Hướng dẫn các bước trồng rau muống siêu lợi nhuận
Hướng dẫn các bước trồng rau muống siêu lợi nhuận
Được đăng bởi thuong
Rau muống là một trong những loại rau quen thuộc và phổ biến với hầu hết tất cả mọi người. Rau muống rất dễ trồng và đặc biệt có thể trồng quanh năm. Tại đây, Apon hướng dẫn cho bạn cách trồng rau muống sao cho siêu lợi nhuận nhất.
Chọn vị trí trồng rau muống
Việc đầu tiên cần chú ý trước khi trồng rau muống là về vị trí trồng, rau muống có thể trồng trên cạn, dưới nước, ven sông hoặc trong các xô chậu, thùng xốp. Nhưng để rau muống đạt năng suất cao nhất vẫn nên trồng trong màng nhà kính để đảm bảo và duy trì các yếu tố còn lại. Loại rau này có môi trường để phát triển tốt nhất là nơi có đủ ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao và ẩm ướt.
Chuẩn bị vật dụng trồng
Thông thường đối với loại rau muống cạn thì bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ trồng như xô chậu, thùng xốp,… Lưu ý khi sử dụng các vật dụng này bạn cần đục một vài lỗ tròn ở dưới đáy để giúp đất thoát nước tốt hơn. Ngược lại, đối với loại rau muống ưa ẩm thì bạn không nên khoét lỗ quá lớn sẽ làm trôi đất và thoát nước đất không giữ được độ ẩm. Ngoài ra, bạn phải kê cao dụng cụ trồng lên cách mặt đất ít nhất khoảng 4cm.
Làm đất trồng rau muống
Rau muống là loại rau không kén đất trồng, có thể trồng trên hầu hết các loại đất chỉ cần luôn đất đủ nước, đủ ẩm để rau sinh trưởng khỏe mạnh. Loại đất thích hợp nhất để trồng rau muống là đất thịt, đất có nhiều bùn và đất hơi ngập nước.
Trước khi trồng rau muống khoảng 7 – 10 ngày, bạn nên tiến hành bón lót bằng phân hữu cơ sinh học hoặc phân chuồng. Sau đó, bạn cần dọn sạch cỏ rác và cày xới thật kỹ đất để gieo trồng rau muống.
Hướng dẫn chi tiết cách trồng rau muống
Rau muống rất dễ sống và dễ trồng nên bạn có thể trồng bằng cách dùng phần thân cây già có rễ hoặc hạt rau muống để trồng xuống đất. Khi tiến hành trồng rau muống, bạn cần chú ý những công đoạn sau:
1. Ngâm, ủ hạt rau muống
Để hạt giống rau muống có thể nảy mầm tốt nhất và cho ra chất lượng rau tươi tốt nhất thì giai đoạn ngâm và ủ hạt khá quan trọng. Bạn cần ngâm hạt giống trong nước ấm với nhiệt độ khoảng 30 – 40°C trong vòng từ 3 – 6 tiếng. Trong lúc này, bạn sẽ loại bỏ được các hạt bị lép, bị hỏng ra. Sau khi vớt hạt ra, hạt giống cần được rửa lại bằng nước sạch và tiếp tục ủ trong khăn ẩm với nhiệt độ khoảng 25 – 30°C trong khoảng 6 – 10 tiếng và tiếp tục kiểm tra và theo dõi. Nếu bạn thấy hạt giống nứt ra và nảy mầm thì có thể lấy hạt giống ra và để ráo nước cho khô rồi bắt đầu đem đi gieo hạt.
2. Gieo hạt rau muống
Nhìn chung, trồng rau muống rất đơn giản, có rất nhiều cách để trồng rau muống, nhưng phổ biến vẫn là hai cách sau:
2.1. Gieo trực tiếp trên đất sân vườn
Trước khi gieo hạt rau muống bằng cách này, bạn cần phải tiến hành xử lý đất thật kỹ và làm tơi xốp đất. Ngoài ra, bạn cần phải sử dụng thêm các loại phân có hàm lượng dinh dưỡng cao để trộn với đất vườn.
Khi gieo trồng hạt rau muống trên đất, bạn nên chia hàng cách nhau khoảng 20cm và sâu khoảng 1cm rồi sử dụng phân chuồng lấp lên hạt và lấp đất lại. Trong tuần đầu tiên, bạn cần duy trì việc tưới nước 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối. Lưu ý hạt mới gieo chưa đủ sức chống chọi với nhiệt độ lạnh hoặc nhiệt độ nóng gắt, vì vậy bạn có thể phủ rơm rạ để giữ ấm và độ ẩm ổn định cho hạt.
2.2. Gieo trong thùng xốp, xô chậu
Nếu bạn lựa chọn trồng rau muống trong thùng xốp hoặc xô chậu thì điều bạn cần quan tâm là sự thiếu hụt dưỡng chất từ đất và cây dễ bị èo uột. Để khắc phục tình trạng này, bạn nên chọn mua đất giàu dinh dưỡng và đã qua xử lý tại các cửa hàng chuyên cung cấp vật tư nông nghiệp.
Sau khi đã có đất trồng tốt, bạn đổ vào thùng xốp hoặc xô chậu rồi tưới nước cho đất mềm và ẩm. Sau đó san phẳng mặt đất bằng xẻng và bắt đầu gieo hoặc rải hạt rau lên mặt đất với khoảng cách vừa, không quá dày. Sau đó lấp một lớp đất mỏng lên trên và duy trì việc tưới nước 2 lần/ngày vào sáng và tối trong tuần đầu tiên.
