Bí quyết trồng đậu Hà Lan trong nhà kính sai quả, ít sâu bệnh
Bí quyết trồng đậu Hà Lan trong nhà kính sai quả, ít sâu bệnh
Được đăng bởi thuong
Đậu Hà Lan không chỉ là một món ăn bổ dưỡng mà còn chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe cho con người. Chính vì vậy mà giá thành trên thị trường của đậu Hà Lan cũng khá đắt đỏ, nên trồng đậu Hà Lan thu lại giá trị kinh tế rất cao. Hôm nay, tại viết này Apon sẽ hướng dẫn cho bạn trồng đậu Hà Lan trong nhà kính sao cho sai quả, ít sâu bệnh.
Một số điều cần biết khi trồng đậu Hà Lan trong nhà kính
Thông thường trên thị trường đậu Hà Lan có hai loại phổ biến là đậu Hà Lan màu xanh và đậu Hà Lan màu tím. Quá trình trồng loại đậu này không cần phải đầu tư quá nhiều bởi đây là loại giống tỷ lệ nảy mầm cao, đặc biệt nhất là cây dễ sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện khí hậu Việt Nam. Bên cạnh đó, kỹ thuật gieo trồng đậu Hà Lan trong nhà kính cũng vô cùng đơn giản, ít tốn nhiều công chăm sóc và năng suất đạt được cũng cao hơn hẳn so với cách trồng truyền thống.
Các quy tắc luân canh trồng đậu Hà Lan trong nhà kính
Trồng cùng một loại rau trong nhà kính lâu dài sẽ làm cạn kiệt tài nguyên của đất và hình thành các vi sinh vật có hại cũng như ấu trùng sâu bệnh tích tụ trong đất một thời gian dài. Vì thế khi trồng cây đậu Hà Lan bạn cần luân canh với các loại cây khác như đậu cove, đậu xanh,… Sự đa dạng các loại cây sẽ giúp cho đất nhanh hồi sức và ngăn ngừa các mầm bệnh tích tụ qua từng mùa vụ. Khi luân canh đậu Hà Lan, bạn cần nhổ bỏ những cây xấu hoặc những cây ốm yếu, đồng thời đảm bảo các chất dinh dưỡng được bổ sung đầy đủ để cây phát triển tốt. Trước khi luân canh đậu Hà Lan bạn cần phải tuân thủ các quy tắc sau:
- Cần phải xác định mục tiêu luân canh là bảo dưỡng và cải tạo chất hữu cơ cho đất, giảm cỏ dại, kiểm soát bệnh tật của cây trồng, kiểm soát côn trùng hay thu sản phẩm đa dạng,….
- Ưu tiên cây trồng nào trước? Mục tiêu nào quan trọng đối với nhà kính của bạn?
- Liệt kê loại cây trồng và số lượng cây mong muốn
- Tạo nhóm cây trồng luân phiên, cách bố trí, thời điểm, nhu cầu dinh dưỡng hoặc các phẩm chất khác
- Kiểm tra các điều kiện của nhà kính có phù hợp với nhóm cây trồng luân phiên
- Kiểm soát bệnh tật và theo dõi thời gian luân chuyển của cây trồng xem cây nào dễ bệnh, cây nào ít bị bệnh và cách cải thiện
- Ghi chép lại đánh giá của các đợt luân canh để có biện pháp khắc phục cho những đợt tiếp theo.
Chuẩn bị các dụng cụ, điều kiện trồng đậu Hà Lan
1. Dụng cụ trồng
Ngoài cách trồng đậu Hà Lan trực tiếp lên trên đất, bạn có thể tận dụng các nguyên liệu có sẵn trong nhà như bao xi măng, chậu hoặc thùng xốp. Lưu ý khi dùng các vật dụng này trồng thì bạn cần khoét lỗ dưới đáy để thoát nước tránh làm úng rễ dẫn tới thối rễ và chết cây.
2. Đất trồng
Khi trồng đậu Hà Lan không yêu cầu nguồn dinh dưỡng quá cao có thể trồng trên nhiều loại đất từ đất cát nhẹ có nhiều mùn đến đất cát sét nặng nhưng để cây sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh bạn nên chọn loại đất trồng là đất có nhiều mùn cho đến đất sét nhiều mùn. Nếu bạn trồng trên nền đất nhẹ hoặc đất cát sẽ không giữ được độ ẩm vì thế năng suất đậu Hà Lan sẽ giảm theo. Đồng thời, bạn cũng cần phải quan tâm đến độ pH của đất trồng và độ pH thích hợp nhất để trồng cây là 5,5 – 7,0.
3. Thời vụ
Cây đậu Hà Lan có thể trồng quanh năm nếu bạn muốn, nhưng thời vụ thích hợp nhất và cho năng suất cao nhất để trồng sẽ rơi vào khoảng tháng 5 hoặc tháng 11. Thời điểm này, điều kiện thời tiết, khí hậu, mưa thuận gió hoà,… nên cực kỳ phù hợp để tăng trưởng thuận lợi.
4. Nhiệt độ
Mặc dù bạn có thể trồng đậu Hà Lan được ở nhiều khu vực khác nhau nhưng cây đậu trồng trong hệ thống màng nhà kính chỉ sinh trưởng tốt, cho chất lượng và năng suất cao trong điều kiện nhiệt độ ở mức từ 18 – 200C. Nếu cây trồng ở mức nhiệt độ dưới 120C hoặc trên 250C thì cây sẽ sinh trưởng chậm hoặc nếu trồng ở nhiệt độ quá cao khoảng 350C cây sẽ không thể phát triển thậm chí là lụi tàn nhanh.
