Mô hình trồng rau hữu cơ trong nhà kính đơn giản, dễ trồng

icon-caledar.svg Mô hình trồng rau hữu cơ trong nhà kính đơn giản, dễ trồng

icon-man-user.svg Được đăng bởi thuong

Mô hình trồng rau hữu cơ trong nhà kính đang là mô hình nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều bà con nhà nông. Hãy cùng Apon tìm hiểu những ưu điểm của mô hình trồng rau sạch trong nhà kính mang lại nhé!

Trồng rau hữu cơ là gì?

Trồng rau hữu cơ là gì?

Trồng rau hữu cơ là một phương pháp trồng rau mà các nguyên liệu đầu vào như hạt giống, giá thể trồng, đất, nguồn nước, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,… nằm trong danh cho phép của Nông nghiệp hữu cơ. Và các sản phẩm đầu ra như rau, quả, củ, trái cây  trải qua các khâu kiểm định chất lượng khắt khe mới được công nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ. 

Chính vì vậy, rau hữu cơ trở thành một sản phẩm an toàn, tuy có giá thành cao nhưng được thị trường rất ưa chuộng. Vì vậy, trong thời gian gần đây nhiều bà con đã dần chuyển đổi hướng canh tác theo hướng trồng rau hữu cơ – một mô hình nông nghiệp hiện đại thời kỳ 4.0.

Ưu điểm của trồng rau hữu cơ trong nhà kính

Ưu điểm của trồng rau hữu cơ trong nhà kính

Trồng rau hữu cơ trong màng nhà kính là một loại hình trồng trọt mới mang nhiều ưu điểm mà nhất định bạn nên áp dụng mô hình trồng này:

  • Là phương pháp trồng rau không sử dụng thuốc diệt cỏ độc hại, thuốc trừ sâu hoặc các hoạt chất làm biến đổi gen, các chất kích thích phát triển,… 
  • Mô hình trồng rau hữu cơ được nhiều chuyên gia khuyến khích bởi chúng thân thiện với môi trường và mang đến nguồn rau an toàn, sạch, chất lượng nhất cho sức khỏe người tiêu dùng.
  • Quá trình sinh trưởng, phát triển của cây rau diễn ra tự nhiên, thời gian cây phát triển dài hơn so với phương pháp trồng thông thường. Nhờ vậy mà hàm lượng dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất tích tụ nhiều trong rau và tốt cho con người.
  • Thuận tiện kết hợp trồng luân canh, xen canh nhiều loại cây trồng khác nhau. Ngoài ra, có thể trồng kết hợp các loại cây xua đuổi, cây dẫn dụ,… để duy trì sự cân bằng trong hệ canh tác.

Hướng dẫn cách trồng rau hữu cơ

Trong quy trình trồng rau hữu cơ Apon chia thành những bước sau đây, và mỗi bước sẽ tương ứng với mỗi công đoạn hỗ trợ giúp cây phát triển khoẻ mạnh. Vì vậy, đòi hỏi bạn phải nắm vững kỹ thuật trồng rau cơ bản như sau:

1. Chuẩn bị dụng cụ trồng rau sạch hữu cơ

Chuẩn bị dụng cụ trồng rau sạch hữu cơ

Để quá trình trồng rau sạch đạt hiệu quả cao nhất thì bạn cần chuẩn bị những dụng cụ trồng nhằm đảm bảo tiến hành dễ dàng và nhanh chóng hơn:

  • Một số dụng cụ như khay xốp, khay nhựa để gieo trồng: Bạn nên ưu tiên chọn khay nhựa để rau dễ thoát nước, dễ dàng di chuyển và độ bền cao hơn so với khay xốp. Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng các vật liệu khác trong nhà như rỗ, thùng xốp, thau,… để trồng rau. Lưu ý, khi sử dụng các vật liệu trồng này, bạn nên đục lỗ dưới đáy để thoát nước cho dụng cụ trồng.
  • Giá thể: Có thể lựa chọn sử dụng xơ dừa hoặc trấu để làm giá thể khi trồng rau hữu cơ, bởi đây là những loại giá thể có khả năng giữ ấm và thoát nước.
  • Giống rau: Để chọn được giống rau chất lượng bạn nên chọn mua ở những cửa hàng, đơn vị chuyên bán về hạt giống uy tín để chọn lọc được các giống rau tốt và đạt chuẩn.