Ngoài ra, để thức đẩy quá trình nảy mầm cả hai cách diễn ra nhanh chóng, bạn cần đảm bảo khu vực ươm râm mát bằng cách che phủ rơm rạ, cỏ khô, tấm lưới màu hoặc bìa carton lên trên. Sau khi hạt đã nảy mầm bạn tiến hành đưa chúng ra nơi có ánh sáng nhẹ hoặc gỡ màn che để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng, phát triển tốt. Khi cây cao đạt độ cao nhất định khoảng 2 – 3cm thì bạn bắt đầu vun gốc để giúp cho cây con bám chặt và sâu vào đất tốt hơn.
3. Trồng rau muống siêu lợi nhuận
Khi cây đã bắt đầu có kha khá lá, bà con nên tỉa bớt những cây con sao cho mỗi cây cách nhau khoảng 10 – 15cm. Việc làm này sẽ giúp những cây giống còn lại phát triển tốt với đầy đủ dinh dưỡng, nhiều cành, nhiều ngọn. Đối với trồng rau muống bằng cách giâm cành thì bạn cần chuẩn bị phần thân rau muống dài khoảng 20cm vfa phải là cành trưởng thành đã có rễ. Sau khi đã làm tơi đất trồng, bạn tiến hành cắm phần thân cây thẳng hàng và lấp đất sâu khoảng 3 – 4 đốt ngón tay, khoảng cách giữa các cây cách nhau khoảng 10cm. Sau cùng, bàn dùng lưới che nắng nhằm tạo bóng râm cho rau và chú ý đến lượng nước tưới hằng ngày..
Lưu ý: Để thu được sản lượng rau muống siêu lợi nhuận nhất, bạn nên áp dụng các phương pháp trồng rau hiện đại bởi chúng sẽ giúp đẩy nhanh quá trình thu hoạch và cho năng suất cao, chất lượng. Các loại vật liệu nhà nông thường được áp dụng như màng nhà kính, bạt phủ đất chống cỏ, lưới che nắng, lưới nông nghiệp, lưới chống côn trùng,… trở thành những vật dụng hữu ích giúp bà con canh tác dễ dàng và hiệu quả hơn.
Chăm sóc rau muống
1. Tưới nước
Rau muống là loại rau ít sâu bệnh, dễ sống và còn mọc rất nhanh nên không đòi hỏi bạn phải bỏ công sức chăm sóc nhiều. Bạn chỉ cần thường xuyên tưới nhiều nước cho rau, nhất là vào mùa khô nắng nóng, không cần phải sợ tưới nhiều nước sẽ khiến rau bị ngập úng như những loại rau khác. Tuy nhiên, nếu vào mùa mưa to, mưa nhiều thì nên che phủ bằng lưới che nắng dệt thoi cho rau để cản bớt lượng mưa rơi xuống làm dập nát hoặc hư thối rau.
2. Bón phân
Khi trồng rau muống, bạn cũng không cần phải thường xuyên bón phân, chỉ cần bổ sung phân lân, đạm và urê để giúp rau muống phát triển tốt. Bạn cần đảm bảo duy trì việc bón phân trong những giai đoạn như:
- Giai đoạn cây rau muống con có từ 3 – 4 lá: Ở giai đoạn này lá thường có hiện tượng nhạt màu hoặc bị vàng lá. Do cây bị thiếu đạm và rễ vẫn chưa phát triển, vì vậy bạn cần pha phân lân và urê để tưới đều lên rau muống vào buổi chiều mát và buổi sáng hôm sau thì cần tưới xả lại bằng nước..
- Bón phân lần 2: Thời điểm bón phân thích hợp là cách lần đầu khoảng 10 – 15 ngày và pha phân DAP hoặc phân NPK chung với nước rồi tưới đều lên rau muống vào lúc chiều mát.
3. Phòng trị sâu bệnh ở rau muống
Rau muống thường rất ít bị bệnh hại, tuy nhiên vẫn có một số loại sâu bệnh có thể gây hại cho rau muống mà bạn cần quan tâm như sâu xanh, sâu đục đọt, sâu ba ba, sâu ăn lá, sâu tơ, rầy xám, bệnh rỉ trắng,… Để phòng ngừa các loại sâu bệnh phá hoại bạn có thể dùng luân phiên các loại thuốc bảo vệ thực vật. Nhưng để đảm bảo rau muống sạch và đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người sử dụng bạn nên sử dụng lưới chống côn trùng. Việc làm này sẽ bảo vệ toàn diện hơn cho rau và hạn chế được dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau.
4. Thu hoạch rau muống
Sau khi gieo trồng khoảng 4 – 6 tuần, rau muống có thể cho thu hoạch. Thời gian thu hoạch cũng như chất lượng rau sẽ phụ thuộc nhiều vào các điều kiện như nước, nhiệt độ và điều kiện chăm sóc. Nếu điều kiện chăm sóc rau muống tốt thì rau muống có thể cho thu hoạch được ít nhất 5 đợt. Khi rau muống cao khoảng 30 – 40cm thì bạn có thể cắt ngang gốc và cắt cách gốc cây khoảng 3cm. Sau khi thu hoạch khoảng 1 tuần thì cây rau muống sẽ tiếp tục nhú mầm non. Lúc này bạn cần chú ý bổ sung phân đạm, urê và lân để kích thích rau mau ra rễ và mau mọc lá mới.
Với những bước trồng rau muống mà chúng tôi cung cấp thì hy vọng các bạn có thể sở hữu vườn rau muống xanh mướt và siêu lợi nhuận. Chúc các bạn thực hiện thành công việc trồng rau muống.