Cách xây dựng nhà trồng kính lan hiệu quả, đúng kỹ thuật
Cách xây dựng nhà trồng kính lan hiệu quả, đúng kỹ thuật
Được đăng bởi admin
Trồng lan ngày nay không còn là thú vui tao nhã nữa mà ở thời điểm hiện tại nó cũng là một hình thức kinh doanh kiếm tiền. Giá trị kinh tế mà những cây lan mang lại rất lớn nên có nhiều người có xu hướng đầu tư nghiêm túc vào mô hình này. Nhưng làm thế nào để xây dựng nhà lưới trồng lan đúng kỹ thuật và đem lại hiệu quả cao? Cùng Hsia Cheng tìm hiểu cách xây dựng nhà kính trồng lan tối ưu hiệu quả hơn trong bài viết dưới đây.
Tại sao nên xây dựng nhà lưới trồng lan?
- Việc trồng lan trong nhà lưới thì sẽ tạo cho cây một môi trường sống tốt vì cây luôn được chăm sóc một cách đặc biệt.
- Dễ dàng kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm bên trong nhà lưới. Bất kỳ loại cây nào được trồng trong nhà lưới đều phát triển rất tốt vì nhiệt độ luôn ổn định.
- Giúp ngăn ngừa các loại sâu bệnh độc hại gây ảnh hưởng đến lan
- Ngăn ngừa các tia nắng độc hại từ mặt trời
- Tạo sự thẩm mỹ và không gian đẹp cho vườn lan
- Bảo vệ cây lan khỏi những tác nhân bên ngoài như gió, bão, bụi bẩn, sương,…
Cách xây dựng nhà kính trồng lan để đạt được kết quả tốt
Các yếu tố về độ ẩm và nhiệt độ luôn là những yếu tố hàng đầu khi muốn xây dựng một vườn lan đạt chuẩn. Mô hình nhà lưới trồng lan đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nói trên.
Hướng giàn lan
Về thi công hướng của giàn lan rất quan trọng vì nó ảnh hưởng và quyết định được lượng ánh sáng và lượng nắng mà cây lan hấp thụ. Bên cạnh đó, bạn nên trang bị các loại lưới chống nắng, bạt chống cỏ hay lưới chắn côn trùng để bảo vệ an toàn tuyệt đối cho cây lan
Sườn giàn lan
Đây là bộ phận quan trọng nhất khi muốn xây dựng nhà kính trồng lan vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cũng như thẩm mỹ cây lan sau này.
- Trụ đứng: Trụ trồng lan phải được xây dựng bằng sắt hoặc bê tông để đảm bảo sự lâu dài của sườn, có nhiều cây xếp vuông góc để tạo sự chắc chắn và giữ vững dáng lan. Cột trụ thường sẽ có chiều cao từ 3-3.5m.
- Gian che nắng: Dùng để che nắng trực tiếp cho cây lan, thường làm bằng lưới che nắng dệt kim Đài Loan để có thể đạt độ bền tốt nhất từ 5-7 năm. Bên cạnh đó, Lưới khá nặng nên có thể đảm bảo về sự bảo vệ loài cây mỏng manh như lan trước ảnh hướng của gió và thời tiết khắc nghiệt.
- Giàn treo lan: Đối với một loài lan như phong lan thì cần phải thi công thêm giàn treo. Đối với loại giàn này thì tốt nhất nên sử dụng các vật liệu bằng thép không gỉ hoặc có thể gác bằng cây tầm vông, tre, trúc hay ống nước nhựa để có thể móc chậu lan và treo lên. Và gian treo nên làm cao lên tầm khoảng 1.8m để khi đi vào chăm sóc lan. Các cây gác phải đặt song song và cách nhau khoảng 30cm trên một cây. Tầm khoảng 6 -7 cây thì nên chừa một lối đi để có thể tiện đường di chuyển và chăm sóc. Khi muốn treo giò lan thì nên treo chậu có cùng loại, cùng kích thước và cùng độ tuổi gieo trồng để có thể dễ dàng chăm sóc và theo dõi tiến độ phát triển của lan.
- Kệ để lan: Nên thiết kế và bố trị một vị trí để dựng kệ để lan. Với độ cao tầm 0.7 – 0.9m là chuẩn. Kệ nên có lỗ vừa bằng chậu để bỏ lan nhằm giảm chi phí xây dựng giàn lan. Bên cạnh đó tối ưu hóa được diện tích chưng lan hơn.
Yêu cầu kỹ thuật cần biết khi xây dựng nhà kính trồng lan là gì?
Để có thể cung cấp cho cây lan một môi trường tốt nhất thì bạn cần phải biết các kỹ thuật cơ bản trong xây dựng nhà kính trồng lan giúp cây lan phát triển trong điều kiện tốt nhất. Để cây lan có thể cho hiệu quả tốt nhất thì bạn cần chú ý một số kỹ thuật xây dựng nhà kính trồng lan.
Sự thông gió
Khi xây dựng nhà kính trồng lan thì ngoài các yếu tố được đặt lên hàng đầu như ánh sáng và nhiệt độ thì sự thông gió và thoáng khí cũng rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tồn tại và phát triển của cây lan. Trong những ngày ấm áp, mặc dù đã được che chắn rất kỹ những nhiệt độ trong nhà kính cũng có thể bị tăng lên nếu không được thông gió. Điều này rất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lan vì nhiều độ không phù hợp. Lan có thể bị hầm nếu không biết cách thông gió.
