Trồng bưởi da xanh – Hiệu quả đến từ ứng dụng công nghệ
Trồng bưởi da xanh – Hiệu quả đến từ ứng dụng công nghệ
Được đăng bởi thuong
Bưởi da xanh được đánh giá là loài trái cây tốt cho sức khỏe với hàm lượng dinh dưỡng cao. Ngoài ra, còn giúp người nông dân tạo ra nguồn thu khổng lồ nhờ ứng dụng công nghệ vào mô hình trồng bưởi da xanh. Hãy cùng Apon đến với bài viết hôm nay và tích lũy thêm kinh nghiệm để áp dụng trồng bưởi da xanh hiệu quả nhé!
Những điều kiện ảnh hưởng đến kỹ thuật trồng bưởi da xanh
Để chuẩn bị cho quá trình trồng bưởi da xanh thuận lợi trước tiên bà con cần trang bị cho cây những yếu tố sau đây:
- Nhiệt độ: Để cây bưởi da xanh sinh trưởng và phát triển nhanh chóng thì cần phải đảm bảo nhiệt độ phù hợp từ 23 – 290C.
- Ánh sáng: Cường độ ánh sáng thích hợp để trồng bưởi da xanh là ánh nắng buổi sáng vào lúc 9 giờ.
- Nước: Một cây bưởi da xanh khoẻ mạnh là khi được cung cấp nhiều nước nhưng tuyệt đối không được để cây ngập úng, đặc biệt khi cây đang trong giai đoạn ra hoa và đơm trái. Ngoài ra vào mùa nắng hoặc những ngày khô hạn không có mưa, bạn cũng cần phải tưới nước thường xuyên để duy trì sự tăng trưởng cho cây. Lưu ý độ mặn của nước tưới không được vượt quá 0,2% tương đương với 2g/ lít nước.
- Đất trồng bưởi da xanh: Đất dùng để trồng bưởi da xanh là đất có tầng canh tác tối thiểu nhất là 0,6m và thành phần cơ giới của đất là nhẹ hoặc trung bình. Bên cạnh đó, đất trồng phải tơi xốp và khả năng giữ và thoát nước tốt.
Cách trồng bưởi da xanh mang lại hiệu quả cao
1. Lựa chọn giống bưởi da xanh
Giống bưởi da xanh gồm có 2 loại là bưởi ghép và bưởi chiết. Điểm khác nhau giữa hai loại giống cây này là: Bưởi ghép cho cây khỏe, rễ cây cứng cáp và tuổi thọ cao, còn bưởi chiết thì nhanh cho trái nhưng nhược điểm là bộ rễ phát triển kém, tuổi thọ cũng không cao bằng bưởi ghép. Vì thế cần dựa theo nhu cầu và mục đích sử dụng của nhà vườn để lựa chọn cây giống cho phù hợp.
2. Chọn thời vụ và mật độ trồng bưởi da xanh
Thời vụ trồng bưởi da xanh tốt nhất là vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa khoảng tháng 4 – 5 dương lịch. Vì sau khi cây được trồng và bắt đầu phục hồi thì sẽ đón những cơn đầu mùa giúp bạn tiết kiệm nước tưới đồng thời cũng giúp cây sinh trưởng khoẻ hơn. Bên cạnh đó, mật độ trồng cây bưởi da xanh thông thường là 5 x 5m tương ứng với 700 cây/hecta.
3. Cách trồng bưởi da xanh đơn giản
Mô hình trồng bưởi da xanh khá đơn giản có thể ứng dụng một cách dễ dàng. Bạn có thể tham khảo các bước sau đây để quá trình trồng bưởi da xanh hiệu quả:
- Dùng dao cắt phần đáy bầu bưởi da xanh, sau đó là đặt cây giống vào giữa hốc cây đã được đào trước đó. Lưu ý, bề mặt của phần bầu cây phải cao hơn so với bề mặt mô khoảng 3cm.
- Sau khi lấp đất xung quanh bầu cây bưởi da xanh, bạn tiến hành ép nhẹ nhàng và kéo lớp bao nilon bọc bầu ra ngoài đồng thời lấp đất ngang bề mặt bầu cây giống bưởi da xanh.
- Bước tiếp theo sau khi trồng cây xong là bạn cần tưới nước đầy đủ để giữ ẩm cho đất và quá trình trồng cây bưởi da xanh được hiệu quả.
