Đột phá kinh tế mới của nhà vườn nhờ trồng phụ liệu cắm hoa
Đột phá kinh tế mới của nhà vườn nhờ trồng phụ liệu cắm hoa
Được đăng bởi thuong
Trồng cây phụ liệu hay còn gọi là cây lấy lá cắm hoa đang là hướng đi mới cho nhiều nhà vườn, khi ngày càng nhiều cửa hàng cắm hoa xuất hiện và nhu cầu tự cắm hoa tại nhà tăng cao. Vì vậy hãy cùng Apon tìm câu trả lời tại sao nên trồng phụ liệu cắm hoa lại giúp đột phá kinh tế cho nhà vườn.
Mô hình trồng phụ liệu cắm hoa
Bên cạnh mô hình trồng hoa thì mô hình trồng phụ liệu cắm hoa trang trí cũng mang lại nhiều lợi nhuận không kém. Thậm chí trồng cây lấy lá còn giúp chủ nhà vườn đỡ vất vả hơn khi chăm sóc so với khi trồng cây hoa… bởi chúng ít bệnh tật, dễ trồng, dễ xử lý khi có tác nhân gây hại cho cây.
Mô hình trồng cây phụ liệu cắm hoa đã và đang dần trở thành một nghề rất phát triển, không chỉ đem đến nguồn kinh tế cao mà còn tiết kiệm được công sức khi canh tác cũng như cung cấp các loại cây ngoại nhập có giá thành thấp, tạo điều kiện cho các cửa hàng cắm hoa giảm bớt chi phí nhập hàng.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc khi trồng phụ liệu cắm hoa
1. Chuẩn bị đất và trồng cây
Việc đầu tiên chúng ta cần làm trước khi trồng cây phụ liệu cắm hoa là phải làm đất tơi xốp và tưới nước lên bề trên bề mặt. Tiếp theo là tiến hành làm cỏ và loại bỏ những côn trùng, mầm bệnh ảnh hưởng tới cây lấy lá bằng vôi sống.
Sau khi chuẩn bị đất trồng cho cây lấy lá, chúng ta bắt đầu xuống cây và tưới lớp nước đầu cho cây. Khi xuống cây, bạn cần chú ý nhẹ nhàng tránh làm tổn thương bộ rễ của cây phụ liệu, đồng thời bạn cũng cần đảm bảo rằng lỗ trồng cây không được quá sâu hoặc quá nông.
Ngoài ra có một lưu ý nhỏ khi trồng cây phụ liệu cắm hoa trong chậu đó là bạn không nên cho đất vào đầy chậu, vì khi tưới, cây sẽ không hấp thụ được nước mà còn làm nước chảy tràn ra ngoài gây lãng phí, tốn nhiều chi phí.
2. Tưới nước cho cây lấy phụ liệu cắm hoa
Đa phần các loài cây phụ liệu cắm hoa là những loại cây có lá nhỏ và cứng, thế nên chúng không cần phải cung cấp lượng nước nhiều mỗi ngày. Chúng ta chỉ cần đáp ứng đủ nhu cầu nước không phải tưới quá nhiều vì nếu cây không hấp thụ hết rễ cây sẽ bị úng rồi dẫn đến thối rễ. Bạn nên tưới nước vào thời điểm sáng sớm hoặc chiều mát để tránh làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cho cây lấy lá.
Ngoài ra bạn có thể sử dụng bình phun sương để tưới cho cây, vào những ngày nắng nóng, đất khô hanh thì có thể tưới 2 lần/ ngày, hoặc những ngày mùa đông thì nên tưới 1 lần/ ngày nhằm tăng cường độ ẩm, làm sạch lá và giúp quá trình quang hợp diễn ra tốt hơn.
3. Bón phân cho cây phụ liệu cắm hoa
Công đoạn bón phân cho cây phụ liệu cắm hoa là điều bắt buộc có bởi chúng giúp thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lấy lá. Khi bón phân bạn cần phải đảm bảo bón đủ lượng, nếu bón quá nhiều cây sẽ bị nóng dẫn đến héo lá và chết cây, nếu bón phân quá ít thì cây bị thiếu dinh dưỡng, còi cọc, khó phát triển
Do đó, để tạo điều kiện cho cây phát triển tốt bạn chỉ nên bón phân nửa tháng một lần và tỉ lệ bón phân là 5% phân tổng hợp cho cây, bạn có thể sử dụng thêm NPK để kích thích cây ra lá . Ngoài ra, bạn có thể dùng nước vo gạo để tưới cây lấy lá, cũng có tác dụng rất tốt cho sự phát triển của cây.
