Kỹ thuật trồng rau mùa xuân đạt năng suất cao
Kỹ thuật trồng rau mùa xuân đạt năng suất cao
Được đăng bởi thuong
Thời tiết đang dần chuyển lạnh đa số các loại rau khó phát triển. Không ít người lo lắng trong điều kiện môi trường như vậy làm sao rau có thể khỏe mạnh và đạt năng suất. Hiểu được điều đó, Apon sẽ mách bạn cách áp dụng kỹ thuật trồng rau mùa xuân đạt năng suất cao và dễ dàng nhất trong bài viết bên dưới.
Trồng rau mùa xuân nên lưu ý điều gì?
Mùa xuân thường là điều kiện thuận lợi cho nhiều rau trình sinh trưởng và phát triển của rau nhưng thời tiết vẫn còn khá lạnh sẽ là tạo điều kiện cho nhiều loại côn trùng, sâu bệnh phá hoại. Vì thế, yếu tố quan tâm hàng đầu khi trồng rau mùa xuân là giữ nhiệt độ ổn định từ 15 độ C – 200C đối với các loại rau chịu lạnh và 20 – 300C với những loại rau ưa nhiệt. Ngoài ra, chúng ta cũng nên chú ý việc lựa chọn các giống rau có thể chịu lạnh được nhằm tiết kiệm thời gian và công sức chăm sóc.
Những loại rau mùa xuân được trồng phổ biến nhất
1. Rau đay
Đây là loại rau được ưu tiên trồng chủ yếu trong vụ đầu xuân bởi đây loại rau này có cách trồng rất đơn giản, dễ chăm sóc, dễ sinh trưởng. Ngoài ra, rau đay chứa nhiều chất nhầy, giàu khoáng chất và chất xơ rất có ích với những người gặp vấn đề về khớp.
2. Rau xà lách
Có thể nói xà lách là loại rau mùa xuân rất đỗi quen thuộc với bữa ăn người Việt có thể ăn sống hoặc nấu chín tùy theo sở thích của từng người. Rau xà lách rất dễ trồng vì thế có thể tự tay trồng ngay tại nhà nhất là trong khí trời mùa xuân. Thời gian từ khi gieo trồng đến lúc thu hoạch rau xà lách là 30 – 50 ngày.
3. Rau dền
Rau dền là một trong những loại rau mùa xuân tốt cho sức khoẻ của con người, ngoài ra rau dền cũng rất dễ chăm sóc và còn là loại rau giúp thanh nhiệt cho những ngày Tết đầu năm khi ăn nhiều đồ nóng. Sau khoảng 20 – 30 ngày rau dền có thể thu hoạch và giai đoạn chăm sóc cũng không quá nhiều rất thích hợp để trồng vào mùa xuân.
4. Rau tần ô
Là loại rau được nhiều người lựa chọn trong bữa cơm gia đình bởi rau tần ô dễ chế biến và nhiều dinh dưỡng có thể nấu canh, nhúng lẩu,… Đặc biệt hơn, rau tần ô là loại rau dễ trồng và ít công chăm sóc, có thể tận dụng khay nhựa hoặc thùng xốp không dùng đến để trồng rau. Thời gian thu hoạch nhanh từ 25 – 30 ngày kể từ khi gieo trồng vì thế rất thích hợp để gieo trồng trong mùa xuân nhất là dịp gần Tết.
Ứng dụng nhà màng trong trồng rau mùa xuân
Để giúp rau không bị chết cóng vào mùa xuân thì trồng rau trong nhà màng là một cách bảo vệ tốt nhất. Nhà màng tạo ra môi trường tách biệt so với môi trường bên ngoài.
Ngoài công dụng chống cái lạnh cho rau, nhà màng còn giúp rau tránh được các loại sâu bệnh, côn trùng và ngăn không cho sương muối, mưa, gió lớn làm dập lá. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với hệ thống sưởi ấm nếu như nhiệt độ bên ngoài quá lạnh tạo môi trường lý tưởng để cây sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh.
Kỹ thuật trồng rau mùa xuân đạt năng suất cao
1. Chọn và làm đất trồng rau mùa xuân
Chọn những nơi đất trồng cao ráo, có hệ thống kênh mương đầy đủ và hợp lý để thoát nước tốt, tránh ngập úng khi gặp mưa. Không nên xới đất trồng quá nhuyễn vì nếu gặp mưa sẽ làm đất bị thiếu oxy, cây dễ bị nghẹt rễ phát triển kém gây chết cây. Ngoài ra, nên sử dụng màng che phủ, làm nhà lưới, làm mái che chắn để tạo điện kiện cho rau trồng phát triển tốt và hạn chế các tác động xấu từ môi trường.
