Những sai lầm cần tránh khi trồng măng tây mà các bạn nên biết
Những sai lầm cần tránh khi trồng măng tây mà các bạn nên biết
Được đăng bởi thuong
Măng tây là một thực phẩm giàu dinh dưỡng cũng như mang lại giá trị kinh tế cao. Mặc dù kỹ thuật trồng và chăm sóc cây măng tây rất đơn giản nhưng nếu bạn mắc sai lầm thì sản lượng thu được sẽ không cao. Vậy để tránh những sai lầm khi trồng măng tây chúng ta cần lưu ý điều gì? Cùng Apon tham khảo những thông tin qua bài viết dưới đây và đừng quên lưu lại trong cẩm nang canh tác của bạn nhé!
Giới thiệu về cây măng tây
Cây măng tây thuộc loại cây thực vật lâu năm và có nguồn gốc từ các nước phương Tây. Loài cây này sau khi đã du nhập vào nước ta thì được trồng nhiều ở vùng Kiến An (Hải Phòng), Đông Anh (Hà Nội), hay Đức Trọng (Lâm Đồng).
Măng tây có thân xốp và dày, có màu nâu sáng và đường kính thân cây khoảng 5 – 6mm. Đặc biệt phần thân cây sẽ mọc ngầm trong đất và mang nhiều rễ dài nên được gọi là thân rễ. Còn phần thân vươn lên trên mặt đất có lá hình kim. Ngoài ra, măng tây cũng có hoa, nhưng hoa của nó thì rất nhỏ chỉ dài khoảng tầm 6mm. Hoa có hình chuông, màu lục và mọc thành từng nhóm khoảng 4 – 6 hoa ở nách lá. Quả măng tây thường có hình cầu, dày và có màu đỏ đặc trưng.
Thông thường măng tây được phân loại theo các màu sắc phổ biến như: măng tây trắng, măng tây xanh và măng tây tím. Trong 3 loại trên thì màu tím chứa nhiều chất photochemical và anthocyanins nhất nên có màu tím độc đáo. Còn măng tây trắng được tạo ra là do trồng ở nơi hạn chế ánh sáng và không được hấp thụ đủ chất diệp lục.
Những sai lầm thường gặp khi trồng măng tây
1. Không tiến hành làm cỏ
Một trong những sai lầm lớn nhất khi trồng măng tây bạn có thể mắc phải là để cỏ dại mọc nhiều trong các luống trồng của vườn của bạn. Cỏ dại sẽ làm cho măng tây bị tranh giành nguồn dinh dưỡng. Vì vậy, bạn cần phải:
- Đảm bảo luống măng tây của bạn được làm cỏ liên tục
- Ngăn chặn cỏ dại mọc bằng bạt phủ đất chống cỏ hoặc nhổ cỏ bằng tay hoặc bằng cuốc, liềm,… và giảm bớt sự tiếp xúc với luống của cỏ dại
2. Trồng măng tây quá cạn
Khi tiến hành trồng bạn cần đảm bảo tất cả các cây trồng ở độ sâu thích hợp. Nếu gieo hạt giống quá nông thì chúng sẽ dễ bị thối trước hạt nảy mầm. Tương tự trồng loại cây này cũng vậy, chúng phải được trồng trong độ sâu thích hợp để để cây có thể hình thành bộ rễ khỏe mạnh. Cụ thể:
- Tránh để cây măng tây sai độ sâu sai và trước khi trồng bạn cần đo lường độ sâu phù hợp khoảng 20 – 30cm.
- Khi trồng bằng ngọn măng tây không nên trồng quá nông bởi chúng sẽ khó có thể bén rễ.
- Ngoài ra, việc trồng măng tây quá cạn còn dẫn đến những tình trạng nặng hơn như thối rữa.
3. Bỏ qua việc tưới tiêu và che phủ
Việc tưới nước thật sự quan trọng đối với cây măng tây nhằm kích thích bộ rễ phát triển khoẻ mạnh. Ngoài ra, lớp che phủ bằng bạt chống cỏ cho cây cũng là điều cần thiết bởi nó giúp giữ độ ẩm xung quanh cây và kiểm soát cỏ dại. Nếu bạn bỏ qua hai yếu tố quan trọng trên, măng tây của bạn có thể bị ảnh hưởng và chậm quá trình phát triển.
- Cây măng tây cần được tưới nước thường xuyên, đặc biệt là vào thời điểm mùa nắng. Ngược lại nếu mùa mưa bạn nên hạn chế tưới nước để cây không bị úng và nên sử dụng lưới che nắng dệt thoi để hạn chế lượng mưa rơi xuống.
- Bạn không nên tưới nước cho cây măng tây sau 17h để tránh làm hư các mầm mới nhú
- Nên tiến hành tháo nước vào mùa mưa và đảm bảo măng tây không bị ngập úng hoặc ngập nước.
- Bạn cũng nên phủ một lớp mùn hoặc rơm rạ hoặc trấu khi cây măng tây bắt đầu phát triển giữ ẩm và giữ ấm cho cây.