2. Ngâm ủ hạt

Ngâm ủ hạt

Để rút ngắn thời gian hạt giống mọc bạn nhất định không được bỏ qua giai đoạn ngâm hạt. Đầu tiên, sau khi mua hạt giống về bạn cần rửa sạch hạt giống và loại bỏ những hạt giống lép, hạt bị hư. Sau đó, vớt ra và ngâm hạt giống vừa xử lý trong nước có nhiệt độ ấm và ủ hạt giống trong khăn ấm. Lưu ý, bạn phải thường xuyên theo dõi hạt giống, để khi thấy hạt giống mọng nước và bắt đầu nứt vỏ hạt thì bạn tiến hành lấy hạt ra khỏi khăn. Cuối cùng là trộn hạt giống đã nứt vỏ với giá thể đã chuẩn bị để giúp hạt giống không bị dính cục vào nhau.

3. Gieo trồng rau hữu cơ

Gieo trồng rau hữu cơ

Để thực hiện việc gieo trồng rau hữu cơ diễn ra thuận lợi, bạn nên thực hiện theo các quy trình sau:

  • Làm đất: Gồm có xơ dừa, trấu đã xử lý trộn cùng với đất dinh dưỡng hoặc bạn có thể sử dụng trực tiếp đất dinh dưỡng để tiến hành trồng rau sạch. Sau đó, cho hỗn hợp đất vừa trộn xong vào khay cách mặt khay từ 1 – 2 cm.
  • Bón lót lớp bề mặt bằng phân hữu cơ vi sinh: Nếu bạn không có nguồn đất giàu dinh dưỡng thì có thể thay thế đất thịt để trồng rau hữu cơ. Nhưng để đảm bảo rau được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, bạn nên trộn đất thịt với trấu, xơ dừa và bón lót bằng phân hữu cơ vi sinh hoặc phân hữu cơ khoáng.
  • Phun nước ướt đều bề mặt khay đất trồng để làm ẩm: Sau khi rải hạt đều khắp bề mặt thì bạn tiến hành lấp một lớp đất mỏng lên trên bề mặt. Sau đó, hãy làm ướt bề mặt đất bằng tia nước nhỏ.
  • Để khay hạt tại những vị trí thoáng mát: Khi đã gieo trồng xong bạn nên tưới nước đều đặn hằng ngày theo tần suất từ 2 – 3 lần/ ngày và che chắn cho rau bằng lưới che nắng dệt thoi.
  • Khi cây bắt đầu ra lá, đưa cây ra nơi có nhiều ánh sáng: Ánh nắng mặt trời sẽ giúp cây dễ dàng thực hiện quá trình quang hợp, đồng thời sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Chú ý khi trồng rau hữu cơ cần tránh tình trạng nước mưa chảy hoặc tưới trực tiếp vào cây con bởi có thể làm hỏng cây và hạt.

Chăm sóc rau hữu cơ

Chăm sóc rau hữu cơ

Chăm sóc rau hữu cơ là một công đoạn vô cùng quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển khoẻ mạnh của cây. Vì vậy, bạn cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng của cây. Bạn nên duy trì việc tưới nước hằng ngày, nhất là vào thời điểm nắng nóng tần suất tưới sẽ là 2 lần/ ngày vào buổi sáng và chiều mát. Ngược lại, nếu vào thời điểm mùa mưa, thì lượng nước tưới nên giảm để tránh tình trạng cây bị úng nước, dẫn đến thối rễ, còi cọc rồi chết dần.

Bên cạnh việc chú trọng nước tưới, bạn cần phải chú ý đến việc tỉa bớt những cây bị sâu bệnh, bị hỏng, héo, cây còi cọc,… để tạo không gian sống thoáng mát cho những cây còn lại sinh trưởng và phát triển đều. Hơn thế nữa là bạn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cây xanh tốt và rút ngắn thời gian thu hoạch. Lưu ý, thời gian thu hoạch sẽ tuỳ thuộc vào từng loại rau và nhu cầu sử dụng của từng người.