- Lưu ý khi trồng bưởi da xanh bạn phải xoay mắt ghép hướng về chiều gió nhằm hạn chế tình trạng cây bị tách chồi. Đồng thời, bạn cũng cần phải cắm cọc cho cây con để giữ chặt cây con không bị gió thổi ngã làm long gốc.
Chăm sóc cây bưởi da xanh mới trồng đạt năng suất cao
Để cây lớn nhanh chóng, cho trái sớm và đạt năng suất cao không chỉ làm tốt ở cách trồng bưởi da xanh mà chúng ta cần tuân thủ các bước sau đây:
1. Tưới nước
Thời điểm cây con và cây bắt đầu ra hoa, kết trái là hai thời điểm cần chú ý đặc biệt về việc tưới và cung cấp đủ nước. Với những ngày hanh khô, thời tiết nắng nóng càng phải tưới thường xuyên để không làm ảnh hưởng đến trạng thái của cây bưởi da xanh. Và để việc tưới tiêu của bạn trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn có thể sử dụng hệ thống tưới tự động để cung cấp nước cho cây. Ngoài ra, thời điểm mưa nhiều bạn cũng cần quan tâm việc tưới tiêu và khả năng thoát nước để tránh tình trạng ngập úng kéo dài làm cho rễ cây bị thối và chết. Việc cân bằng lượng nước và kiểm soát độ ẩm của đất sẽ tạo ra môi trường lý tưởng tốt nhất để cây phát triển.
2. Tỉa cành
Cứ sau mỗi mùa thu hoạch bưởi da xanh chúng ta nên tiến hành tỉa bớt cành nhằm loại bỏ những cành đã ra trái, cành sâu bệnh, cành yếu, cành nằm trong tán,… hoặc những cành không khả năng ra trái ở mùa vụ tiếp theo. Việc làm này giúp tạo điều kiện cho cành mới của cây bưởi da xanh phát triển, ra hoa và đơm trái. Chúng ta nên cắt tỉa ngắn khoảng 10 -15cm và bắt buộc phải khử trùng, đảm bảo độ sạch cần thiết cho các dụng cụ cắt tỉa cành, tránh gây ra những ảnh hưởng không mong muốn cho cây trồng.
3. Làm cỏ
Đối với bưởi da xanh cỏ dại vừa có lợi và vừa có hại vì:
- Vào mùa mưa: Cỏ có khả năng hút bớt nước từ dưới đất và thoát hơi nước qua bộ lá nên làm cho đất thông thoáng hơn tránh tình trạng bị ngập úng. Đồng thời lớp cỏ che phủ mặt đất còn giúp hạn chế rửa trôi, xói mòn đất vào những ngày mưa liên tục.
- Vào mùa nắng: Khi thời tiết hanh khô, thiếu nước cỏ dại phát triển sẽ cạnh tranh nguồn nước và chất dinh dưỡng với cây bưởi da xanh. Tuy nhiên, khi cắt thân lá cỏ dại và phủ xuống mặt đất trồng thì đã bù đắp lại một phần dinh dưỡng cho cây thông qua chất hữu cơ.
Biện pháp để xử lý cỏ dại trong vườn bưởi da xanh là áp dụng cách làm cỏ thủ công, bằng máy cắt cỏ hoặc bạt phủ đất chống cỏ thay vì dùng thuốc trừ cỏ vừa nguy hiểm vừa ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người nông dân, người tiêu dùng.
4. Tạo tán cho bưởi da xanh
Trước khi tạo tán cho cây bưởi da xanh có những yêu cầu bạn nên tuân thủ như:
- Vị trí bấm ngọn tạo tán cho cây sẽ được tính từ vị trí mắt ghép trở lên khoảng 50 – 80cm
- Nên chọn khoảng 3 mầm khỏe nhất, mọc thẳng từ thân chính và phát triển theo 3 hướng đồng đều để làm cành cấp 1. Sau đó, dùng cọc tre cắm trực tiếp xuống đất để giữ cành cấp 1 tạo với thân chính một góc 35 – 400
- Từ cành cấp 1 sẽ giữ lại từ 2 – 3 cành cấp 2 và cách thân chính khoảng 15 – 30cm, đồng thời giữa các cành cách nhau khoảng 20 – 25cm.
