Cách lựa chọn lưới phù hợp với nhu cầu sử dụng
Cách lựa chọn lưới phù hợp với nhu cầu sử dụng
Được đăng bởi thuong
Lưới là vật liệu kỹ thuật được sản xuất với đa dạng chất liệu, hình dạng và kích thước mắt lưới khác nhau. Người dùng có thể dễ dàng nhìn thấy các tấm lưới làm từ chất liệu kim loại sắt thép, nhựa như HDPE, LDPE, PP,… hoặc vải. Nội dung bài viết dưới đây APON sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về các loại lưới được sử dụng phổ biến hiện nay và cách lựa chọn lưới phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Các loại lưới được sử dụng phổ biến hiện nay
1. Lưới nông nghiệp
Lưới nông nghiệp là tên gọi chung cho những vật liệu lưới được sử dụng trong nông nghiệp với mục đích là che nắng, chống côn trùng và làm nhà màng cho các khu vực trồng cây nông nghiệp như rau, cây ăn quả, hoa, cây cảnh,… Vật liệu sử dụng để làm lưới nông nghiệp đề cao tính linh hoạt, có thể uốn và tạo hình thoải mái theo khung sắt được dựng sẵn.
Các loại lưới nông nghiệp phổ biến trên thị trường là lưới che nắng, lưới chống côn trùng, lưới chống cỏ (bạt phủ đất chống cỏ).
Lưới che nắng có lưới che nắng dệt thoi và lưới che nắng dệt kim là hai loại được sử dụng phổ biến. Những sản phẩm này được làm từ hạt nhựa HDPE nguyên sinh, lưới dệt thoi mỏng nhẹ, độ che nắng rất tốt, còn lưới dệt kim có kết cấu dệt cực kỳ chắc chắn, đem lại thêm tác dụng chắn mưa, gió lớn.
Lưới có tác dụng tạo nên bóng mát, giảm cường độ ánh nắng trực tiếp của mặt trời chiếu thẳng xuống vườn cây nông nghiệp, cải thiện khuếch tán ánh sáng và phản xạ nhiệt. Nhờ vậy, giúp kiểm soát nhiệt độ vườn cây trồng trong khu vực che nắng.
Bên cạnh đó, lưới che nắng còn có tác dụng chống bức xạ tia cực tím, chắn gió, giảm tối đa tốc độ gió bão quét qua vườn cây, ngưng tụ hơi sương muối, sương giá, mưa axit trên sợi lưới để dẫn xuống đất, tránh ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng.
Lưới chống côn trùng là vật liệu giúp bảo vệ cây khỏi những côn trùng, động vật gây thiệt hại cho mỗi bộ phận của cây như rệp, sâu bướm, bướm đêm, ong vàng, chim, sóc,… Bên cạnh đó, lưới cũng có tác dụng ngăn chặn sự ảnh hưởng trực tiếp của những hiện tượng khắc nghiệt của thiên nhiên.
Bạt phủ đất chống cỏ là một sản phẩm lưới dệt khít giống tấm bạt, có công dụng ngăn ánh sáng chiếu đến bề mặt đất làm cho cỏ không có khả năng đâm chồi, phát triển cũng như thực hiện quá trình quang hợp từ đó cỏ sẽ chết dần. Ngoài ra, bạt phủ đất chống cỏ còn giúp ngăn cản sự bốc hơi của phân đạm, giảm sự rửa trôi của phân khi tưới nước hoặc mưa to.
2. Lưới sử dụng trong xây dựng và sản xuất công nghiệp
Trong xây dựng, loại lưới để dùng phổ biến là lưới địa kỹ thuật và lưới bao che giàn giáo. Lưới địa kỹ thuật, vải địa kỹ thuật là vật liệu xây dựng được sử dụng để gia cố các con đường hoặc công trình không lát, gia cố nền đất chắc chắn ở những nơi dễ sạt lở. Ứng dụng lưới địa kỹ thuật trong xây dựng giúp công trình đảm bảo an toàn, chắc chắn, có tuổi thọ sử dụng cao; tiết kiệm chi phí về nhân công, nguyên vật liệu và công sức bỏ ra.
Lưới bao che giàn giáo được sử dụng để bao phủ toàn bộ hoặc một phần công trình đang trong quá trình hoàn thiện. Lưới giúp đảm bảo an toàn cho những người xung quanh khỏi cát bụi, xi măng, gạch đá gây nguy hiểm đến sức khỏe hay tính mạng. Đặc điểm của lưới là có độ linh hoạt cao, mắt lưới dày đặc.
Tại sao các loại lưới được sử dụng rộng rãi?
Lý do quan trọng nhất khiến lưới được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành là mang lại những lợi ích thiết thực trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng. Nhờ vào lưới, cây trồng được bảo vệ khỏi những tác nhân gây hại trực tiếp như thời tiết, côn trùng, động vật.
Lưới hỗ trợ quá trình nâng cấp, sửa chữa cơ sở hạ tầng nhanh gọn, tốn ít chi phí cần bỏ ra và an toàn với người dân xung quanh. Công trình được tạo thành đảm bảo về độ vững chắc, tuổi thọ sử dụng.
Sử dụng lưới sẽ giúp giảm lượng vật liệu cần sử dụng khác. Ví dụ, lưới nông nghiệp giúp giảm lượng thuốc trừ sâu; bạt phủ đất chống cỏ giúp giảm lượng thuốc diệt cỏ, duy trì độ ẩm giúp tiết kiệm nước, lưới địa kỹ thuật giảm lượng đá, xi măng, nhựa đường cần sử dụng.
