TAGS: APONhsiachenvnluoidailoanluoichongcontrungmangnhakinhluoichenangbatphudatchongcoluoichancontrungmangpenhakinhmangphunhakinhluoichelanbattrainennhakinhbatdiachongco

Bài viết nổi bật

Cách làm nhà lưới nông nghiệp trồng rau sạch 10 June, 2022

Làm nhà lưới trồng rau đang là xu thế của bà con nông dân từ nông thôn đến thành thị hiện nay. Xây dựng nhà lưới nông nghiệp đơn giản, không tốn quá nhiều chi phí so với những mô hình trồng rau khác. Mô hình nhà lưới trồng rau giúp nông dân đảm bảo […]

Liên kết mạng xã hội:

error: Content is protected !!