Hướng dẫn kỹ thuật trồng ớt chuông trong nhà kính
Hướng dẫn kỹ thuật trồng ớt chuông trong nhà kính
Được đăng bởi thuong
Kỹ thuật ớt chuông trong nhà kính ngày càng trở nên phổ biến và dễ dàng ngay chính bạn cũng có thể áp dụng trong chính khu vườn của mình. Hôm nay Apon chia sẻ đến bạn quy trình trồng ớt chuông trong nhà kính, hãy cùng chúng tôi theo dõi nhé!
Cách gieo hạt giống ớt chuông
Trước khi gieo hạt giống, bạn có thể tận dụng các vật dụng như thùng chứa, chậu nhựa để gieo hạt nếu trồng ớt chuông ở nhà, ngược lại trồng trong nhà kính có thể lên luống và gieo trồng trực tiếp trên đất. Ớt chuông sẽ sinh trưởng và phát triển trên nền đất hữu cơ giàu canxi và photpho. Thời gian để ớt chuông nảy mầm ít nhất là 8 ngày, nhưng có một số trường hợp hạt giống nảy mầm muộn đến 3 tuần vậy nên bạn hãy kiên nhẫn khi trồng loại cây ớt chuông này.
Lưu ý khi trồng ớt chuông hãy tạo cho cây có một khoảng không gian nhằm bảo đảm cho rễ cây không bị cuốn vào nhau trong quá trình rễ di chuyển đâm sâu trong đất. Sau khi gieo hạt giống xuống đất thì bạn nên tiến hành bọc lại bằng một tấm bìa trong suốt, để dễ quan sát và tạo ra môi trường ấm áp thuận lợi cho quá trình nảy mầm. Khi cây ớt chuông con bắt đầu xuất hiện, bạn hãy loại bỏ phần nhựa bao bọc và bắt đầu quá trình chăm sóc tiếp theo.
Kỹ thuật trồng ớt chuông trong nhà kính
Để việc trồng ớt chuông diễn ra dễ dàng và thuận lợi chúng ta cần chú ý đến các yếu tố sau đây:
1. Đất trồng ớt chuông trong nhà kính
Đối với trồng ớt chuông loại đất thích hợp để trồng trong nhà kính là đất hữu cơ có độ pH lý tưởng khoảng 7.0 và nhiệt độ hoàn hảo dành cho đất trồng ớt chuông là khoảng 210C. Bên cạnh đó, khi trồng ớt chuông, cây bắt đầu cho trái đầu tiên, chúng ta nên tiến hành bổ sung phân bón cho cây với liều lượng phù hợp, đừng quá lạm dụng sẽ làm ảnh tới quá trình tăng trưởng của cây.
2. Độ ẩm
Độ ẩm là một trong những yếu tố quan trọng mang tính quyết định đến hiệu suất khi trồng ớt chuông trong màng nhà kính và độ ẩm thích hợp để cây phát triển tối ưu nên khoảng 65 – 85%. Vì thế bạn cần phải duy trì việc cân đối tránh tình trạng độ ẩm cao khiến cây bị giảm đi lượng phấn hoa, điều này đồng nghĩa với việc sản lượng ớt chuông cũng suy giảm theo. Ngược lại, nếu độ ẩm thấp hoặc không được đảm bảo thì khả năng phấn hoa bị khô rất dễ xảy ra và làm ngăn cản sự nảy mầm tự nhiên của cây ớt chuông. Một độ ẩm lý tưởng phù hợp cho ớt chuông phát triển là phải được duy trì đều đặn và đầy đủ, từ đó phấn hoa sẽ được tạo ra một cách thuận lợi, đồng thời có thể nảy mầm thành công.
3. Nhiệt độ và ánh sáng
Ớt chuông là loài cây thích ánh sáng nhất quán với nhiệt độ thích hợp từ 25 -280C lúc ban ngày và 16 – 180C với nhiệt độ trong nhà kính vào ban đêm. Nếu bạn để nhiệt độ xuống thấp 10 – 120C hoặc cao trên 350C, cây ớt chuông sẽ có nguy cơ chết. Bên cạnh nhiệt độ, ánh sáng chiếu vào cây ớt chuông cũng được chú trọng không kém, thời gian chiếu sáng cần thiết cho ớt chuông là 6 giờ/ ngày hoặc có thể hơn một chút.