4. Trồng măng tây không đúng cách
Không áp dụng đúng kỹ thuật ươm trồng cũng là nguyên nhân khiến măng tây không nảy mầm hoặc không phát triển. Bởi nếu bạn không xử lý hạt giống kỹ, ủ quá kỹ, gieo trồng quá sâu,… sẽ làm cho hạt bị thối hỏng, kết dính trong giá thể nên không thể nảy mầm. Hoặc không lên liếp, làm luống đất trồng cao bởi điều có thể làm măng tây bị ngập úng, thối rễ, không lên chồi non, chết cây. Vậy nên:
- Bạn có thể trồng măng tây bằng cách đào một rãnh nhỏ sâu, sau đó đặt cây măng tây trong rãnh. Lưu ý để đầu nhọn của cây hướng lên trên và rễ hướng xuống dưới mọc dài ra.
- Che phủ bằng một lớp đất mỏng lên trên và nhẹ nhàng nén chặt để cố định cây.
- Nếu bạn gặp khó khăn trong việc trồng và chăm sóc cây măng tây khỏe, thì có thể áp dụng các phương pháp canh tác hiện đại như màng nhà kính, hệ thống tưới tự động, luân canh, cảm biến thông minh,…. sẽ hữu ích hơn.
5. Trồng cây trong bóng râm
Măng tây là một loại cây có thể trồng lâu năm và công đoạn chăm sóc đơn giản. Tuy nhiên, để cây phát triển khỏe mạnh, bạn cần đáp ứng và duy các điều kiện yếu tố môi trường. Vậy nên, bạn không nên trồng măng tây trong bóng râm bởi nó cần nguồn chiếu sáng từ ánh nắng mặt trời hơn.
- Trồng cây măng tây nên chọn nơi có khả năng nhận được ánh sáng mặt trời khoảng 6 – 8 giờ/ngày.
- Bạn có thể sử dụng các thùng xốp lớn, chậu nhựa hoặc trồng trực tiếp trên đất chỉ cần đảm bảo đủ thời lượng chiếu sáng..
- Hoặc nếu trồng nơi kém sáng thì có thể cung cấp nguồn chiếu sáng bằng đèn điện để đảo bảo điều kiện sinh sống của măng tây.
6. Không có biện pháp phòng trừ sâu bệnh
Một trong những điều ảnh hưởng đến sự phát triển của cây măng tây là mối đe dọa tiềm ẩn từ các loài côn trùng, sâu bệnh. Nếu bạn không sử dụng bất kỳ phương pháp phòng ngừa thì chỉ trong một thời gian ngắn khu vườn măng đây của bạn sẽ bị những loài này gây hại và sản lượng thu được năng suất thấp. Vì vậy, bạn cần cảnh giác và có biện pháp ngăn chặn kịp thời với các loại sâu bệnh gây hại cho măng tây.
- Bạn cần phải lưu ý về các loài gây hại như nhện, bọ cánh cứng, ốc sên,…
- Kiểm tra thường xuyên cây măng tây để đảm bảo chúng không bị sâu bọ tấn công
- Có thể sử dụng thuốc trừ sâu để xử lý hoặc lưới chống côn trùng.
7. Thu hoạch vào thời điểm đầu năm
Thu hoạch măng tây quá sớm là một trong những điều sai lầm đáng sợ mà rất nhiều người làm vườn mắc phải. Nếu bạn đang mong đợi trồng măng tây và thu hoạch trong cùng thời điểm thì kỳ vọng của bạn hơi cao. Vì vậy:
- Trong năm đầu tiên trồng măng tây, bạn không nên thu hoạch vội. Hãy cố gắng đợi đến năm thứ hai trước khi thu hoạch bất cứ thứ gì.
- Năm đầu tiên, măng tây cần đảm bảo sinh trưởng tốt bởi thời điểm này cây đang trong quá trình hình thành hệ thống rễ thích hợp.
- Nếu bạn thu hoạch quá sớm, sẽ làm gián đoạn quá trình này cũng như cây măng tây của bạn có thể không đạt năng suất.
8. Thu hoạch măng tây sai cách
Sẽ thật đáng tiếc nếu bạn thu hoạch măng tây sai cách và những nỗ lực chăm sóc để cây phát triển khỏe mạnh sẽ biến mất. Vậy nên, đừng để một quá trình canh tác tận tâm mà không thu được sản lượng nào, phải đảm bảo thời điểm thu hoạch diễn ra đúng cách và không gây hại cho cây măng tây.
- Bạn nên tiến hành thu hoạch măng tây bắt đầu từ năm thứ hai trở đi.
- Hãy bắt đầu với vụ thu hoạch nhỏ và nếu muốn thu hoạch măng tây tơ thì khi chúng đạt độ cao khoảng 20 – 30 cm.
- Mỗi một năm trôi qua thì số lượng măng tây thu hoạch được ngày càng lớn hơn và thường xuyên hơn trong một khoảng thời gian dài hơn.
- Măng tây khi trồng đến năm thứ tư thì đã có thể thu hoạch tự do.
Hi vọng những thông tin trên đây sẽ là những thông tin hữu ích mà bạn có thể tham khảo khi trồng măng tây nhằm đảm bảo cây măng nảy mầm, phát triển tốt, mập mạp. Chúc các bạn thu hoạch mùa vụ măng tây đạt năng suất cao nhất.