Hướng dẫn 1 số kỹ thuật trồng cây măng cụt và cách chăm sóc hiệu quả

icon-caledar.svg Hướng dẫn 1 số kỹ thuật trồng cây măng cụt và cách chăm sóc hiệu quả

icon-man-user.svg Được đăng bởi thuong

Cây măng cụt là loại cây trồng được nhiều ở các vùng nhiệt đới và giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế mang lại cho bà con nông dân vô cùng to lớn. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt và cho thu hoạch đạt hiệu quả, chúng ta cần phải biết kỹ thuật trồng cây măng cụt và cách chăm sóc đúng cách. Vì vậy, hãy cùng Apon theo dõi và tích lũy kinh nghiệm vào sổ tay canh tác qua bài viết dưới đây.

Đặc điểm của cây măng cụt

Đặc điểm của cây măng cụt

Cây măng cụt là cây thân gỗ khá to với chiều cao trung bình có thể lên tới 10m. Cây có bộ tán rộng, lá dày thuôn dài có màu xanh sẫm. Quả măng cụt có dạng hình cầu tròn chỉ nhỏ cỡ quả cam, lớp vỏ quả măng cụt thì khá dày và cứng. Khi quả chín quả chuyển sang màu tím sẫm bên ngoài và bên trong là màu đỏ của rượu vang xốp và dày. Ruột của quả măng cụt có màu trắng và chia thành nhiều múi, có vị ngọt thanh và hương thơm đặc trưng.

Hiện nay việc trồng cây măng cụt rất tiềm năng xuất khẩu lớn và mang đến giá trị kinh tế rất cao. Chính vì thế, nhiều địa phương đã khuyến khích bà con canh tác để nâng cao chất lượng cuộc sống và làm giàu. Nếu bạn đang muốn thử canh tác với loại cây trồng đặc biệt này hãy thử trồng theo gợi ý sau.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây măng cụt

1. Tiêu chuẩn chọn giống

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây măng cụt

Thông thường có rất nhiều cách để nhân giống cây măng cụt nhưng phổ biến nhất là gieo hạt hoặc chiết cây. Măng cụt là loại cây ra quả không cần thụ phấn nên khi trồng bằng cây bằng cách gieo hạt sẽ giữ nguyên các đặc tính của cây mẹ. Còn đối với những cây phát triển từ phương pháp chiết cây sẽ cho quả nhỏ và ít hơn. Vì vậy, chúng tôi khuyến khích bạn nên chọn giống từ những cây mọc từ hạt sẽ đảm bảo năng suất và chất lượng của quả hơn. Nếu bạn không muốn mua những cây con có sẵn có thể chọn cách tự gieo hạt và theo dõi quá trình phát triển của chúng. Việc gieo hạt măng cụt rất đơn giản, bạn chỉ cần chọn những hạt măng cụt to và nặng từ quả chín già. Sau đó, đem đi rửa sạch rồi gieo vào bầu đất ẩm trong khoảng 10 ngày là hạt sẽ nảy mầm. Lưu ý, bạn không nên sử dụng hạt lâu ngày rồi mới tiến hành đem gieo bởi lúc này tỷ lệ nảy mầm sẽ không cao và hạt dễ mất sức.

2. Điều kiện sinh trưởng

Điều kiện sinh trưởng

Măng cụt là loại cây có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng phải đảm bảo tầng canh tác dày, giàu hữu cơ và thoát nước tốt. Cây măng cụt không thích hợp trồng trên đất nhiễm mặn hoặc đất mặn. Cây măng cụt phù hợp với độ ẩm cao, lượng mưa nhiều và nhiệt độ trung bình khoảng 25 – 35 độ C. Tuy nhiên cây măng cụt không ưa sáng nên những năm đầu trồng bà con cần sử dụng lưới che nắng để che bóng cho măng cụt.

3. Mật độ khoảng cách

Mật độ khoảng cách

Măng cụt có tán cây lớn, tán lá xum xuê nên tùy theo khu vực trồng mà bà con nên chọn cách trồng thưa hoặc dày. Nhưng để đảm bảo có đủ không gian để phát triển tốt thì mỗi cây nên trồng cây măng cụt cách nhau khoảng 7 – 10m và mật độ trồng khoảng 100 – 200 cây/ha.

4. Cách nhân giống và gieo trồng cây măng cụt

Cách nhân giống và gieo trồng cây măng cụt

Thông thường măng cụt có thể nhân giống bằng hai cách là ghép đọt hoặc gieo hạt. Tuy nhiên phương pháp ghép sẽ không cho hiệu quả cao do tỷ lệ cây con hao hụt lớn, trái nhỏ nhỏ và năng suất cũng ít hơn so với cây trồng cây măng cụt bằng hạt. Vì vậy, nhân giống bằng hạt là cách tốt nhất để cây sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh. Để trồng cây măng cụt bằng hạt bạn nên phơi khô hạt trong khoảng 2 – 3 ngày rồi trộn đất với tro trấu hoặc bột xơ dừa cùng với phân chuồng và cho vào bầu ươm. Đặt hạt măng cụt vào cách nhau khoảng 2 – 3cm và phủ lên một lớp đất mỏng. Sau đó, tưới nước đẫm và để bầu ươm nơi có ánh sáng phù hợp trong trong khoảng 25 – 30 ngày hạt sẽ bắt đầu nảy mầm. Lúc này, bạn có thể chuyển bầu ươm ra khu vực trồng. Lưu ý, khi di chuyển cần phải thực hiện nhẹ nhàng để không làm tổn thương đến bộ rễ.