4. Phòng bệnh khi trồng cây phụ liệu cắm hoa
Để phòng ngừa sâu bệnh gây hại cho cây phụ liệu cắm hoa, bạn có thể sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,… tuy nhiên nếu quá lạm dụng thuốc trừ sâu thì nó sẽ ảnh hưởng rất nghiêm trọng cho môi trường cũng như sức khỏe của người dùng. Để hạn chế tình trạng đó, bạn có thể sử dụng mô hình trồng cây trong nhà kính hoặc dùng lưới chống côn trùng để đối phó với sự tấn công của chúng. Bên cạnh việc phòng trừ sâu ăn lá và côn trùng phá hoại thì việc ngăn cỏ mọc bằng bạt phủ đất chống cỏ cũng cần thiết nhằm tránh sự cạnh dinh dưỡng giữa cây và cỏ.
5. Biện pháp hồi phục khi cây bị khô héo
Nếu chẳng may cây phụ liệu bị héo lá thường là do thiếu nước, không được bón phân định kỳ hoặc đất có vấn đề. Đầu tiên bạn cần phải xác định được nguyên nhân gây khô héo là gì, sau đó mới có cách khắc phục tương ứng. Cây thiếu nước thì bổ sung nước vừa đủ đều đặn 2 lần/ ngày vào sáng và chiều mát. Cây thiếu phân bón thì cần bổ sung một lượng nhất định tương ứng theo tỷ lệ. Đất gặp vấn đề nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn thì cần phải đo độ phèn hoặc độ mặn, sau đó cần xử lý sạch rồi mới tiếp tục trồng cây lấy lá.
Các loại phụ liệu cắm hoa thường được trồng nhiều nhất
Để các nghệ nhân cắm hoa có thêm nhiều ý tưởng thì bên cạnh những đoá hoa xinh xắn thì cây lá cảnh cũng đóng góp một phần quan trọng.
1. Dương xỉ cắm hoa
Dương xỉ là loại cây đa dạng về chủng loại như dương xỉ pháp, dương xỉ nhí, dương xỉ nhún,… Nhưng loại lá được dùng để làm phụ liệu cắm hoa nhiều nhất là dương xỉ pháp. Thân lá mềm mại, dễ uốn và dễ tạo hình nên được dùng nhiều trong cắm hoa. Ngoài ra, dương xỉ trồng trong chậu có thể dùng để làm cây cảnh mang lại một nguồn thu nhập khác cho nhà vườn.
2. Lá trúc đốm cắm hoa
Là loại lá rất dễ phân biệt, có màu xanh, trên lá có nhiều đốm màu vàng và trắng, như ánh sao đêm. Lá có dạng hình elip, đầu lá thuôn dài, gốc có cuống rất ngắn mang đến vẻ sang trọng và hài hoà khi cắm hoa. Ngoài ra, loại cây phụ liệu cắm hoa này còn được ưa chuộng dùng để trang trí ở văn phòng, bàn làm việc nhằm mở ra tiềm năng kinh tế cho bà con.
3. Tùng đuôi chồn cắm hoa
Đây là loài cây trồng chuyên phục vụ cho ngành phụ liệu cắm hoa và trang trí. Nhiều bà con đã làm giàu và tăng thêm nguồn thu nhập nhờ gắn bó với giống cây này. Tuy tùng đuôi chồn mang đến nguồn thu nhập ổn định nhưng chi phí giống ban đầu khá cao vì thế hãy tìm nguồn ra ổn định rồi hãy bắt tay vào trồng.
4. Bạch đàn Guni cắm hoa
Loài cây này còn có tên gọi khác là cây khuynh diệp, ngoài công dụng xua đuổi côn trùng, giảm stress, diệt khuẩn,… thì loại cây này còn là nguyên liệu để phối cùng những bông hoa tươi. Lá cây bạch đàn Guini có hình thon dài, chỉ với một vài chiếc lá sẽ giúp cho bó hoa, lẵng hoa của bạn thêm xinh xắn và nghệ thuật hơn.
5. Lá chanh cắm hoa
Lá chanh là loại lá có độ bền cao và được sử dụng rộng rãi trong cắm hoa nhằm tạo ra những bó hoa đẹp. Ngoài công dụng làm phụ liệu cắm hoa, lá chanh còn có vị trí quan trọng trong việc góp phần tạo nên những hương vị đặc trưng cho món ăn.
Xem thêm: Mô hình trồng hoa hồng trong nhà kính đem lại năng suất cao
Trên đây là câu trả lời cho sự đột phá kinh tế mới của nhà vườn nhờ trồng phụ liệu cắm hoa. Chúng tôi hy vọng những thông tin mà bài viết mang lại sẽ giúp ích cho cuộc sống của các bạn cũng như củng cố hơn về kiến thức nông nghiệp cho các nhà vườn