Giải pháp sử dụng lưới trùm cam để chống côn trùng năm 2023
Giải pháp sử dụng lưới trùm cam để chống côn trùng năm 2023
Được đăng bởi thuong
Hiện nay tình trạng cam rụng hàng loạt cả vườn ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cũng như số lượng cam cung cấp ra bên ngoài thị trường. Nguyên nhân chính là do côn trùng tấn công khiến cây bị rụng trái. Nỗi đau của các bà con trồng cam này đã tồn tại hàng chục năm qua và đâu là giải pháp cứu cánh cho tình trạng này? Hãy cùng Apon tìm hiểu giải pháp dùng lưới trùm cam năm 2023 qua bài viết bên dưới nhé!
Tại sao phương pháp sử dụng lưới trùm cam lại phổ biến?
Cam là loài cây có vị chua ngọt, mùi thơm đặc trưng và trong vỏ có chứa tinh dầu tạo mùi hương đặc biệt. Và cũng chính mùi hương này đã dẫn dụ nhiều loại công trùng đến phá hoại. Giải pháp tối ưu nhất chính là dùng lưới chống côn trùng hay còn gọi là lưới mùng để trùm cho cây cam, tuy phương pháp này đơn giản, nhưng mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Phương pháp trùm lưới mùng cho cam giúp hạn chế tối đa lượng thuốc bảo vệ thực phẩm gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.
- Việc trùm lưới cho vườn cam nhằm ngăn chặn và bảo vệ cam trước sự tấn công của các loài côn trùng như ruồi vàng, ong, bướm, nhện,… làm lây lan mầm bệnh cho cam
- Chất lượng cam sau khi trùm lưới tăng lên đáng kể, ngăn được hiện trạng trái rám nắng, da sần, trái trở nên sáng bóng, mọng ngọt.
- Cam khi thu hoạch cho trái to hơn, đồng thời giá thành bán ra của cam cao hơn so với trái cam xấu, da sần sùi.
- Nhờ có lưới trùm cam có thể ngăn côn trùng phá hoại trên 95% vì mật độ lưới nhỏ khoảng 1mm, nhỏ hơn so với kích thước của các loài côn trùng ngăn cho chúng không chui được vào bên trong đục hoặc chích quả được.
- Lưới trùm cam còn tạo ra môi trường có khí hậu phù hợp cho cây cam sinh trưởng và phát triển.
Cách chọn khổ lưới trùm cam thích hợp và hiệu quả nhất
Lưới trùm cam có rất nhiều khổ, vậy nên tùy vào tán cây cam lớn hay nhỏ mà bà con có sự lựa chọn phù hợp. Đối với cây cam có tán cây nhỏ thấp thì bà con nên chọn các khổ nhỏ như 1,8m, 2,7m, 3,4m và 4,2m. Ngược lại, đối với cây cam có tán lớn hơn hoặc là muốn làm nhà lưới cho cả vườn cam thì nên chọn các khổ lưới lớn như 5,5m và 6,8m sẽ giảm được nhiều chi phí may ghép lưới.
Kích thước ô lưới của lưới mùng đa dạng từ 16 – 50 mesh. Đây là kích thước phù hợp nhất nhằm ngăn chặn tối đa các loại côn trùng phá hoại. Vì thế, bà con nên chọn mesh size lưới phù hợp với mục đích sử dụng:
- Lưới mùng 16 mesh: công dụng chính để chắn ngài, ruồi vàng, bướm và một số côn trùng khác.
- Lưới mùng 24 mesh: chắn ruồi vàng, sâu, ruồi, muỗi, bướm, thiêu thân,…
Một số loại côn trùng gây hại cho cam
1. Ruồi vàng
Ruồi vàng phá hoại trái cây bằng cách đậu vào trái gần chín hoặc chín để hút nhựa và đẻ trứng ở trên lớp vỏ của cam. Khi trứng nở ra thành dòi, chúng đục dần vào trong làm thối trái dẫn đến rụng hàng loạt. Tuy ruồi vàng tuy nhỏ nhưng thường đi theo bầy đàn nên sức tàn phá cũng nguy hiểm không kém. Thế nên, cách ngăn chặn loài ruồi vàng này là sử dụng thuốc trừ sâu, trồng cây trong nhà lưới hoặc sử dụng lưới trùm cam để ngăn không cho chúng tấn công phá hoại.
2. Bướm (ngài) ma mắt đỏ
Loài bướm má mắt đỏ này là loài côn trùng cắn phá nhất gắn liền với cụm từ gọi “đốt đâu rụng đó”, chúng gây hại cho cam qua hai cách:
- Trực tiếp: Chúng dùng vòi chích vào bên trong trái, hút dịch trái, sau vài ngày vỏ cam trở nên mềm, nấm bệnh cũng như vi khuẩn sẽ xâm nhập vào thông qua vết chích tiếp tục gây hại bên trong trái. Khi đó vết chích có màu nâu và vùng chung quanh sẽ có màu nhạt hơn bình thường. Và cuối cùng là trái sẽ rụng ngay hoặc sau trong vòng một tuần.