2. Chọn giống rau phù hợp với mùa xuân
Bạn nên sử dụng giống rau có nguồn gốc rõ ràng, nên lựa chọn các giống rau có tỷ lệ nảy mầm cao. Vào mùa xuân nên chọn trồng các loại rau lá nhỏ, có bộ tán lá gọn như các loại rau, củ, quả có thời gian sinh trưởng ngắn sẽ sớm cho thu hoạch là tốt nhất. Các loại hoa màu mùa xuân như rau xà lách, bông cải trắng (súp lơ trắng), su hào, cải thảo, các loại rau họ cải, rau thì là,…
3. Kỹ thuật gieo trồng rau mùa xuân
Trước khi gieo cần tiến hành bón thêm vôi với lượng 100 – 150/ 500 m2, để tiêu diệt mầm bệnh trong đất và cung cấp lượng canxi cần thiết cho cây trồng giúp phòng tránh một số bệnh thường gặp trên cây rau màu như thối rễ, thối củ, nứt củ,…
Sau khi lên luống cho rau thì bắt đầu bón vôi và cho nước vào cho ngập hết luống trồng từ 1 – 2 ngày để tiêu độc trong đất sau đó là rút cạn nước rồi mới tiến hành bón lót và làm đất.
Tiếp theo là tuỳ vào từng loại hạt giống khác nhau mà chúng ta có các cách gieo trồng khác nhau. Hãy lựa chọn thật hạt giống phù hợp với thời điểm mùa vụ, sau đó tiến hành ủ và gieo hạt giống.
Cách chăm sóc rau mùa xuân chuẩn nhất
1. Bón phân cho cây
Chúng ta nên tiến hành bón lót theo tỷ lệ phân NPK 16:16:8 với lượng từ 20 – 30kg + 1000 kg phân chuồng cho diện tích 500 m2. Ngoài ra, bạn có thể bón thêm cho các loại rau mùa xuân phân hữu cơ vi sinh, các chế phẩm sinh học nhằm tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh gây hại, tăng năng suất và chất lượng rau màu.
Tùy vào nhu cầu từng giai đoạn của cây rau mà điều chỉnh lượng phân bón cho phù hợp. Lưu ý, bạn nên tránh lạm dụng phân đạm bón cho rau vì sẽ gây dư lượng đạm trong rau thành phẩm và tạo điều kiện cho sâu bệnh gây hại phát triển.
2. Cắt tỉa cành cây
Loại bỏ các lá già, lá bị sâu bệnh, các cành, nhánh vô hiệu nhằm mục đích để rau thông thoáng trên mặt luống, làm giảm độ ẩm, góp phần hạn chế sự phát sinh, lây lan và gây hại của côn trùng, sâu bệnh. Đặc biệt, đối với một số loại rau như dưa leo, cà chua, đậu, mướp đắng, bí đao, bầu,… cần làm giàn chắc chắn để tránh đổ ngã do ảnh hưởng của thời tiết, đồng thời cũng giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.
3. Làm cỏ, chống ngập úng
Việc làm cỏ cần được làm liên tục để hạn chế sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ với rau màu. Đồng thời loại bỏ được nơi trú ẩn của nấm bệnh, côn trùng gây hại cho rau màu.
Bên cạnh đó, chúng ta cần thường xuyên theo dõi và điều chỉnh mực nước trong mương, rãnh cho hợp lý. Bởi sau những trận mưa cần phải khơi thông mương rãnh để thoát nước nhanh, tránh để ngập nước dễ gây thối rễ, cây chết cóng và chết cây. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng cỏ khô, rơm rạ,… để phủ dưới gốc cây nhằm giữ ấm cho rau màu tránh cho cây quá lạnh không đủ nhiệt độ để cây phát triển.
4. Phòng trừ sâu bệnh hại rau
Thời tiết lạnh và độ ẩm cao chính là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại côn trùng, nấm bệnh phát triển và gây hại trên nhiều loại rau màu. Vì vậy, bạn cần thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện và có biện pháp tiêu diệt kịp thời. Chúng ta có thể áp dụng hai cách phòng trừ sâu bệnh dưới đây để bảo vệ các loại rau mùa xuân nhà bạn:
4.1. Sử dụng lưới chống côn trùng
Lưới chống côn trùng phá hoại là loại lưới có cấu tạo đặc biệt với tác dụng ngăn chặn côn trùng gây hại cho cây trồng, giảm bớt các tác nhân gây hại như bụi, gió, các loại nấm từ bên ngoài thâm nhập vào bên trong nhà kính/ nhà màng. Ngoài ra, lớp lưới chắn côn trùng còn giúp không khí lưu thông và điều hoà ổn định nhiệt độ bên trong nhà màng. Không những thế, bạn có thể sử lưới chống côn trùng để làm nhà lưới trồng rau, chi phí rẻ mà lại hiệu quả
4.2. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để phun phòng định kỳ cho rau màu thường được áp dụng với cách trồng rau ở môi trường tự nhiên. Khi phun thuốc bảo vệ thực vật lên hoa màu các bạn cần phải đảm bảo thời gian cách ly trước thu hoạch ít nhất từ 25 – 30 ngày nhằm đảm bảo lượng thuốc tồn động không còn trên rau màu. Lưu ý các bạn nên ưu tiên dùng các dòng thuốc có nguồn gốc sinh học để phun trên rau màu như vậy sẽ an toàn hơn với người tiêu dùng.
Xem thêm: Các giống rau trồng mùa mưa
Trên đây là các kỹ thuật trồng rau mùa xuân đạt năng suất cao mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp các bạn thêm kiến thức giúp ích việc trồng rau mùa xuân cho nhà mình nhé.