Bệnh phấn trắng ở rau và phương pháp phòng chống hiệu quả
Bệnh phấn trắng ở rau và phương pháp phòng chống hiệu quả
Được đăng bởi thuong
Những tác nhân gây hại cho rau củ quả luôn là vấn đề được người dân cực kỳ chú trọng. Trong đó, các bệnh do nấm trên rau củ gây nên nhiều khó khăn trong việc quản lý, phòng ngừa và ảnh hưởng đến năng suất của vườn. Chính vì vậy, hãy cùng Apon tìm hiểu ngay các căn bệnh phấn trắng ở rau và phương pháp phòng chống hiệu quả trong bài viết dưới đây nhé.
Đặc điểm của các loại bệnh phấn trắng ở rau
Bệnh phấn trắng ở rau là một loại nấm có cơ quan sinh trưởng phân nhánh, dạng sợi. Thể dinh dưỡng của chúng là tản nấm được tạo thành từ nhiều sợi nấm đơn bào và đa bào tập hợp lại với nhau. Thể sợi của nấm có thể có nhiều màu sắc khác nhau hoặc không màu.
- Kích thước: Nấm đất hại cây trồng có chiều dài biến động tùy vào điều kiện dinh dưỡng cũng như loại nấm. Trong đó, chiều rộng dao động trong khoảng 0.5µm đến 100µm (chủ yếu là từ 5 – 20 µm).
- Nhiệt độ: Nấm tồn tại và phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao nhất là 35°C và thấp nhất là từ 5 – 10 °C, tuy nhiên nhiệt độ lý tưởng nhất khoảng 25 – 28 °C.
- Độ pH: Độ pH thích hợp nhất để giúp cho nấm phát triển là 6 – 6.5.
Dù có cây ký chủ hay không thì nấm vẫn tồn tại một thời gian rất dài trong đất nhờ các bào tử trứng, hạch nấm, hậu bào tử, sợi nấm và các bào tử có vách dày trên tàn dư cây trồng hoặc trong lòng đất.
Khi vùng đất nấm bệnh đang xâm nhiễm có cây trồng, chúng sẽ tấn công vào rễ và các tế bào mạch dẫn, khiến cây không thể hút chất dinh dưỡng hoặc nước từ giá thể. Đây là lý do vì sao các triệu chứng bệnh do nấm gây ra rất giống nhau, đều còi cọc, héo vàng và chết cây.
Một số tác hại do bệnh phấn trắng ở rau gây ra
Dưới đây là một số tác hại do bệnh phấn trắng ở rau củ phổ biến mà các bạn nên tham khảo:
- Chết cây con, thối rễ: Đây là hiện tượng do các loại nấm Pythium species a, P.myriotylum, P. aphanidermatum và P.spinosum gây ra. Các loại nấm này sẽ di động bào tử và lan truyền trong đất, nước hoặc là nước mưa.
- Nhiều bệnh ở rễ, thân, lá và quả của các loại cây trồng lâu năm: Có một dạng nấm bào tử sợi có tên là Phytophthora palmivora tồn tại trong tàn cây và cả bào tử trứng ở trong đất. Bào tử này cũng lan truyền qua nước trong đất, nước mưa hoặc nước khi tưới cây.
- Cây ớt bị thối gốc, thối rễ: Nguyên nhân là do nấm Phytophthora capsici. Chúng có dạng bào tử sợi nấm tồn tại trong tàn dư của cây bệnh trên ruộng và trong bào tử ở đất. Du động của bào tử cũng lan truyền qua nước trong đất và nước mưa.
- Thối nõn dứa: Đây là nguyên nhân do nấm Phytophthora nicotianae gây ra. Sự hình thành và phát triển của loại nấm này cũng giống như các loại bệnh phấn trắng ở rau kể trên.
- Héo Fusarium: Nấm Fusarium oxysporum, Fusarium sp là nguyên nhân chính gây bệnh. Nấm hình thành dưới dạng bào tử hậu tồn tại trong đất gây xâm nhiễm đến rễ cây không phải là ký chủ.
- Thối thân và quả: Nguyên nhân phổ biến là do nấm Sclerotinia sclerotiorum. Loại nấm này có hạch khá lớn, màu đen và tồn tại trong đất. Hạch nấm chính là dấu hiệu để nhận biết nấm trên đồng ruộng.
- Thối gốc thân: Là do nấm Sclerotium rolfsii gây ra. Đây là loại nấm này có hạt tròn, nhỏ và màu nâu tồn tại trong đất.
- Chết cây con, thối rễ và thân: Nguyên nhân chính gây chết cây con, thối rễ và thân là do nấm Rhizoctonia sp.