Kỹ thuật chăm sóc ớt chuông trong nhà kính
1. Tưới nước cho cây ớt chuông
Ớt chuông hay còn gọi là ớt ngọt là một loại rau giòn có màu sắc sặc sỡ và để có được điều này chúng cần rất nhiều nước. Vì thế, đất trồng ớt chuông luôn phải đảm bảo giữ ẩm mọi lúc, nhất là vào những ngày dài nắng nóng mùa hè việc tưới tiêu phải được thực hiện liên tục 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát. Vào mùa đông thì lượng nước tưới ít lại và nên tưới vào chiều mát.
2. Kiểm soát cỏ dại
Khi cỏ dại phát triển, chúng cạnh tranh nguồn dinh dưỡng làm cho ớt chuông giảm năng suất. Ngoài ra, cỏ dại còn làm giảm độ ẩm trong đất, có khả năng gây ra căng thẳng cho cây ớt chuông từ đó làm giảm số lượng và chất lượng. Vì thế, để kiểm soát cỏ dại bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:
- Lắp đặt và sử dụng quạt thông gió trong nhà kính để giảm tình trạng cỏ dại do gió xâm nhập vào đất.
- Sử dụng phương pháp diệt cỏ dại truyền thống như kiểm tra khu vực đất xung quanh cây trồng, nhổ hoặc xạc cỏ thủ công, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật,…
- Có thể sử dụng bạt phủ đất chống cỏ để ngăn chặn cỏ dại mọc và đánh cắp chất dinh dưỡng của ớt chuông.
Việc làm sạch cỏ dại được tiến hành thường xuyên sẽ giúp bạn nhanh chóng kiểm soát được sức khoẻ và chất lượng của ớt chuông. Ngoài ra, còn tạo cho bạn cơ hội để kiểm tra độ ẩm của đất, quét sâu bệnh,… nhằm phát hiện và xử lý kịp thời.
3. Ngăn ngừa sâu bọ, dịch bệnh
Những kẻ thù gây hại cho ớt chuông có thể kể đến như ốc sên, rệp, ruồi trắng,… Và có rất nhiều cách để đối phó với những loại sâu bọ, dịch bệnh gây hại như:
- Loại bỏ ốc sên bằng cách thủ công như nhặt ra rồi tiêu diệt chúng.
- Sử dụng vòi xịt mạnh đối với những cây trưởng thành để loại bỏ rệp gây hại, tuy nhiên bạn cần điều chỉnh áp lực nước để tránh làm hỏng lá hoặc tránh để cây ngâm nước quá lâu làm úng và thối rễ.
- Luân canh cây trồng để giảm khả năng lây bệnh từ các loại côn trùng, sâu hại, nấm bệnh,….
- Sử dụng lưới chống côn trùng trong quá trình trồng ớt chuông để ngăn cản côn trùng gây hại.
- Dùng thuốc xịt derris hoặc axit béo để diệt ruồi trắng gây hại cho ớt chuông.
Ngoài ra cây cũng cần được cung cấp đầy đủ canxi, bởi nếu thiếu chúng cây sẽ xuất hiện những đốm sậm màu và ngấm nước ở cuống hoa làm cho quả to ra sau đó lõm xuống rồi thối rữa. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn nên kiểm tra và duy trì độ pH của đất, dùng phân bón để tạo lớp phủ nhằm cung cấp thức ăn ớt chuông.
4. Thu hoạch ớt trồng
Khi đến mùa thu hoạch, bạn nên lưu ý dùng các vật dụng sắc nhọn như kéo, dao,.. làm công cụ để thu hoạch ớt chuông. Việc làm này giúp hạn chế làm hỏng các cành hoặc các bộ phận yếu khác của cây và tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển, đơm hoa kết trái của lứa tiếp theo. Ngoài ra, bạn cũng không nên dùng tay để thu hoạch ớt chuông sau đó đưa tay lên dụi mắt, bởi những thành phần làm cay có trong ớt chuông sẽ làm cho mắt và da của bạn bị kích ứng.
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ về kỹ thuật trồng ớt chuông trong nhà kính mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng bạn sẽ có một mùa vụ đạt năng suất và chất lượng. Chúc các bạn thành công.