Và khi xây dựng nhà kính trồng lan bạn cần chú ý các vị trí đặt ống thông gió như trên mái và hai vách của nhà kính thì buộc phải có lỗ thông gió. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về quạt thông gió được thiết kế riêng cho xây dựng nhà kính trồng lan đang được rất nhiều người áp dụng.
Cách bố trí cây khi xây dựng nhà kính trồng lan
Giàn chưng lan phải thật đơn giản và dễ di chuyển để thuận tiện trong quá trình chăm sóc lan. Và cách bố trí và sắp xếp các chậu lạn cần phải phù hợp và tạo thẩm mỹ đẹp cho nhà kính, đối với một số cây có kích thước to nên đặt vị trí thấp hơn những cây còn lại.
Giá đỡ phải được làm từ gỗ hoặc lưới nông nghiệp để nước từ chậu chảy xuống có thể thoát hết ra ngoài tránh tình trạng làm úng lan. Tận dụng tối đa không gian ở trên giá để có thể để được nhiều chậu lan hơn. Với một số loại lan có đặc tính ưa nắng nên treo cao lên trên để có thể hấp thụ toàn bộ ánh nắng mặt trời.
Để tận dụng tối đa không gian hai bên vách nhà kính, bạn nên bó lan vào những đoạn vỏ cây hoặc thân cây rồi treo lơ lửng hai bên vách – nơi gần với hệ thống phun sương.
Lưu ý: Không nên đặt cây quá dày sẽ hạn chế sự sinh trưởng của cây và dáng hoa ra sẽ không còn đẹp.
Tạo độ ẩm bằng cách trồng thêm một số loại cây
Không gian bên dưới giá và giàn thường rất tối và không thể trồng lan nhưng lại là một nơi tuyệt vời cho các loài cây ưa bóng tối như dương xỉ, hồng môn và một số loài khác. Trồng chúng trực tiếp trên chậu hoặc dưới các không gian dưới giá và giàn lan để chúng có thể cung cấp độ ẩm cho lan nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển của lan hơn.
Lưu ý: Một tip cực kỳ quan trọng rằng là phải kiểm tra chúng thường xuyên vì những cây này rất dễ mang mầm bệnh sẽ gây hại cho các chậu lan của bạn.
Thiết lập độ ẩm khi xây dựng nhà kính trồng lan
Để tạo độ ẩm cho cây lan trong nhà kính thì mỗi buổi sáng bạn có thể tưới nước xuống nền để tăng độ ẩm tự nhiên, đặc biệt trong thời tiết nắng nóng bạn nên chú ý tưới nền thường xuyên để tránh lan bị sốc nhiệt. Còn nếu trong thời tiết mát hoặc âm u bạn không cần phải tưới vì có những loài cây khác tạo độ ẩm tự nhiên cho lan, nếu cung cấp độ ẩm quá nhiều cũng làm lan bị tình trạng úng hoặc hư.
Bạn cũng có thể áp dụng phương pháp lắp đặt máy phun sương để giữ độ ẩm ổn định trong xây dựng nhà kính trồng lan. Ngoài ra, việc cung cấp độ ẩm và phun sương như vậy còn có tác dụng xua đuổi những loại côn trùng gây hại.
Tưới nước
Tuy rằng đã phun sương mỗi ngày nhưng bạn cũng phải nên chú trọng đến việc cung cấp đầy đủ lượng nước cho lan. Lan cần một lượng nước nhất định để có thể nuôi rể và ra hoa.
Để việc tưới hoa được được hiệu quả hơn, bạn nên nối một ống phun nước dài vào vòi nước để lượng nước có thể đi đến đầy đủ các cây trong nhà kính giúp bạn có thể hạn chế thời gian đi hết nhà kính để tưới lan.
Lắp đặt hệ thống sưởi ấm khi xây dựng nhà kính trồng lan
Nếu kinh doanh một số loại lan đòi hỏi nhiệt độ ẩm nhiều thì việc sưởi ấm cho cây là một điều rất cần thiết, nhưng bạn cần phải có kỹ thuật sưởi để không gây hại đến sức khỏe cây lan. Khi sử dụng hệ thống sưởi bằng gas thì buộc nhà kính phải có thật nhiều lỗ thông gió vì nếu không khí gas tích tụ sẽ gây hại cho lan và cho cả người chăm sóc. Ngoài cách sưởi ấm bằng gas bạn có thể sưởi ấm bằng nhiều cách khác như dầu lửa, quạt điện,…
Máy sưởi bằng quạt máy sẽ có một ưu điểm đó là giúp lưu chuyển không khí đều khắp nhà kính nhưng lại làm làm cho không khí dễ bị khô, vì vậy bạn cần phải sử dụng máy phun sương thường xuyên.
Trên đây là toàn bộ thông tin tổng hợp mà chúng tôi cung cấp đến các bạn về cách trồng lan trong nhà kính và cách xây dựng nhà kính trồng lan như thế nào cho hiệu quả? Hy vọng, thông qua bài viết này có thể giúp bạn có thêm hiểu biết về cách trồng và chăm sóc lan để đạt được hiệu quả kinh tế nhiều nhất.
Để có thể được tư vấn chính xác và đem lại hiệu quả cao nhất về lâu dài, bạn có thể tìm tới các đơn vị uy tín trong lĩnh vực xây dựng nhà kính, nhà lưới và tìm hiểu thêm cùng những người đã trồng loại cây này hiệu quả, chúc bạn thành công với mô hình trồng lan của mình
Xem thêm: Cần chuẩn bị gì để xây dựng nhà lưới trồng rau đạt hiệu quả?