Các mô hình nuôi tôm công nghiệp hiện nay
Các mô hình nuôi tôm công nghiệp hiện nay
Được đăng bởi thuong
Nuôi tôm công nghiệp đem lại nguồn thu nhập kinh tế cao cho bà con, tuy nhiên mô hình này cũng ẩn chứa rất nhiều rủi ro nếu như không áp dụng đúng kỹ thuật. Dưới đây Apon sẽ tổng hợp về 5 mô hình nuôi tôm công nghiệp và kỹ thuật chăm sóc tôm công nghiệp một cách chi tiết nhất. Nếu bạn đang có ý định nuôi tôm công nghiệp thì cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau đây nhé .
Nuôi tôm công nghiệp là gì?
Nuôi tôm công nghiệp còn được gọi là nuôi tôm công nghệ cao hay nuôi tôm siêu thâm canh. Đây là mô hình nuôi tôm tiên tiến đang được áp dụng phổ biến hiện nay. So với việc nuôi tôm truyền thống thì nuôi tôm công nghiệp đòi hỏi phải trang thiết bị chuyên dụng để hỗ trợ tốt trong quá trình nuôi. Cùng với đó thì nguồn thức ăn để cho tôm cũng khác, giúp tôm phát triển lớn nhanh hơn và đạt năng suất cao hơn.
Ưu điểm của mô hình nuôi tôm công nghiệp hiện nay
- Giúp tôm nhanh lớn, phát triển khỏe mạnh và nhanh thu hoạch
- Hạn chế được nguy cơ dịch bệnh khi áp dụng mô hình nuôi tôm công nghiệp
- Kiểm soát được quá trình nuôi tôm tốt hơn
- Dễ dàng trong việc chăm sóc và cho tôm ăn
- Đem lại nguồn thu nhập cao
- Thu hoạch đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng
- Cải tạo ao nhanh, không tốn nhiều thời gian
- Tiết kiệm chi phí đầu tư và giảm rủi ro trong quá trình nuôi tôm
Mặc dù mô hình nuôi tôm công nghiệp mang lại ưu điểm vượt trội, nhưng nhiều người vẫn còn mơ hồ về hình thức này, chưa nắm rõ các bước dẫn đến xảy ra rủi ro không đáng có khi nuôi.
Các mô hình nuôi tôm công nghiệp phổ biến nhất hiện nay
1. Mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính
Đây là mô hình nuôi tôm công nghiệp có vốn đầu tư rất lớn nhưng lại đem lại hiệu quả cao, kiểm soát dịch bệnh tốt, hạn chế ô nhiễm môi trường so với các loại mô hình nuôi tôm khác.
Để có thể áp dụng mô hình nuôi tôm này bạn cần phải xây dựng ao nuôi có diện tích phù hợp, sử dụng nhà kính, lót bạt đáy ao, trang bị hệ thống máy vận hành xử lý nước và cho ăn tự động.
Ngoài ra, bạn cần phải xây dựng khung sắt, phủ màn, xây tường quanh ao nuôi, hệ thống ao phụ như các loại ao lắng, ao xử lý, ao sẵn sàng,… Mô hình giúp việc quản lý môi trường ao nuôi thuận lợi đồng thời chủ động kiểm soát được dịch bệnh trong suốt quá trình nuôi tôm. Mật độ nuôi dao động từ 200 – 3con/m2, tôm thành phẩm có trọng lượng từ 40 – 50 con/kg trong thời gian thu hoạch khoảng 110 ngày.
Lưu ý: Đối với mô hình nuôi tôm công nghệ cao trong nhà kính, cần phải sử dụng chế phẩm sinh học thay vì kháng sinh để quản lý và phòng ngừa dịch bệnh tốt. Bên cạnh đó, còn giúp đem đến nguồn thành phẩm an toàn về chất lượng cho người dân.
2. Mô hình nuôi tôm công nghiệp quảng canh cải tiến
Đối với mô hình nuôi tôm công nghiệp này người nông dân sẽ không tốn quá nhiều vốn đầu tư, đồng thời tiết kiệm được chi phí từ khâu cải tạo ao nuôi, thả giống đến khâu chăm sóc và quản lý ao nuôi. Kỹ thuật nuôi này được áp dụng nhiều ở những nơi mà không cần bơm nước và sục khí thường xuyên.
Mô hình nuôi quảng canh cải tiến đòi hỏi phải xây dựng ao nuôi dạng hình vuông <15.000 m2, diện tích mương chiếm 30% trên tổng diện tích tôm nuôi, độ sâu mực nước > 0,5 m đối với trên trảng và > 1m so với dưới kênh. Ngoài ra, cần phải xây dựng ao lắng và ao xử lý chiếm 10 – 15% diện tích vuông nuôi, mật độ 4-10 con/m2
Thời gian nuôi tôm dao động từ 4 – 5 tháng lâu hơn so với các loại mô hình khác, sản lượng có thể đạt được từ 150 – 500kg/ha/vụ và 1 năm có thể nuôi từ 1 – 2 vụ.
3. Mô hình siêu thâm canh trong hồ nổi
Hiện nay, mô hình nuôi tôm công nghiệp siêu thâm canh đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, đảm bảo an toàn sinh học, hạn chế được mầm bệnh và giảm chi phí quản lý. Trong đó, mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong hồ nổi đang được nhiều bà con lựa chọn.