- Gián tiếp: Khi trái cam rụng sẽ có mùi hôi thối, con ngài không thích ăn những trái rụng nhưng mùi thối từ quả cam sẽ rất thu hút những con bướm má mắt đỏ từ xa bay đến chích hút vào trái.
3. Nhện trắng, nhện đỏ
Loài nhện chúng phá hoại bằng cách chích nhựa cây làm lá non cong, xoắn lại dẫn đến vàng và rụng, chúng còn hút nhựa làm rụng hoa, quả non. Bên cạnh đó khi mật độ của loài nhện cư trú tăng cao thì các cành cây trở nên còi cọc, khô héo và chết. Khi trái còn non nhện chích hút dịch ở lớp biểu bì làm vỏ trái bị biến màu và các vết thương khô lại tạo nên những đốm sần sùi về sau khi trái lớn lên hình thành nên “bệnh da lu, da cám” làm mất giá trị thương phẩm của trái.
Hướng dẫn cách sử dụng lưới trùm cam
Sau khi đã chọn được loại lưới trùm cam có kích thước phù hợp và độ bền cao thì các bước trùm cây cam trở nên đơn giản hơn.
1. Xác định hình thức trùm lưới mùng chống côn trùng cho cam
Hiện nay có 2 hình thức trùm lưới côn trùng phổ biến cho cây cam mà bà con có thể tham khảo:
1.1. Trùm theo từng cây cam
Hình thức trùm lưới mùng cho cây cam theo từng cây riêng lẻ có ưu điểm giúp bà con chủ động chọn những cây cam có năng suất và chất lượng tốt để mắc màn bảo vệ cam. Đồng thời loại bỏ những cây cam có năng suất thấp để xử lý hoặc trồng thay thế.
1.2. Trùm toàn bộ vườn cam
Hình thức trùm lưới toàn bộ vườn cam có ưu điểm là toàn bộ cây cam trong vườn được bảo vệ tối đa và thuận tiện cho việc chăm sóc cũng như theo dõi cam. Nhưng đồng thời cũng tồn tại khuyết điểm đó là tốn kém nhiều chi phí hơn.
2. Kỹ thuật sử dụng lưới trùm cam hiệu quả
Tuỳ theo hình thức trùm lưới mà bà con lựa chọn sẽ có kỹ thuật trùm lưới khác nhau. Cụ thể:
2.1. Đối với trùm theo từng cây cam
Đầu tiên cần xác định loại mùng phù hợp, to nhỏ tùy theo hình thái của cây cam. Tiếp theo chúng ta sử dụng sào tre để treo và cột mí của lưới, sau đó vòng và trùm lên toàn bộ cây cam. Cuối cùng là kiểm tra và chặn lại mí sát mặt đất không hở bất kì vị trí nào sau khi trùm lưới trùm cam. Ngoài ra trong quá trình trùm lưới bà con cần chú ý khi ra vào nên cẩn thận vì ong vàng có thể vào theo.
2.2. Đối với trùm toàn bộ vườn cam
Với hình thức trùm cả vườn, trước tiên bà con nên lựa chọn lưới trùm cam phù hợp với diện tích vườn cam. Sau đó kéo lưới theo chiều dọc hoặc chiều ngang của vườn cam và sử dụng nhiều sào tre có móc (nên dùng sào treo khoảng 5m trở lên), sào tre có cột mọc nhọn ở đầu để chọc vào biên lưới làm điểm tựa để kéo lưới mắc màn. Cuối cùng là kéo đồng thời các vị trí sào treo vòng qua khỏi cây cam cho đến khi hết vườn cam.
Đối với vườn cam rộng thì ta cần chia làm nhiều tấm và cũng kéo theo chiều ngang hoặc dọc, sau đó may lại những đường nối. Các vị trí biên thì may lại và cố định, có thể đào rãnh để chôn lưới, không để hở lưới khi mắc màn vườn cam. Bên cạnh đó, bà con cùng nên thường xuyên kiểm tra xung quanh vườn hoặc phía trên xem có bị rách hoặc hở để làm kín lại.
3. Bảo quản sau mỗi mùa cam
Sau mỗi mùa thu hoạch cam thì cần tháo gỡ màn để bảo quản, điều này giúp cho đến mùa tiếp theo chúng ta vẫn có thể sử dụng lưới trùm để trùm cho cây cam. Việc tháo, bảo quản màn cũng giúp bà con thuận thiện trong việc chăm sóc vườn cam sau thu hoạch.
Với những thông tin của Apon cung cấp bên trên hy vọng bà con sẽ có thêm cách để bảo vệ cho cây cam nhà mình trước sự tấn công ồ ạt của côn trùng gây hại cực mạnh và đạt được mùa bội thu nhất.