Tìm hiểu cách trồng rau dền thuỷ canh và kỹ thuật chăm sóc hiệu quả
Tìm hiểu cách trồng rau dền thuỷ canh và kỹ thuật chăm sóc hiệu quả
Được đăng bởi thuong
Rau dền là một loại rau xanh rất phổ biến trong bữa cơm hằng ngày của người Việt Nam. Nó được trồng và sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trồng và chăm sóc rau dền thuỷ canh đúng cách. Trong bài viết này, bà con hãy cùng Apon sẽ tìm hiểu phương pháp trồng rau dền thuỷ canh và áp dụng một cách hiệu quả nhé.
Đặc tính của cây rau dền
Rau dền là loại cây có thân thảo, các nhánh tỏa ra nhiều phía, thân cây có màu tím và khía có màu xanh nhạt, lá rau dền có dạng thoi hoặc hình quả trứng cuống dài bằng phiến. Thông thường, rau dền có hai loại: Rau dền trắng hay còn gọi là dền xanh có màu chủ yếu là màu xanh, phiến lá hẹp, hoa trắng nhỏ. Rau dền đỏ còn gọi là dền tía có lá hơi tròn đều, có lá dài to, thân cây có màu huyết dụ.
Tại sao nên trồng rau dền thủy canh?
Rau dền thủy canh là một phương pháp canh tác tuyệt vời cho bà con nông dân vì nó dễ trồng và cung cấp nhiều lợi ích dinh dưỡng. Ngoài ra, cách trồng rau dền thủy canh trong màng nhà kính không đòi hỏi nhiều kỹ thuật trồng, kỹ thuật chăm sóc như cách trồng thổ canh. Phương pháp này không phải sử dụng đất và không cần nhiều nước nên giúp tiết kiệm không gian và chi phí.
Đồng thời, trồng rau dền bằng phương pháp thuỷ canh trong nhà kính còn có nhiều ưu điểm như cho hiệu quả tốt và thời gian thu hoạch nhanh hơn so với phương pháp trồng rau dền thổ canh. Rau dền trồng trong hệ thống thủy canh có thân cao, lá to, xanh mướt, và ít bị sâu bệnh, vì vậy giúp bà con tiết kiệm thời gian chăm sóc.
Những vật dụng cần chuẩn bị trước khi trồng rau dền thuỷ canh
1. Rọ nhựa và giá thể ươm hạt
Rọ nhựa và giá thể ươm hạt là hai vật dụng cần chuẩn bị trước khi trồng rau dền thuỷ canh. Rọ nhựa được sử dụng để chứa giá thể ươm hạt và đựng nước, và giá thể ươm hạt được sử dụng là xơ dừa, viên nén vỉ để hỗ trợ cho cây con phát triển. Cả hai vật dụng này bà con có thể dễ dàng tìm mua được ở các cửa hàng nông sản hoặc vật tư nông nghiệp.
2. Dung dịch thủy canh
Dung dịch thủy canh là một phần quan trọng trong việc trồng rau dền thuỷ canh. Dung dịch này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây phát triển. Ngoài ra, bà con cần chú ý đến việc đo lường đúng lượng để đảm bảo chính xác lượng dung dịch thủy canh cần sử dụng. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nơi cung cấp dung dịch thuỷ canh kém chất lượng nên bà con cần phải chọn những đơn vị uy tín. Điều này, đảm bảo cho cây trồng phát triển tốt và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng.
3. Bút đo nồng độ thủy canh
Bút đo nồng độ thủy canh là một vật dụng quan trọng để đo lượng dung dịch thủy canh cần sử dụng. Bút đo này sử dụng để đo mức độ pH của dung dịch thủy canh, giúp bà con điều chỉnh độ acid – kiềm của dung dịch. Nhờ vậy mà nồng độ dinh dưỡng trong dung dịch thủy canh cần được điều chỉnh phù hợp với từng loại cây trồng và giai đoạn phát triển của cây. Thông thường, rau dền thủy canh phát triển tốt ở pH 5.3-6 và nồng độ dinh dưỡng từ 1000 – 1200 PPM.
4. Hạt giống rau dền
Để trồng rau dền thuỷ canh, bà con nên chọn hạt giống tốt, mua ở đơn vị cung cấp uy tín, chất lượng. Ngoài ra, bà con cũng có thể sử dụng cành rau dền già để trồng, tuy nhiên năng suất sẽ không cao.
Hướng dẫn cách trồng rau dền thuỷ canh
1. Làm giá thể gieo hạt
Để trồng rau dền thuỷ canh, bà con có thể trộn giá thể gồm 1/2 trấu và 1/2 xơ dừa. Sau đó, cho giá thể vào hũ nhựa đã đục lỗ trước đó. Lưu ý, chỉ nên cho giá thể bằng 1/2 – 2/3 hũ nhựa để tránh quá đầy.
2. Ngâm hạt giống rau dền
Sau khi chuẩn bị giá thể, bà con sẽ cần ngâm hạt giống rau dền trong nước ấm để giúp hạt nảy mầm nhanh hơn theo tỷ lệ 2 sôi : 3 lạnh trong khoảng 3 tiếng và loại bỏ những hạt lép. Sau đó, vớt hạt giống rau dền ra rồi ủ trong khăn ẩm trong khoảng 24 tiếng cho hạt nứt. Lưu ý, bà con không nên ngâm hạt giống quá lâu để tránh hạt lên mốc hoặc không nảy mầm được.
