Điểm danh các loại rau ngắn ngày trồng kịp tết

icon-caledar.svg Điểm danh các loại rau ngắn ngày trồng kịp tết

icon-man-user.svg Được đăng bởi thuong

Cứ mỗi dịp Tết Nguyên Đán đến là biết bao món ăn truyền thống như bánh chưng, bánh tét, dưa món, thịt kho măng,… dù biết là ngon nhưng ăn nhiều lại ngán. Vì thế cần thêm rau xanh để ăn kèm, nhưng chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết vậy trồng rau nào để ăn kịp Tết. Cùng Apon điểm danh các loại rau ngắn ngày trồng kịp tết qua bài viết dưới đây.

Rau ngắn ngày là gì?

Rau ngắn ngày là những loại rau có thời gian trồng và thu hoạch ngắn, dễ chăm sóc và không tốn nhiều công sức. Hầu hết những loại rau này đều quen thuộc với chúng ta trong bữa ăn hằng ngày và cực kỳ bổ dưỡng.

Các loại rau ngắn ngày trồng thu hoạch kịp tết

1. Cải xanh, cải ngọt

Cải xanh, cải ngọt

Cải xanh và cải ngọt nằm trong danh sách các loại rau ngắn ngày trồng cận tết là điều không quá ngạc nhiên bởi loại rau này cho thu hoạch rất sớm. Nếu ăn non thì sau 7 – 10 ngày các bạn có thể tỉa bớt để chế biến, hoặc để cây lớn hơn từ 30-40 ngày là có thể cho thu hoạch.

Rau có chứa nhiều Vitamin và khoáng chất phòng chống được nhiều căn bệnh, cung cấp chất xơ hiệu quả rất phù hợp cho trẻ biếng ăn, người cao tuổi. Bạn có thể chế biến thành những món khác nhau trong bữa cơm gia đình như nấu canh, xào, luộc, trộn rau sống,…

2. Cải cúc – Loại rau ngắn ngày rất được các chị em phụ nữ ưa chuộng

Cải cúc - Loại rau ngắn ngày rất được các chị em phụ nữ ưa chuộng

Cải cúc hay còn gọi là rau tần ô hoặc cúc tần ô là một loại rau ngắn ngày không thể thiết trong tiết trời se lạnh ngày tết. Rau cải cúc cho thu hoạch sau 30 – 40 ngày gieo trồng, nếu bạn muốn thu hoạch sớm để ăn rau non thì 25 – 30 ngày là hợp lý nhất. Rau cải cúc dễ trồng, chăm bón không cầu kì, lại còn cực kỳ dễ chế biến. Ngoài ra, cải cúc có hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp phòng chống các loại bệnh như hạ huyết áp, đau đầu kinh niên, hoa mắt, ít sữa sau sinh, ho dai dẳng, giảm cảm cúm,…. 

3. Rau xà lách

Rau xà lách

Xà lách là rau ngắn ngày và thời gian cho thu hoạch cũng rất sớm, chỉ từ 30-35 ngày.

Khác với các loại rau khác rau xà lách không phải chế biến nhiều, bạn có thể ăn sống mà không cần chế biến quá cầu kỳ. Các món phổ biến của xà lách là làm salad, rau sống, ăn kèm các món cuốn và trang trí. Xà lách chứa nhiều protein, chất xơ và các dinh dưỡng thiết yếu. Chúng có nhiều tác dụng cho sức khỏe như chống táo bón, ngừa ung thư, giảm cân, đẹp da,…

4. Mồng tơi

Mồng tơi

Mồng tơi là một loại rau ngắn ngày có thể trồng một lần ăn cả năm nếu bạn chỉ cắt thân ăn, tiết kiệm được thời gian trồng, vừa ít tốn công chăm sóc hơn. Rau mồng tơi rất dễ ăn và lại có nhiều công dụng đối với sức khoẻ của chúng ta như chất nhầy pectin giúp giảm béo, trừ thấp nhiệt, nhuận tràng,… Thời gian trồng và thu hoạch rau mồng tơi cũng chỉ từ 4 – 5 tuần sau khi trồng, vì thế nếu bạn trồng rau dịp gần tết để có thể thu hoạch rau ăn cho đỡ ngán các món ngày tết.