Những lưu ý khi trồng rau hữu cơ

1. Lựa chọn loài và giống cây trồng rau hữu cơ

Lựa chọn loài và giống cây trồng rau hữu cơ

Việc lựa chọn giống cây sẽ làm tăng khả năng thích nghi với điều kiện và môi trường sống và tăng khả năng chống chịu với các sinh vật gây hại. Ngoài ra, việc làm này còn giúp duy trì và đảo bảo chất lượng trong suốt quá trình sản xuất. Vật liệu dùng để nhân giống như chiết, giâm, mô nuôi cấy, mắt ghép,… hoặc hạt giống cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:

  • Không nên sử dụng vật liệu nhân giống và hạt giống từ cây trồng đã biến đổi gen.
  • Nên ưu tiên sử dụng giống cây trồng hữu cơ.
  • Nếu không tìm được giống rau hữu cơ hãy sử dụng giống rau thu được từ giống thông thường canh tác bằng phương thức hữu cơ ít nhất một vụ đối với cây hàng năm và ít nhất hai vụ với cây lâu năm.
  • Khuyến khích sử dụng giống rau trồng bản địa, nếu không có hãy sử dụng các loại giống thuộc danh mục giống cây trồng có nguồn gốc rõ ràng, được cấp phép sản xuất, kinh doanh.
  • Nên sử dụng giống rau trồng hữu cơ không qua xử lý hoặc chỉ xử lý bằng các phương pháp vật lý, sinh học,  cơ học.

2. Đất trồng rau hữu cơ

đất trồng rau

Đất dùng để canh tác rau hữu cơ cần phải đảm bảo các yêu cầu về hoạt tính sinh học và độ phì nhiêu nhằm duy trì và tăng cường khi cần thiết. Bên cạnh đó, các vấn đề như dư lượng các chất bảo vệ thực vật và kim loại nặng cũng cần phải được kiểm soát khi trồng rau hữu cơ.

3. Nước

nước

Nguồn nước sử dụng trong trồng rau hữu cơ là nguồn nước sạch và phải bảo vệ nguồn nước tránh bị ô nhiễm. Hơn thế nữa là cần được sử hợp lý dựa trên nhu cầu của cây trồng nhằm tránh lãng phí nước tưới. 

4. Phân bón

Thông thường trồng rau hữu cơ sử dụng các loại phân khoáng thiên nhiên hoặc chỉ dùng các phương pháp sinh học nhằm tăng độ phì nhiêu cho đất như phân ủ, phân xanh,… Để đảm bảo chất lượng rau hữu cơ bạn không nên sử dụng các loại phân bắc, phân hỗn hợp hay phân hoá học để bón cho cây trồng.

5. Sinh vật gây hại

Sinh vật gây hại

Trồng rau hữu cơ cần có các biện pháp ngăn ngừa các sinh vật gây hại như sâu bệnh, côn trùng, cỏ dại,… Cụ thể, bạn có thể sử dụng các biện pháp sau:

  • Thực hiện biện pháp luân canh cây trồng và quản lý nguồn dinh dưỡng đối với cây trồng và đất.
  • Thực hiện các biện pháp vệ sinh nhằm loại bỏ các mầm bệnh, môi trường sống của sinh vật gây hại, cỏ dại.
  • Sử dụng các loài hoặc giống cây trồng có khả năng kháng lại các loài sinh vật gây hại và thích nghi với môi trường.
  • Sử dụng thêm lưới chống côn trùng để bảo vệ rau hữu cơ trước sự tấn công của các sinh vật gây hại.

Xem thêm: Tổng hợp các loại cây trồng trong nhà kính thích hợp nhất

Trên đây là một số thông tin về mô hình trồng rau hữu cơ trong nhà kính. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ chọn được cách trồng rau phù hợp với điều kiện của mình nhất.

TAGS: APONhsiachenvnluoidailoanluoichongcontrungmangnhakinhluoichenangbatphudatchongcoluoichancontrungmangpenhakinhmangphunhakinhluoichelanbattrainennhakinhbatdiachongco

Bài viết nổi bật

Cách làm nhà lưới nông nghiệp trồng rau sạch 10 June, 2022

Làm nhà lưới trồng rau đang là xu thế của bà con nông dân từ nông thôn đến thành thị hiện nay. Xây dựng nhà lưới nông nghiệp đơn giản, không tốn quá nhiều chi phí so với những mô hình trồng rau khác. Mô hình nhà lưới trồng rau giúp nông dân đảm bảo […]

Liên kết mạng xã hội:

error: Content is protected !!