3. Ươm hạt rau dền
Sau khi gieo hạt lên giá thể với độ sâu khoảng 1cm, bà con cần phủ một lớp giá thể mỏng lên trên để hạt giống không bị tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Để hạt rau dền nảy mầm tốt, bà con nên tưới nước ẩm cho hạt giống và đặt rọ ở nơi khô ráo, thoáng mát và có ánh sáng đầy đủ. Sau khi ươm hạt khoảng 1 tuần, cây rau dền xuất hiện từ 3 – 4 lá thì có thể chuyển lên hệ thống giàn thuỷ canh và bắt đầu chăm sóc rau dền thuy canh.
4. Pha dung dịch thủy canh
Sau khi mua dung dịch thủy canh từ các đơn vị hoặc cửa hàng vật tư nông nghiệp, bà con có thể pha dung dịch thủy canh theo hướng dẫn sau:
- Pha dung dịch thủy canh vào nước theo tỷ lệ 1:100 (1ml dung dịch/100ml nước).
- Khuấy đều để dung dịch tan đều trong nước.
- Kiểm tra bằng bút đo nồng độ để đảm bảo PH trong khoảng 5.3-6 và nồng độ dinh dưỡng khoảng 700 – 800 PPM.
Hướng dẫn cách chăm sóc khi trồng ra dền thủy canh
1. Ánh sáng
Rau dền là loài cây ưa nắng vì thế cần ánh sáng để phát triển tối đa. Vì vậy, khi trồng rau dền thuỷ canh nên đặt cây ở nơi có thời gian chiếu sáng tối thiểu 6 tiếng/ ngày hoặc sử dụng đèn LED để cung cấp đủ ánh sáng cho cây.
2. Dinh dưỡng
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho rau dền là điều rất quan trọng để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Tùy theo giai đoạn phát triển của cây rau dền mà sẽ cung cấp những nồng độ dinh dưỡng khác nhau:
- Giai đoạn cây con khi xuất hiện từ 3 – 4 lá thì nồng độ dinh dưỡng cần đảm bảo khoảng 700 – 800 PPM
- Ở giai đoạn trưởng thành cây rau dền cần nồng độ dinh dưỡng khoảng 1000 – 1200 PPM
- Giai đoạn gần thu hoạch, cây rau dền cần đảm bảo nồng độ khoảng 900 – 1000 PPM
Ngoài ra, độ pH để cây rau dền sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh cần đảm bảo khoảng 5.3 – 6. Vì vậy, dựa vào chỉ số trên mà bà con hãy điều chỉnh lượng dinh dưỡng cho cây phù hợp.
3. Phòng sâu bệnh khi trồng rau dền thủy canh
Rau dền trồng bằng phương pháp thủy canh nên rất ít sâu bệnh phá hoại. Tuy nhiên để bảo vệ rau dền khỏi sâu bệnh và các loại vi khuẩn tấn công hãy dùng chế phẩm sinh học hoặc lưới chống côn trùng để diệt và phòng ngừa sâu bệnh. Ngoài ra, bà con cần phải loại bỏ những cây bị bệnh để tránh làm lây lan qua những cây rau dền khác.
Thu hoạch rau dền trồng thủy canh
Rau dền sau khi trồng khoảng 35 – 40 ngày là bà con có thể thu hoạch. Khi thu hoạch, bà con nên dùng dao sắc và cắt sát gốc từ 8 – 10cm. Lưu ý, bà con nên tránh thu hoạch rau dền quá sớm hoặc quá muộn. Nếu thu hoạch quá sớm, rau dền sẽ còn nhỏ và không đủ dinh dưỡng. Nếu thu hoạch quá muộn, rau dền sẽ già và mất chất lượng.
Một số lưu ý khi chăm sóc rau dền thủy canh
Để trồng và chăm sóc rau dền thuỷ canh tốt hơn, bà con cần lưu ý các điều sau đây:
- Cần che chắn cho rau dền thuỷ canh bằng lưới che nếu thời tiết quá nắng hoặc mưa nhiều.
- Nên thay nước cho hệ thống thường xuyên và không để nước đọng quá lâu để tránh tình trạng nước bị ô nhiễm gây hại cho rau dền.
- Liều lượng dinh dưỡng nên được tăng dần từ thấp đến cao tùy theo từng giai đoạn phát triển của cây. Ngoài ra, cần chú ý khuấy đều dung dịch dinh dưỡng để không bị đóng cặn làm ảnh hưởng đến cây trồng.
- Ngoài việc cung cấp ánh sáng và nước đầy đủ, bà con cũng có thể sục khí oxy hàng tuần để giúp cây rau dền phát triển tốt hơn.
- Cây rau dền bị gãy đổ hoặc còi cọc cần được thay thế ngay lập tức để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của cây khác trong hệ thống thủy canh.
- Cắt tỉa lá khô, lá vàng để giữ cho cây rau dền luôn khỏe mạnh và đẹp mắt.
- Khi nước cạn, cần bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây rau dền.
Nếu bà con tuân thủ các bước trên và chăm sóc rau dền thuỷ canh đúng cách thì bà con sẽ có được một mùa rau dền tươi ngon, chất lượng cao và mang lại giá trị kinh tế cao. Chúc các bạn thực hiện thành công!