Kinh nghiệm trồng cây phúc bồn tử cho thu nhập cao
Kinh nghiệm trồng cây phúc bồn tử cho thu nhập cao
Được đăng bởi thuong
Cây phúc bồn tử là loại cây hiện nay được trồng phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Với khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cây phúc bồn tử được nhiều người lựa chọn để trồng với mục đích kinh doanh và tạo thu nhập cao. Sau đây là một số kinh nghiệm trồng cây phúc bồn tử cho thu nhập cao, mời bà con cùng Apon theo dõi qua bài viết bên dưới nhé!
Điều kiện sinh trưởng của cây phúc bồn tử
Cây phúc bồn tử có thể sinh trưởng và phát triển trên các loại đất khác nhau nhưng cần đảm bảo đất phải khô ráo, thoáng khí và không bị đọng nước. Cây có ưa thời tiết mát mẻ, có độ ẩm cao, nhiệt độ trung bình khoảng từ 18 – 300C và có ánh sáng đầy đủ. Tuy nhiên, cây cũng có thể chịu được khí hậu khô hạn và nhiệt độ cao, nhưng sẽ ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng trái cây. Ngoài ra, cây phúc bồn tử có thể trồng ở nơi có khả năng tránh gió bởi gió sẽ làm gãy cành, rụng quả,… Hiện nay, việc vườn canh tác cây trồng này phổ biến ở khu vực Đà Lạt và một số tỉnh miền núi phía Bắc. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho cây phúc bồn tử tăng trưởng và cho năng suất cao, bà con nên sử dụng màng nhà kính để canh tác.
Các loại giống phúc bồn tử được trồng phổ biến hiện nay
Đa số các giống cây phúc bồn tử đều nhập chủ yếu ở nước ngoài, tuy nhiên hiện nay có thể nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô hoặc tách chồi từ cây mẹ. Nếu chọn cây giống từ phương pháp nuôi cấy mô thì bà con nên chọn những cây sạch bệnh, có khả năng thích nghi và sinh trưởng tốt với điều kiện môi trường nước ta. Hiện tại, cây phúc bồn tử có hai loại chính:
- Loại cây cho quả một vụ quả (vụ hè): Một số giống cây như giống Meeker có quả màu đỏ đậm, lượng đường cao nên siêu ngọt; giống Latham cho trái tròn có màu đỏ sẫm; giống Willamette thì cho quả có vị hơi chua nhưng giòn hơn; giống Black Hawk thì cho quả có màu tím đen, mỏng nước và ngọt; giống Brandywine cho quả lớn và có màu sẫm.
-
Loại cây cho hai vụ quả(vụ hè và vụ thu): Các loại giống thường trồng như giống Fall Gold cho trái màu vàng và ngọt, giống Amity cho quả to vừa phải, có màu đỏ sẫm, trái giòn và thơm.
Tuy nhiên, để trồng cây phúc bồn tử cho thu nhập cao, ngoài chọn giống phù hợp với điều kiện địa lý thì khí hậu của vùng trồng là rất quan trọng.
Kỹ thuật chăm sóc cây phúc bồn tử
1. Chuẩn bị đất trồng
Đất trồng cây phúc bồn tử cần được đảm bảo một số yếu tố như thoát nước tốt, đất tơi xốp và độ pH của đất từ 5,5 – 7,5. Nếu đất quá nghèo, cần bổ sung thêm phân bón hữu cơ và khoáng chất để cây phát triển tốt. Khi trồng cây phúc bồn tử, bà con cần làm đất kỹ, loại bỏ sạch cỏ dại và lên luống đơn cao khoảng 25 – 30cm, rãnh rộng khoảng 40 – 45cm. Việc làm đất cần được triển khai càng sớm càng tốt ít nhất khoảng 1 tháng trước khi trồng. Ngoài ra, khi trồng cây phúc bồn tử, cần tránh canh tác các loại cây như khoai tây, cà chua, cà tím ít nhất một năm trước đó, vì cây phúc bồn tử dễ bị nhiễm một số nấm từ những cây trồng này.
2. Làm giá đỡ cho cây
Cây phúc bồn tử cần được hỗ trợ để phát triển tốt hơn, vì vậy bà con cần làm giá đỡ cho cây. Giá đỡ có thể được làm bằng tre hoặc sắt và có hình chữ V và chúng phải được hoàn thành trước khi trồng cây. Bà con bắt đầu làm giá đỡ bằng cách cắm cọc 2 bên luống, khoảng cách giữa hai cọc phần sát dưới đất là 25 – 30cm, khoảng cách phần phía trên là 50 – 60cm. Mỗi cọc giá đỡ cách nhau khoảng 2m và chiều cao của mỗi cọc là 2m. Sau đó, bà con dùng dây thép dăng thành những ô vuông có kích thước khoảng 40 x 40cm và vẫn đủ không gian để cây phát triển bên trong.
3. Chọn giống cây phúc bồn tử
Khi chọn giống cây phúc bồn tử, bà con cần lựa chọn giống có chất lượng tốt, khả năng chịu được bệnh tốt và có năng suất cao tại các đơn vị cung ứng uy tín. Ngoài ra, ba con cũng nên chọn giống phù hợp với điều kiện địa phương và mục đích trồng nhằm đảm bảo cây có tỷ lệ sống cao sau khi trồng. Giống cây phúc bồn tử tốt là cây khỏe, mập, không bị nhiễm sâu bệnh và chiều cao tối thiểu đạt từ 10 – 15cm, có từ 5 – 7 lá.