Xem thêm: Ứng dụng công nghệ nhà màng trong phương pháp nhân giống cây trồng

Hướng dẫn cách chăm sóc cây măng cụt

Cây măng cụt là một loại cây rất thích hợp để canh tác trong những năm gần đây bởi giá trị kinh tế của nó mang lại cho bà con nông dân vô cùng to lớn. Việc chăm sóc cây đòi hỏi sự tận tâm và cẩn thận của người trồng. Dưới đây là một số lời khuyên để bạn có thể chăm sóc cây măng cụt của mình.

1. Làm cỏ, trồng xen

Làm cỏ, trồng xen

Để cây măng cụt phát triển tốt hơn, bạn nên loại bỏ cỏ dại nhằm tạo không gian cho cây sinh trưởng và giảm bớt tỷ lệ cạnh tranh chất dinh dưỡng. Ngoài ra, trồng xen canh thêm một số loại cây ngắn ngày trồng cũng giúp hạn chế cỏ dại và tăng thêm nguồn rau xanh để tạo ra nguồn thu nhập mới.

2. Tưới nước

Tưới nước

Cây măng cụt cần được tưới nước thường xuyên, đặc biệt là trong thời gian đầu khi trồng cây măng cụt, chúng đang ở giai đoạn sinh trưởng và đậu quả. Nếu cây măng cụt trồng ở trong vùng khô hạn hoặc cây khô héo, bạn cần tưới nhiều hơn để giữ đất ẩm. Tuy nhiên, không nên tưới quá nhiều nước để tránh cây bị ngập úng khi trồng cây măng cụt.

3. Bón phân

Tùy vào từng độ tuổi và đường kính tán cũng như tình trạng sức khỏe khi trồng cây măng cụt mà bón phân sao cho đúng và đủ liều lượng. Trung bình cây ở giai đoạn phát triển, mỗi năm bà con cần bón khoảng 5 – 10kg phân chuồng hoai mục. Hoặc bón phân NPK với hàm lượng cụ thể như sau:

  • Măng cụt khoảng 1 tuổi: Bón khoảng 0,5kg phân NPK khoảng 2 – 3 lần/năm.
  • Măng cụt khoảng 2 tuổi: Bón khoảng 1kg
  • Măng cụt khoảng 3 tuổi trở đi: Mỗi năm lượng phân bón tăng lên khoảng 20%.

4. Phòng trừ sâu bệnh

Phòng trừ sâu bệnh

Cây măng cụt có thể bị nhiều loài sâu bệnh khác nhau, như sâu cuốn lá, sâu đục thân và bọ cạp. Để phòng trừ sâu bệnh khi trồng cây măng cụt, bạn có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu, tuy nhiên, bạn nên chọn loại thuốc phù hợp với loại cây và tình trạng sức khỏe của cây măng cụt. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các phương pháp khác như chặt bỏ những cành lá bị nhiễm sâu bệnh hoặc sử dụng lưới chống côn trùng,… để phòng trừ sự tấn công của sâu bệnh.

5. Kỹ thuật tỉa cây măng cụt

Kỹ thuật tỉa cây măng cụt

Đối với trồng cây măng cụt thì việc cắt tỉa cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng tới việc cây ra hoa kết trái. Do đó, lúc cây còn nhỏ bà con cần tỉa bỏ các cành đan chéo nhau, cành vượt để tạo tán cho cây cân đối sau này. Chú ý, bà con không nên tỉa quá nhiều tránh làm cho gốc cây trơ trụi và ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào gốc sẽ gây hại cho việc trồng cây măng cụt.

Thu hoạch

Thu hoạch

Khi thấy quả bắt đầu chuyển sang màu hồng tím thì bạn đã có thể thu hoạch được. Lưu ý, thời điểm thu hoạch sau khi trồng cây măng cụt thích hợp nhất là buổi sáng sớm và cắt từng trái bằng kéo hoặc dao sắc, tránh làm làm hỏng, dập quả.

Trên đây là một số hướng dẫn cơ bản về cách trồng và chăm sóc cây măng cụt. Nếu bạn muốn trồng cây măng cụt này, hãy chuẩn bị thật kỹ và theo dõi cây thường xuyên để cây măng cụt đạt hiệu quả cao nhất.

TAGS: APONhsiachenvnluoidailoanluoichongcontrungmangnhakinhluoichenangbatphudatchongcoluoichancontrungmangpenhakinhmangphunhakinhluoichelanbattrainennhakinhbatdiachongco

Bài viết nổi bật

Cách làm nhà lưới nông nghiệp trồng rau sạch 10 June, 2022

Làm nhà lưới trồng rau đang là xu thế của bà con nông dân từ nông thôn đến thành thị hiện nay. Xây dựng nhà lưới nông nghiệp đơn giản, không tốn quá nhiều chi phí so với những mô hình trồng rau khác. Mô hình nhà lưới trồng rau giúp nông dân đảm bảo […]

Liên kết mạng xã hội:

error: Content is protected !!