Trồng mận – Ứng dụng lưới mùng làm nhà lưới trong phương pháp trồng mận (roi)
Trồng mận – Ứng dụng lưới mùng làm nhà lưới trong phương pháp trồng mận (roi)
Được đăng bởi thuong
Cây mận (roi) không chỉ là một loại thực phẩm nhiều dinh dưỡng mà còn là sản phẩm góp phần gia tăng lợi nhuận kinh tế được nhiều người áp dụng trồng. Để hướng đến sử dụng sản phẩm sạch nhiều bà con đã ứng dụng lưới mùng làm nhà lưới thay cho các loại thuốc bảo vệ thực vật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm khi trồng mận. Hãy cùng Apon tìm hiểu những ưu điểm của lưới mùng trong phương pháp trồng mận (roi) nhé!
Đặc điểm của cây mận (roi)
Mận (roi) là loại cây thân gỗ, mọc thẳng và phía trên phân nhiều nhánh nhỏ, vỏ thân cây xù xì, có gai, cành cây thì nhẵn và có màu nâu đỏ. Lá cây mận (roi) mọc so le theo hình mũi mác và gân lá nổi rõ. Hoa mận có 5 cánh mọc ở kẽ lá và mọc thành nhóm từ 3 – 5 bông có màu trắng. Quả mận khi trưởng thành có kích thước trung bình khoảng 5cm, có hình cầu, vỏ ngoài bóng nhẵn.
Cây mận (roi) thích hợp trồng nhiều mùa vụ khác nhau nhưng hạn chế trồng vào thời điểm nắng nóng hoặc rét đậm. Loại đất thích hợp để trồng mận có tầng canh tác dày khoảng 0,5 – 1m và là đất có khả năng thoát nước, thoáng khí tốt.
Giải pháp trồng mận (roi) trong nhà lưới cho vườn mận
Mận (roi) là loại cây dễ trồng và cây có khả năng cho trái quanh năm, tuy nhiên nếu trồng mậntrong điều kiện không thuận lợi cây mận có thể bị nhiều loại sâu bệnh tấn công dẫn đến giảm năng suất trái. Hoặc trong giai đoạn ra hoa bị rụng nhiều làm giảm khả năng đậu trái. Để giảm tình trạng sâu bệnh phá hoại, bình thường người ta sẽ dùng thuốc bảo vệ thực vật chuyên dụng để xử lý. Nhưng từ khi ra hoa đến khi thu hoạch chỉ khoảng gần 4 tháng, hoá chất chưa kịp phân huỷ hết. Điều này, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người tiêu dùng. Hoặc nếu bạn sử dụng phương pháp bao trái để bảo vệ quả thì sẽ tốn nhiều thời gian và công sức hơn khi trồng mận bởi trái mận mọc theo từng chùm nếu không cẩn thận sẽ làm rơi rụng quả vì thế khó áp dụng kỹ thuật bao trái.
Chính vì những điểm khó khăn đó mà hiện nay nhiều người dân đã áp dụng giải pháp mới trong trồng mận (roi) là sử dụng lưới chống côn trùng (lưới mùng) để trùm toàn bộ khu vực vườn mận (roi) thay cho những phương pháp trên nhằm tiết kiệm chi phí, sử dụng được lâu dài và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Khi áp dụng cách này nhiều bà con đã thu hồi toàn bộ vốn đầu tư cho việc trang bị làm nhà lưới trồng (mận) trong thời gian vô cùng ngắn.
Ưu điểm khi sử dụng lưới mùng trồng mận
Tuy đây là phương pháp mới được áp dụng gần đây nhưng hiệu quả mang lại từ việc ứng dụng lưới mùng làm nhà lưới trồng mận rất đáng kinh ngạc nhờ các ưu điểm sau:
- Tiết kiệm chi phí phun thuốc trừ sâu. Việc phun thuốc trừ sâu để phòng ngừa tình trạng sâu, ruồi đục trái và bệnh thán thư trên cây mận (roi) chiếm nhiều chi phí. Vì vậy, sử dụng nhà lưới là giải pháp giúp bà con giảm thiểu tối đa các khoản đầu tư chăm sóc cho cây mận (roi).
- Hạn chế trái mận (roi) rụng, đặc biệt là cho quả trái mùa. Trồng mận (roi) trong nhà lưới sẽ bảo vệ cây, trái tránh các tác động từ môi trường như gió lớn, mưa nhiều,… Đồng thời mận (roi) trái mùa giá sản lượng ít nên giá bán ra sẽ cao hơn thu lại lợi nhuận nhiều hơn.
- Nâng cao giá trị sản phẩm. Mận trồng trong nhà lưới không sử dụng thuốc trừ sâu nên giá thu mua cao hơn 50% so với mận thông thường không còn phải lo cảnh được mùa mất giá như đây.
- Chất lượng quả tăng cao. Trồng mận (roi) trong nhà lưới, quả thu được có màu sắc bắt mắt, đẹp hơn và vị cũng ngột hơn so với quả mận bao trái.
Kỹ thuật trồng mận (roi)
1. Thời vụ trồng
Cây mận (roi) có thể trồng quanh năm và cho quả đều đặn nhưng thời điểm trồng mận phù hợp nhất là vào khoảng tháng 12 – 1. Bởi thời điểm này hội tụ đầy đủ điều kiện để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
2. Chuẩn bị dụng cụ
Khi trồng mận (roi) bạn có thể tận dụng các vật liệu có sẵn trong nhà như: chậu, khay, bao xi măng,… hoặc mảnh đất trống để trồng. Nếu trồng bằng chậu khay, chậu,… bạn nên đục lỗ dưới đáy để cho cây thoát nước, không bị ngập úng. Ngoài ra, bạn cần lựa chọn dụng cụ trồng có đường kính chậu từ 50cm trở lên và cao trên 50cm, chậu càng to cây càng có nhiều không gian để phát triển mạnh.