4. Mật độ trồng cây phúc bồn tử
Mật độ trồng cây phúc bồn tử sẽ phụ thuộc vào giống cây và mục đích trồng. Nếu trồng để thu hoạch trái cây, cần chọn mật độ trồng khoảng 300 đến 400 cây/ha. Nếu trồng theo luống định sẵn hàng đơn thì khoảng cách giữa các cây từ 30 – 40cm.
5. Hướng dẫn cách trồng cây phúc bồn tử
Đầu tiên, để trồng cây phúc bồn tử, bà con cần đào hố nhỏ ở giữa luống có kích thước dựa vào bầu cây giống, thông thường khoảng từ 5 – 7 cm. Sau đó, đặt cây vào hố sao cho mặt bầu cách mặt đất từ 3 – 5cm để các lá phía dưới gốc không chạm đất tránh lây nhiễm bệnh cho cây. Ngoài ra, bà con cần tiến hành vun đất che phủ hết bộ rễ của bầu cây nhằm đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Sau khi trồng, chúng ta cần tưới ẩm cho cây để cây làm quen với môi trường sống mới. Đối với việc trồng dặm cây, sau khi trồng 1 tháng, cần tiến hành trồng dặm lại những cây chết hoặc cây còi cọc.
Kỹ thuật chăm sóc cây phúc bồn tử
1. Chế độ tưới nước
Trong quá trình trồng cây phúc bồn tử, chế độ tưới nước đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo cây luôn được cung cấp đủ nước cho quá trình sinh trưởng và phát triển. Bà con cần duy trì độ ẩm khoảng 60 – 70% và tưới mỗi ngày 1 lần vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát. Ngoài ra, chế độ độ tưới nước phải đảm bảo đủ nước cho cây mà không gây ngập úng đất. Thường xuyên kiểm tra độ ẩm đất và tưới nước đều đặn vào mùa khô. Trong mùa mưa, nếu đất vẫn còn ẩm, không cần tưới nước thêm. Ngoài ra, để hạn chế mưa lớn nhiều ngày ảnh hưởng đến năng suất của việc trồng cây phúc bồn tử, bà con có thể sử dụng thêm lưới che để cản bớt sức nước.
2. Chế độ bón phân
Để trồng cây phúc bồn tử phát triển tốt và cho trái ngọt, ngon thì bà con cần phải bón phân đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Có thể sử dụng phân hoá học hoặc phân hữu cơ để bón cho cây. Thời điểm bón phân phù hợp là vào mùa đông hoặc mùa xuân. Tuy nhiên, lượng phân bón cần phải được tính toán sao cho đúng liều lượng và đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.
3. Cắt tỉa
Cắt tỉa là một trong những kỹ thuật quan trọng trong quá trình chăm sóc và trồng cây phúc bồn tử. Cắt tỉa giúp cây phát triển đều, tạo hình cho cây và đảm bảo cây không bị bệnh hại, sâu bệnh tấn công. Bà con tiến hành tỉa những cây bị còi cọc, cây già cỗi hoặc cây nhiễm bệnh để tạo điều kiện cho cây khỏe mạnh phát triển tốt.
4. Phòng trừ sâu bệnh hại
Một số loại bệnh thường gặp trên cây phúc bồn tử như bệnh thối rễ, bệnh thối trái, bạc lá, mốc quả, thối gốc,…. và sâu gây hại như rệp, sâu, tuyến trùng nhện,… Để phòng trừ sâu bệnh hại cho việc trồng cây phúc bồn tử, có thể sử dụng các biện pháp sau:
- Xử lý đất trước khi trồng: sử dụng các loại thuốc trừ sâu, trừ bệnh để phòng trừ sâu bệnh hại trên đất trồng.
- Theo dõi và kiểm tra thường xuyên tình trạng sâu bệnh trên cây. Nếu phát hiện có sâu bệnh, phun thuốc trừ sâu, trừ bệnh hoặc sử dụng các biện pháp tự nhiên để phòng trừ như phun dung dịch bột cám, nước gạo lên cây.
- Tăng cường việc vệ sinh khu vực trồng cây, xử lý các vật thể không cần thiết để ngăn chặn sự phát triển của sâu bệnh hại.
- Sử dụng lưới chống côn trùng để phòng trừ sâu bệnh hại.
Thu hoạch quả phúc bồn tử
Sau khi trồng cây phúc bồn tử khoảng 2,5 tháng thì cây bắt đầu cho thu hoạch lứa quả đầu tiên. Thời điểm thu hoạch quả là lúc quả có màu hồng và sau khi hái có thể nhẹ nhàng xếp quả vào hộp và bảo quản nơi thoáng mát, tủ lạnh và vật chuyển đến nơi tiêu thụ.
Xem thêm: Mang Đà Lạt về thành thị nhờ kỹ thuật trồng dâu tây chịu nhiệt
Đây là một số kinh nghiệm trồng cây phúc bồn tử cho thu nhập cao. Hy vọng sẽ giúp ích cho người trồng trong quá trình chăm sóc và trồng cây phúc bồn tử.