- Cuối cùng bạn tiến hành quét vôi quanh khu vực gốc cây định kì 1 – 2 tháng/ lần và nằm cách mặt đất khoảng 80 – 100cm để tránh sâu đục thân cây bưởi da xanh phát triển.
5. Bón phân cho bưởi da xanh
Để cây đạt năng suất cao thì việc bón thúc khi trồng bưởi da xanh là điều cần thiết, đặc biệt là cây ở giai đoạn 1 năm tuổi trở lên:
- Bón thúc lần 1: Được tiến hành bón sau khi thu hoạch bằng phân NPK 20-20-15 theo tỷ lệ 0,3 – 0,5 kg/ cây/ lần.
- Bón thúc lần 2: Vào thời điểm 4 tuần trước khi cây ra hoa bạn nên sử dụng phân NPK 20-20-15 và bón theo tỷ lệ là 0,3 – 0,5 kg/ cây/ lần.
- Bón thúc lần 3: Khi cây đã bắt đầu đậu quả chúng ta sử dụng phân bón NPK 17-7-17 đẻ bón thúc với liều lượng là 0.5 – 1kg/ cây/ lần.
- Bón thúc lần 4: Khi quả vào giai đoạn đang phát triển chúng ta nên bón theo tỷ lệ 0.5 – 1kg/ cây/ lần bằng phân NPK 16-9-21.
- Bón thúc lần 5: Ở giai đoạn 1 tháng trước khi thu hoạch bưởi da xanh nên bón theo liều lượng là 0.5 – 1kg/ cây/ lần bằng phân bón NPK 12-12-18 nhằm tránh sượng quả, cho múi to và thơm hơn.
6. Kĩ thuật kích thích ra hoa đậu trái cho bưởi da xanh
Bưởi da xanh là loại quả cho trái quanh năm, nhờ vậy mà việc kích thích ra hoa để cân đối thời vụ sẽ đem lại nhiều lợi ích cho bà con nông dân như giá trị sản lượng cao, nguồn thu tốt hơn và lợi nhuận cũng lớn hơn.
Vì vậy, việc kích thích cho cây ra hoa sẽ diễn ra từ 7 – 8 tháng trước khi thu hoạch bưởi da xanh nhằm đảm bảo cây trồng cho năng suất cao, tuy nhiên tránh không để quá nhiều trái vì chúng sẽ làm cây suy kiệt.
Ngoài ra, khi trái bưởi da xanh to bằng quả trứng vịt bạn nên chú ý trùm túi nilon sớm thẳng từ phần cuống xuống và dùng dây buộc để giữ chặt. Hành động này sẽ giúp cho trái tránh được những yếu tố môi trường ảnh hưởng tới chất lượng quả bưởi da xanh sau khi thu hoạch.
7. Phòng trừ sâu bệnh
Muốn phòng ngừa các loại côn trùng chích hút, gây bệnh hại hoặc sâu hại cây bưởi da xanh bạn cần chú ý thay đổi và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp hoặc sử dụng lưới chống côn trùng để ngăn cản chúng gây hại. Đặc biệt, khi phát hiện sâu vẽ bùa gây hại cho bưởi bạn cần xử lý nhanh chóng và triệt để vì loài sâu này sẽ làm suy cây, hỏng ngọn,… ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trồng bưởi da xanh..
8. Thu hoạch và bảo quản bưởi da xanh
Chúng ta nên thu hoạch bưởi da xanh khi trái vừa chín tới, da căng láng và lưu ý khi cắt phải cắt luôn cả cuống trái, lau sạch và để ở những nơi thoáng mát chờ phân loại, vận chuyển đến nơi bảo quản, tiêu thụ. Đồng thời cũng không nên hái trái khi chưa chín tới hoặc hái quá trễ, lúc này chất lượng của bưởi da xanh sẽ không tốt, chưa đạt chuẩn ăn vào sẽ không ngon có thể bị đắng.
Xem thêm: Giải pháp lưới trùm cam để chống côn trùng năm 2023
Việc ứng dụng công nghệ vào mô hình trồng bưởi da xanh sẽ giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt và mang lại năng suất chất lượng cao cho bà con. Qua bài viết này hy vọng bà con sẽ thu được nguồn thu nhập lớn nhờ áp dụng các kỹ thuật trồng bưởi da xanh. Chúc bà con thành công!