3. Đất trồng
Việc đầu tiên trước khi trồng cây mận (roi) là chuẩn bị đất trồng thật tốt, loại đất thích hợp để trồng cây mận (roi) là đất thịt pha cát và có độ tơi xốp, thông thoáng. Sau đó, bạn cần bón lót vào hố trồng một lượng phân chuồng ủ đã hoai mục và phân lân + vôi bột để khử trùng. Sau khi bón được 1 tháng, lúc này bà con có thể bắt đầu đem cây con đi trồng vào đất đã được xử lý.
4. Cây giống
Hiện nay, có rất nhiều giống mận (roi) được trồng trên thị trường như mận đỏ An Phước, mận Tam Hoa, mận xanh đường,… Và giống mận (roi) được nhiều người lựa chọn trồng nhất là giống mận An Phước hay còn gọi là mận đỏ Thái Lan. Bạn có thể dễ dàng tìm mua các loại cây giống ở các vựa cây giống và khi chọn cây giống để trồng bạn nên chọn những cây giống khỏe mạnh, xanh tốt và không bị sâu bệnh.
5. Cách trồng mận
Khi mua cây mận (roi) con về, bạn hãy tiến hành nhẹ nhàng tháo bỏ bao nilon, lưu ý phải thao tác thật cẩn thận tránh đụng chạm đến rễ. Tiếp theo đào hố và đặt cây xuống hố đã đào, sau đó lấp đất xung quanh gốc cây và ấn nhẹ tay sao cho cố định cây để cho cây đứng vững và tránh làm đứt rễ cây. Khi trồng xong nên tưới đẫm nước cho cây thích ứng và làm quen với môi trường sinh sống mới.
Kỹ thuật chăm sóc khi trồng mận (roi)
1. Nước tưới
Mận (roi) là loại cây trồng ưa ẩm và nhu cầu nước tưới cao, vì thế bà con cần đảm bảo lượng nước tưới thường xuyên và đều đặn cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Nhất là vào thời điểm mới trồng, mùa khô, cây đang trong giai đoạn mang trái cần nhiều nước để nuôi quả, nếu thiếu nước quả sẽ nhỏ và năng suất kém. Ngược lại, thời điểm cây chuẩn bị ra hoa bạn cần giữ cho gốc cây luôn ở trạng thái khô ráo, độ ẩm không quá cao. Ngoài ra, bạn nên sử dụng cỏ khô, rơm rạ,… phủ xung quanh gốc để giữ ẩm cây mận (roi).
2. Phân bón
Khi cây trồng được 15 – 20 ngày, bạn nên tiến hành bón lót cho cây mận (roi ) bằng phân hữu cơ, phân cá, phân chuồng, phân trùn quế,…. Sau đó, bón phân định kỳ cho cây mận (roi) vào các thời điểm như đầu mùa, giữa mùa và cuối mùa mưa. Các thời kỳ bón phân khác như cây đậu quả để giúp trái có vị ngọt và màu sắc tươi đẹp hơn, sau thu hoạch để cây nhanh chóng hồi phục,…
Bên cạnh việc cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây sinh trưởng, bạn cũng cần phải quan tâm đến việc loại bỏ bớt những cành cây bị sâu bệnh, già cỗi, cành vượt,… nhằm tạo không gian thoáng mát hỗ trợ quá trình quang hợp của cây. Việc làm này còn giúp khống chế chiều cao của cây mận (roi), nhằm giúp cây không quá cao thuận tiện hơn trong việc chăm sóc và thu hoạch.
3. Phòng trừ sâu bệnh cho cây khi trồng mận
Cây mận (roi) thường rất dễ bị các loài sâu bệnh tấn công như sâu đục cành, rệp sáp, bọ cánh cứng ăn lá, bọ xít, bệnh phấn trắng, sâu non, bệnh chảy nhựa,… Vì thế, việc chủ động chăm sóc và bảo vệ bộ rễ, thân, lá, quả là điều cần thiết nhằm hạn chế các tác hại của sâu bệnh đối với vườn mận (roi).
Để có thể ngăn chặn tình trạng phá hoại của côn trùng, sâu bệnh bạn có thể sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng và tuân thủ thời gian ngưng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch. Hoặc sử dụng lưới mùng làm nhà lưới để hạn chế dư lượng thuốc trừ sâu trong quả mận (roi).
4. Thu hoạch
Thời điểm thu hái quả mận (roi) là khi đã đủ độ chính không làm ảnh hưởng đến chất lượng của quả. Ngoài ra, khi thu hoạch bạn cần thực hiện nhẹ nhàng bởi vỏ quả mận (roi) mảng và rất dễ xây xát và chuẩn bị dụng cụ đựng phù hợp tránh tình trạng dập khi thu hoạch.
Xem thêm: Giải pháp lưới trùm cam để chống côn trùng năm 2023
Hy vọng với những chia sẻ trên của chúng tôi bạn sẽ ứng dụng lưới mùng làm nhà lưới thành công và trồng được một vườn mận (roi) thật xanh tốt và xum xuê, thu được lợi nhuận cao. Chúc bạn thành công!