Biện pháp phòng chống bệnh phấn trắng ở rau củ hiệu quả
1. Biện pháp canh tác
- Vệ sinh đồng ruộng: Sau khi thu hoạch hoặc trước khi thực hiện canh tác bạn cần phải dọn và tiêu hủy tàn dư thực vật. Đồng thời phải làm sạch cỏ dại vì đây là một trong những nguồn lây bệnh phấn trắng ở rau quan trọng nhất. Nên nhổ tất cả các loại cây đã có biểu hiện của việc nhiễm bệnh trước đó.
- Làm đất: Đất trồng rau củ quả cần phải thoát nước tốt, tơi và xốp. Nếu đất quá ẩm thì bạn hãy đào rãnh quanh luống để nước được thoát xuống mương dễ dàng hơn. Đây là một trong những biện pháp làm chậm quá trình lây bệnh sang các cây khác bên trong vườn rau nhà bạn.
- Về giống: Cần phải biết luôn canh cây trồng khác họ để giảm bớt tình trạng sâu bệnh. Đồng thời không nên sử dụng các hạt giống đã có mầm bệnh lây ở ruộng. Xử lý hạt giống bằng nước nóng khoảng 50 độ C trong vòng 25 phút trước khi gieo trồng để giảm tình trạng các loại bệnh phấn trắng ở rau xâm phạm
- Mật độ trồng: Mật độ cây trồng phải được đảm bảo, không nên trồng cây quá dày để giảm bớt độ ẩm khi giao tán.
- Phân bón: Nên bón phân hữu cơ vi sinh hoặc phân chuồng đã ủ cho rau. Và cần phải biết cách sử dụng cân đối phân bón NPK và không bón quá nhiều phân đạm. Nếu trường hợp bệnh trong rau đang phát triển thì cần phải ngừng việc sử dụng phân đạm. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các loại phân hữu cơ hoai mục với nhiều vi sinh vật đối kháng để hạn chế nguồn gây bệnh.
Ngoài ra, bạn sử dụng một số sản phẩm phụ trợ nông nghiệp phổ biến ở nước ta như lưới chống côn trùng, màng nhà kính, bạt phủ đất chống cỏ,… Có tác dụng ngăn chặn côn trùng, sâu bọ gây hại cho cây trồng, giảm bớt các tác nhân bên ngoài gây hại như gió, bụi, các loại nấm xâm nhập vào bên trong nhà kính. Đồng thời, chúng còn giúp kiểm soát hiệu quả hơn về tình hình dịch bệnh, tránh tình trạng bùng phát tràn lan.
2. Biện pháp cơ giới vật lý giúp giảm tình trạng bị bệnh phấn trắng ở rau
Với biện pháp cơ giới vật lý thì bạn cần phải nhổ bỏ cây bị bệnh một cách kịp thời và hạn chế tưới nước để tránh lây lan. Đây cũng là một trong những cách hiệu quả để không gây tổn thương rễ trong suốt quá trình trồng trọt và chăm sóc.
3. Biện pháp sinh học
Đối với biện pháp sinh học thì các bạn phải sử dụng chế phẩm từ nấm Trichoderma để bón vào đất trồng trước khi trồng cây. Đây là biện pháp đang được bà con nông dân lựa chọn khá nhiều hiện nay.
Tác dụng của nấm Trichoderma bao gồm:
- Nhằm tiêu diệt, khống chế và ngăn ngừa các nấm gây hại cho cây trồng.
- Bổ sung các chất hữu cơ và phân bón tự nhiên cho cây.
- Tạo điều kiện thuận lợi để vi sinh vật tồn tại và phát triển một cách tốt nhất.
- Kích thích sự tăng trưởng và giúp phục hồi bộ rễ cây.
- Tăng độ tơi xốp và độ phì nhiêu cho đất trồng.
- Tăng năng suất, tăng chất lượng sản phẩm, lợi nhuận và giảm thiểu chi phí canh tác.
4. Biện pháp hóa học
Thông thường đối với biện pháp hóa học sẽ có hiệu quả khá thấp do các tác nhân gây bệnh sẽ tồn tại chủ yếu là trong đất và nó đã xâm nhập tới rễ và cổ rễ của thân cây. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bệnh nặng có thể dùng một số loại thuốc phun giúp tăng cường sức đề kháng cho cây và hạn chế tình trạng lây bệnh. Một số loại thuốc được sử dụng nhiều nhất hiện nay như: Ridomil MZ, Rovral, Viroval, Hạt vàng, Carbendazim, Benlate,…
Trên đây là những chia sẻ của Apon về bệnh phấn trắng ở rau và phương pháp phòng chống hiệu quả để các bạn cùng tham khảo. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thể hiểu hơn về căn bệnh phấn trắng ở rau, cách phòng ngừa và phương pháp điều trị phù hợp.