Cách lựa chọn lưới phù hợp với nhu cầu sử dụng trong nông nghiệp
1. Lựa chọn lưới nông nghiệp phù hợp theo chức năng
Mỗi loại lưới ở trên đều có những chức năng chính và chức năng phụ khác nhau. Hiểu được tác dụng chính mà mỗi loại mang lại sẽ giúp người dùng lựa chọn lưới chuẩn xác hơn.
Lưới che nắng làm giảm những tác động trực tiếp của thời tiết, hiện tượng tự nhiên như ánh nắng gay gắt, tia UV làm rối loạn chức năng trong cây. Sử dụng lưới che nắng dệt kim còn giúp mưa bão, mưa rào, mưa đá, mưa axit, sương muối, sương giá, gió,… lên cây trồng. Từ đó, giảm hiện tượng cây trồng bị đổ nát hay táp lá do mất nước.
Lưới chống côn trùng hạn chế được tối đa sự xâm nhập của côn trùng gây hại. Từ đó, các bộ phận của cây sinh trưởng tốt hơn, mang lại sản lượng lớn hơn và giảm thiểu được lượng phân bón hay thuốc trừ sâu cần sử dụng.
Lưới chống cỏ hay còn được gọi là bạt phủ đất chống cỏ giúp giảm thiểu tối đa sự phát triển của các loài cỏ dại để từ đó mang lại quá trình sinh trưởng cho cây một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, giúp giảm tình trạng đọng nước trên bề mặt đất.
2. Lựa chọn lưới nông nghiệp theo thông số kỹ thuật
2.1. Sử dụng kích thước mắt lưới
Đối với lưới chống côn trùng, tùy theo mục đích sử dụng mà các loại lưới sẽ có kích thước mắt khác nhau. Trong mục đích ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng động vật, người làm nông căn cứ vào kích thước của từng loài phá hoại để chọn kích thước mắt. Từng thông số mesh (mắt lưới) phổ biến sẽ có kích thước mắt lưới tương ứng như sau để có thể đưa ra kinh nghiệm lựa chọn lưới phù hợp
- 50 mắt lưới (kích thước mắt lưới: 0.8×0.26 mm)
- 32 mắt lưới ( kích thước mắt lưới: 0.56×0.56mm)
- 24 mắt lưới ( kích thước mắt lưới: 0.8×0.8 mm)
- 16 mắt lưới (kích thước mắt lưới: 1.33×1.33 mm)
Tùy vào loại mắt lưới sử dụng có thể giúp ngăn chặn bọ trĩ, bọ phấn trắng, sâu bướm, ruồi vàng, rệp sáp,…
2.2. Sử dụng tỉ lệ che nắng
Mỗi loài cây yêu cầu nhiệt độ và bóng râm khác nhau để phát triển tốt hơn. Dựa vào nhu cầu cây trồng của bạn để chọn tỉ lệ che nắng phù hợp từ 50%- 90%.
Ngoài ra, một số cây mỏng manh, dễ bị ảnh hưởng của gió lớn, mưa. Ví dụ như hoa lan hồ điệp thì cần sử dụng lưới che nắng dệt kim để đem lại hiệu quả chắn gió, bão tốt hơn.
3. Lựa chọn lưới nông nghiệp theo chất liệu cấu tạo
Lưới nông nghiệp chủ yếu làm từ chất liệu nhựa nguyên sinh, nhựa tổng hợp có các đặc điểm như mềm mại, độ co giãn nhẹ, độ bền căng kéo tốt, linh hoạt sử dụng trên những địa hình khác nhau, có thể phủ kín theo hình dạng khung dựng hoặc chỉ đơn giản là phủ lên cây.
Ngoài đặc điểm này, một số thương hiệu lưới còn pha trộn thêm chất phụ gia để lưới có thêm các tính năng khác biệt. Phụ gia phổ biến nhất là phụ gia UV để tăng độ bền của nhựa – một loại nguyên liệu dễ bị vỡ giòn dưới ánh mặt trời gay gắt.
Cách lựa chọn lưới phù hợp với nhu cầu sử dụng trong xây dựng và công nghiệp
Lưới địa kỹ thuật dùng để gia cố lớp nền thêm vững chắc, giúp phần móng mỏng hơn nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn cần đạt. Lưới còn được sử dụng để ngăn đất đá sạt lở ở những nơi có nguy cơ cao, giúp thoát nước hiệu quả. Vật liệu được làm từ polyme như polyester, polyethylene, polypropylene, có thể cuộn tròn theo chiều dài của mắt lưới nhưng chiều ngang lại cứng cáp, độ ổn định cao.
Lưới bao che giàn giáo, công trình ngăn chặn được tối đa những phế thải tạo ra trong quá trình xây dựng, hướng đất đá, gạch, xi măng rơi vào trong phạm vi an toàn. Độ linh hoạt của loại này cao với cách dệt kim tạo mắt lưới dày đặc.
Lưới công nghiệp làm từ hợp kim của sắt như thép, gang, thép không gỉ (inox) nên độ linh hoạt tương đối thấp cả về chiều ngang và dọc. Lưới chủ yếu sử dụng trên địa hình bằng phẳng.
Xem thêm: So sánh nhà lưới và nhà kính
Sản phẩm lưới nói chung dễ dàng được bắt gặp trong cuộc sống thường ngày như tại các nông trại trồng rau trong nhà, lưới vây gia cầm, lưới bao quanh cây ăn quả hay chính chiếc võng trong nhà cũng là một loại lưới vải, lưới cước,… Hy vọng qua bài viết và quan sát thực tế, bạn đọc sẽ thấy được những ứng dụng rộng rãi của lưới trong đời sống và sản xuất. Qua đó có được cách lựa chọn lưới phù hợp với nhu cầu sử dụng.