5. Rau muống

Rau muốngLà loại rau ngắn ngày không thể thiếu trong bữa cơm của mọi gia đình. Chúng ta có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như xào tỏi, luộc,…. Rau muống có sức sống khoẻ, trồng được trên nhiều khu vực khác nhau như dưới nước, đất bùn. Cây rất dễ sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ mát, độ ẩm cao, rất thích hợp trồng vào dịp gần tết. Bạn có thể thu hoạch nhanh chỉ sau 3 tuần và quá trình trồng, chăm sóc cũng vô cùng đơn giản. 

6. Rau ngót

Rau ngót

Cây rau ngót sau khi trồng khoảng 2 tháng sẽ cho thu hoạch lá, có thể cắt ngang các nhánh cây hoặc chỉ tuốt lá. Đặc biệt, rau ngót cho thu hoạch liên tục, cứ cách 15 – 20 cây sẽ cho lá non mới để thu hoạch. Trồng cây bồ ngót cũng rất đơn giản và cây dễ sống nên loại rau này được trồng nhiều và trồng quanh năm. Rau ngót ăn rất mát và thanh ngọt, có nhiều tác dụng hữu ích như lượng đạm cao, giàu canxi, khoáng chất, vitamin C,…

7. Rau mầm – Loại rau ngắn ngày đang rất phổ biến hiện nay

Rau mầm - Loại rau ngắn ngày đang rất phổ biến hiện nay

Loại rau ngắn ngày này trồng cực kỳ tiết kiệm thời gian phù hợp trồng cận tết, bởi chỉ sau 5 – 7 ngày là bạn có thể thu hoạch với chiều cao từ 6-9cm, có thể trồng không cần dùng đất. Bạn có thể dùng rau mầm để chế biến các món ăn như ăn kèm với thịt, trộn dầu giấm, làm rau nhúng,… Rau mầm đem lại nhiều dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe con người như chất khoáng, đạm, axit amin, vitamin dễ ăn, lại an toàn.

8. Rau dền

Rau dền

Nhắc đến rau dền chúng ta sẽ nhớ đến loài rau này đa dạng về chủng loại như dền cơm, dền trắng, dền đỏ, dền tía,… Loại rau này có thể trồng một lần và ăn quanh năm bởi nó dễ thích ứng với điều kiện thời tiết, nhưng thích hợp nhất để cây phát triển ở nơi mát mẻ từ 24 – 290C, ánh nắng vừa đủ như dịp gần tết. Thời gian trồng rau dền chỉ sau 3-4 tuần là bạn có thể thu hoạch. Ngoài ra, rau dền là một loại rau ngắn ngày nhưng hàm lượng sắt trong rau rất cao. Vì vậy nó được chọn là nguồn cung cấp sắt hàng đầu trong bữa ăn.

9. Các loại rau gia vị

Các loại rau gia vị

Ngoài các loại rau trên bạn ạn có thể trồng thêm các loại rau gia vị ngắn ngày, điển hình như rau ngò gai, hành lá, tía tô, húng chanh, rau mùi… Mặc dù chỉ là các loại rau gia vị nhưng khi thiếu chúng món ăn của bạn sẽ kém phần sinh động và hấp dẫn hơn. Tùy từng loại rau khác nhau sau khi trồng từ khoảng 20 – 40 ngày là đã phát triển xanh tươi và chúng ta có thể thu hoạch lấy lá để chế biến món ăn mỗi ngày rồi.