5. Hạt giống
Hiện tại ở trên thị trường có 2 loại giống cây đậu Hà Lan phổ biến và được trồng nhiều nhất là đậu leo và đậu lùn. Bạn có thể chọn và tìm mua hạt giống ở các cửa hàng bán đồ nông sản uy tín, chất lượng tuỳ thuộc giống tùy thuộc vào điều kiện trồng trọt và sở thích. Nếu bạn trồng đậu Hà Lan để kinh doanh và cung cấp sản lượng thì nên lựa chọn những giống đậu cao sản để cho năng suất tốt nhất.
Kỹ thuật gieo hạt và cách trồng đậu hà lan
Trước khi gieo trồng đậu Hà Lan bạn nên ngâm hạt giống trong nước ấm có nhiệt độ khoảng 50 -520 khoảng 30 phút sau đó vớt ra và bỏ vào khăn ấm ủ trong khoảng một ngày hoặc đến khi hạt nứt thì có thể đem đi gieo. Khi trồng cây, đối với giống đậu Hà Lan lùn bạn nên gieo hạt mồi hàng cách nhau khoảng 30cm và mỗi cây cách nhau khoảng 7cm. Đối với giống đậu Hà Lan leo mỗi hàng cách nhau khoảng 60 – 70cm và mỗi cây cách nhau khoảng 20cm. Sau khi gieo hạt giống xong thì bạn phủ lên một lớp đất mỏng từ 1 – 2cm và tưới lên trên đất một lượng nước vừa đủ bằng vòi phun nhẹ. Sau đó, bạn che phủ kín lớp hạt vừa mới gieo xong trong khoảng 2 ngày và tưới nước mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi chiều. Khi cây nảy mầm từ 5 – 7 ngày và bắt đầu xuất hiện từ 2 – 5 lá thì bạn nên chôn cọc để cho cây đậu Hà Lan bám vào và leo lên.
Kỹ thuật chăm sóc đậu Hà Lan
1. Tưới nước
Bạn cần cung cấp nước đầy đủ cho cây đậu Hà Lan, đặc biệt là vào khoảng thời gian cây đang ra hoa, kết quả, lúc này cây cần nhiều nước hơn vì thế cần tưới với lượng nước lớn hơn. Một lưu ý nhỏ bạn cần chú ý khi tưới nước là chỉ nên tưới vào gốc cây không nên tưới vào thân, lá hoặc hoa và nước tưới phải là nguồn nước sạch. Vậy nên để cây sinh trưởng và phát triển bình thường không giảm năng suất thì bạn cần phải luôn đảm độ ẩm trung bình cho đây khoảng 70 -75%.
2. Bón lót khi trồng đậu Hà Lan
Bên cạnh việc tưới tiêu thường xuyên thì công đoạn bón phân cũng cần phải được chú trọng. Khi đậu Hà Lan ra từ 4 – 5 lá thì bạn tiến hành bón lót cho cây bằng phân hữu cơ như phân dê, phân bò, phân trùn quế,… Đợt bón phân thứ hai là bón khi cây đậu Hà Lan ra hoa và đợt bón phân thứ ba là sau khi thu quả đợt một. Đồng thời, bạn cũng cần phải kết hợp với việc làm sạch cỏ dại và vun xới mỗi lần bón phân.
Ngoài ra, khi cây đậu Hà Lan xuất hiện các tua cuốn thì bạn nên bắt đầu làm giàn cho cây leo. Giàn cho cây leo thường có kiểu hình chữ A, chiều dài của cọc dàn từ 1,5 – 2m được làm từ các nguyên liệu như cây tre. trúc, cây nứa tép già,… có thể dễ dàng tận dụng ở vườn nhà hoặc tìm mua dễ dàng.
3. Phòng trừ bệnh và sâu bệnh
Trồng đậu Hà Lan thường sẽ bị các sâu bệnh gây hại như sâu đục quả, rệp. Ngoài ra, bệnh phấn trắng là loại bệnh thường gặp nhất của đậu Hà Lan, khi cây gặp phải loại bệnh này quả và hạt bị mất màu, đồng thời làm giảm năng suất thu hoạch của cây. Vì thế để tiêu diệt bệnh phấn trắng và ngăn không cho chúng lây lan, bạn nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như thuốc Risaza 3SL để diệt trừ bệnh nhanh chóng.
Bên cạnh đó, bạn cần đề phòng các loài côn trùng gây hại cho đậu Hà Lan như sâu tơ, sâu cuốn lá, ruồi, dòi,… vì chúng sẽ phá hoại các lá non và vỏ quả non làm cho chất lượng và năng suất thu được không đạt được như mong muốn. Để đề phòng phá hoại gây ảnh hưởng cho đậu Hà Lan bà con có thể sử dụng thiên địch hoặc lưới chống côn trùng nhằm bảo vệ đậu Hà Lan.
4. Thu hoạch và bảo quản
Thời gian thu hoạch đậu Hà Lan sẽ tùy thuộc vào từng loại giống. Nhìn chung đậu Hà Lan được thu hoạch khi đậu đạt được kích thước và trọng lượng tối đa, vỏ đậu có màu xanh lục không có lưới trắng. Nếu thấy dấu hiệu vỏ có màu hơi vàng hoặc có màu trắng thì đây là chứng tỏ quả đã quá chín, lúc này quả sẽ mất đi vị ngon và giá trị bán ra thị trường không cao. Vì vậy, hãy canh đúng thời điểm để thu hoạch đừng thu hoạch quá sớm hoặc quá muộn nhé!
Xem thêm: Tổng hợp các loại cây trồng trong nhà kính thích hợp nhất
Trên đây bí quyết trồng đậu Hà Lan trong nhà kính mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hãy cùng ứng dụng và thực hiện để có thu được một mùa bội thu nhé. Chúc các bạn áp dụng thành công và bạn có khu vườn đậu Hà Lan thật xanh tốt!