Việc áp dụng mô hình này theo công nghệ Biofloc sẽ giúp người nuôi quản lý ao nuôi nuôi tôm công nghiệp một cách hiệu quả. Xây dựng 4 hồ nuôi tôm có diện tích 500m2/hồ; 02 hồ gièo với diện tích 100m2/hồ; trang bị hệ thống ao cấp, xử lý nước và dựng từ khung thép phủ bạt HDPE có đáy dạng hình phễu, vách đứng.
Theo đánh giá của các chuyên gia, mô hình nuôi tôm công nghiệp siêu thâm canh trong hồ nổi có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Các loại khí độc trong ao thủy sản sẽ chuyển hóa thành Protein trong sinh khối vi sinh vật dị dưỡng tập hợp thành Biofloc lơ lửng trong nước và trở thành nguồn thức ăn cho tôm nuôi.
- Các chất thải được gom vào chính giữa rất thuận lợi cho việc siphon đáy ao.
- Hồ có diện tích nhỏ nên sử dụng dàn quạt ít, giúp tiết kiệm chi phí, tiền điện và nhân công vận hành hệ thống.
4. Mô hình nuôi tôm công nghiệp bán thâm canh
Mô hình nuôi tôm bán thâm canh không cần vốn đầu tư quá cao chỉ cần chuẩn bị một ao đất từ 1- 5 ha, mật độ thả từ tôm 10 – 30 con/m2, độ sâu trung bình 1 – 2 m và sẽ được thay nước thường xuyên bằng máy bơm.
Thức ăn cho tôm thường là các thực phẩm từ tự nhiên giàu tinh bột và cho ăn 2 – 3 lần/ngày, sản lượng thu được rơi vào khoảng 500 – 2000 kg/ha/vụ. Nếu bà con không có nhiều vốn đầu tư, có thể áp dụng mô hình nuôi tôm bán thâm canh này.
5. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt
Đối với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng cần đảm bảo được nguồn nước ngọt sạch và có kỹ thuật ngọt hóa tôm giống tốt thì mới đem lại năng suất cao. Bạn có thể làm theo 2 cách đó là thả tôm nuôi xuống ao hoặc khoan giếng nước ngầm tại vùng đáy ao nuôi tôm công nghiệp.
Tuy nhiên, việc nuôi tôm thẻ chân trắng nước ngọt không khả thi vì nó ảnh hưởng xấu đến môi trường, nguồn nước. Bên cạnh đó, rất khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh trên tôm thậm chí còn có thêm nhiều bệnh mới không kiểm soát được, trong đó phổ biến nhất là bệnh tôm bị mềm vỏ.
Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khẳng định nếu áp dụng mô hình này sẽ làm ô nhiễm toàn vùng và biến khu vực thành vùng đất chết không thể phát triển được bất kỳ loại thủy sản nào. Trong trường hợp nếu bắt buộc phải phát triển mô hình này thì nên quy hoạch thành vùng nuôi tập trung.
Kỹ thuật chăm sóc tôm trong nhà kính tốt nhất
Tôm rất nhạy cảm với ánh sáng và nhiệt độ cao của mặt trời nên môi trường là yếu tố quan trọng giúp tôm phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt, để nước trong ao không quá nóng gây chết tôm thì bạn cần cung cấp đủ khí oxy và lưới che nắng ao tôm.
Ngoài việc sử dụng bạt trải, lưới nuôi thủy sản thì lưới che nắng cũng vô cùng quan trọng, loại lưới này giúp cắt giảm ánh nắng trực tiếp đến mặt ao hồ nhằm tạo nên nhiệt độ thích hợp cho đời sống của tôm. Vì nước ta thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thiết lập hệ thống lưới che nắng ao tôm là việc làm trực tiếp bảo vệ cho môi trường sống của tôm, ngoài ra còn giảm bớt bụi bẩn và các yếu tố khác ảnh hưởng đến tôm. Một mục đích khác của lưới che nắng là giúp hạn chế sự ảnh hưởng của tảo được phát triển quá nhanh.
Với một số vùng có nhiều gió lớn, với đặc tính mỏng nhẹ của mình, lưới che nắng dệt thoi đôi khi bị rách và cuốn vào quạt trong hồ nuôi, vô tình làm ảnh hưởng đến hồ. Vì vậy, một số hộ nuôi còn thay thế lưới dệt thoi bằng lưới che nắng dệt kim để đem lại khả năng chắn gió vượt bậc hơn.
Ngoài ra gần đây, một tập đoàn nuôi tôm công nghiệp lớn đến từ Thái Lan đã nghiên cứu và triển khai kỹ thuật mới nuôi tôm trong nhà nón làm bằng lưới chống côn trùng để ổn định nhiệt độ và hạn chế nước mưa đang làm ảnh hưởng đến môi trường sống của tôm. Mô hình và đã và đang được nhiều hộ nuôi tôm áp dụng đem lại nhiều kết quả khả quan.
Xem thêm: Trồng rau sạch trong nhà kính – Giải pháp công nghệ 2022
Trên đây là các mô hình nuôi tôm công nghiệp đang được bà con nuôi tôm áp dụng và cho hiệu quả kinh tế cao hiện nay mà chúng tôi tổng hợp được. Tùy vào mức vốn đầu tư mà bạn có thể áp dụng mô hình phù hợp. Hy vọng, mô hình nuôi tôm công nghiệp sẽ phát triển rộng rãi trong tương lai, góp phần thay đổi toàn diện ngành và gia tăng lợi nhuận cho bà con nuôi trồng.