Các phương pháp trồng rau ngắn ngày phổ biến hiện nay

1. Ứng dụng phương pháp trồng thủy canh cho các loại rau ngắn ngày

Ứng dụng phương pháp trồng thủy canh cho các loại rau ngắn ngày

Đây là mô hình trồng rau ngắn ngày được ưa chuộng nhất hiện nay bởi rau khi thu được vừa an toàn vừa sạch. Kỹ thuật trồng cây ngắn ngày thuỷ canh là sử dụng một hệ thống trồng trong dung dịch thuỷ canh không sử dụng đất. Trồng rau bằng phương pháp này cực kỳ tiện ích, bạn không cần bỏ quá nhiều thời gian và công sức để chăm sóc. Ngoài ra, trồng cây ngắn ngày bằng phương pháp thuỷ canh còn giúp rau cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, cách ly với các nguồn sâu bệnh, nước ô nhiễm, tránh độc tố vì thông thường người nông dân thường sử dụng biện pháp này kết hợp cùng một số các vật liệu nông nghiệp như: lưới chống côn trùng, lưới che nắng,… nên cây được bảo vệ một cách tối đa

2. Trồng rau ngắn ngày bằng phương pháp thổ canh

Trồng rau thổ canh

Với phương pháp này chúng ta có thể trồng trực tiếp trên đất hoặc tận dụng tái chế từ những vật dũng cũ như: chậu, thùng xốp, thùng gỗ, thùng nhựa,… Có thể trồng trên sân thượng, trước hiên, ban công hoặc các khu vực quanh nhà. Các bạn chỉ cần dùng đất trộn cùng với phân bón, sau đó gieo hạt và cuối cùng là tưới nước chăm sóc.

Lưu ý: Bạn không nên trồng quá dày vì cây sẽ không có đủ không gian và dinh dưỡng để cây sinh trưởng, phát triển. Ngoài ra, bạn cần kiểm tra, tưới nước hàng ngày cho cây, tùy loại từng loại mà không để cây thiếu nước hoặc ngập úng.

3. Ứng dụng công nghệ nhà màng trong trồng rau ngắn ngày

Ứng dụng công nghệ nhà màng trong trồng rau ngắn ngày

Độ ẩm trong lớp màng nhà kính luôn được giữ ổn định từ 75-80%, các loại sâu bọ cũng không thể vào được, đảm bảo sự sinh trưởng cho cây. Ngoài ra, khi dụng dùng cùng với công nghệ tưới nhỏ giọt thì lượng nước sẽ được tưới tập trung nên rất tiết kiệm nước cũng như chất dinh dưỡng, không lãng phí mà vẫn đủ nuôi sống cây. Bên cạnh đó trồng rau ngắn ngày trong nhà màng có thời gian thu hoạch ngắn hơn từ 5 – 7 ngày, năng suất đạt cao hơn 20% so với trồng bên ngoài.

Xem thêm: Gợi ý một số loài hoa chưng Tết và cách trồng hoa đơn giản tại nhà

Trên đây là các loại rau ngắn ngày và dễ trồng, lại rất phổ biến trong mỗi bữa ăn gia đình. Đặc biệt, việc trồng các loại rau này cũng không chiếm quá nhiều diện tích, có thể trồng kịp để ăn tết. Hy vọng bài chia sẻ đã giúp bạn chọn được một số loại rau để bổ sung cho vườn nhà mình

TAGS: APONhsiachenvnluoidailoanluoichongcontrungmangnhakinhluoichenangbatphudatchongcoluoichancontrungmangpenhakinhmangphunhakinhluoichelanbattrainennhakinhbatdiachongco

Bài viết nổi bật

Cách làm nhà lưới nông nghiệp trồng rau sạch 10 June, 2022

Làm nhà lưới trồng rau đang là xu thế của bà con nông dân từ nông thôn đến thành thị hiện nay. Xây dựng nhà lưới nông nghiệp đơn giản, không tốn quá nhiều chi phí so với những mô hình trồng rau khác. Mô hình nhà lưới trồng rau giúp nông dân đảm bảo […]

Liên kết mạng xã hội:

error: Content is protected !!